“Sóng” HAR, cuộc đua của những phiên trần - sàn
Từ mức 4.200 đồng phiên cuối tháng 6/2017, cổ phiếu HAR tăng một mạch có lúc lên hơn 17.000 đồng/cổ phiếu, với trạng thái giao dịch chủ yếu trần và sàn
Bắt đầu từ tháng 7/2017, giá cổ phiếu HAR của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền có sự tăng trưởng đột biến. Từ mức giá 4.200 đồng/cổ phiếu phiên cuối tháng 6, cổ phiếu HAR đã tăng một mạch có lúc lên hơn 17.000 đồng/cổ phiếu trước khi đóng cửa lập đỉnh trong “cơn sóng” này ở mức 16.400 đồng/cổ phiếu.
Trong hành trình tăng giá này, HAR đã có 22 phiên tăng trần, 2 phiên giảm sàn, 2 phiên tăng quanh mức 3% và 1 phiên giảm đỏ. Tiếp đó, từ phiên 9/8 đến ngày 31/8, cổ phiếu này cũng lập lại “điệp khúc” giảm sàn - tăng trần là chính và có lúc về dưới mệnh giá.
Vốn nghìn tỷ, doanh thu thuần quý 2 chưa tới 5 tỷ
“Cơn sóng” cổ phiếu HAR khiến nhiều nhà đầu tư phải chú ý không chỉ bởi khả năng tăng giá đỉnh điểm hơn 4 lần, mà còn bởi sự hoài nghi về điều gì khiến cổ phiếu này tăng giá.
Báo cáo tài chính quý 2/2017 của HAR cho thấy công ty này đạt doanh thu thuần chưa tới 5 tỷ đồng. Nhờ lãi tiền gửi và chuyển nhượng dự án giúp HAR lãi gần 9 tỷ đồng trong quý 2 và khoảng 4,6 tỷ đồng trong 6 tháng năm 2017 (quý 1 thua lỗ).
Với mức lợi nhuận này - so với vốn điều lệ gần 1.000 tỷ đồng (gần 100 triệu cổ phiếu lưu hành), thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS 6 tháng của HAR mới đạt 48 đồng.
Với kết quả kinh doanh trên, hệ số giá trên thu nhập (P/E) của HAR khiến nhiều nhà đầu tư phải ngạc nhiên, bởi sự đắt đỏ của cổ phiếu này.
Đến cuối quý 2/2017, quy mô tài sản của HAR xấp xỉ 1.188 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cổ đông HAR cũng chưa có ai nắm giữ lượng cổ phiếu trên 5%. Đây là một diễn biến khá đặc biệt ở doanh nghiệp này tính đến cuối quý 2/2017.
Hai thái cực trần - sàn
Trong đợt tăng giá từ đầu tháng 7 tới nay, với hơn 40 phiên giao dịch thì HAR có tới 37 phiên tăng trần hoặc giảm sàn, một diễn biến “lạ” trên thị trường chứng khoán.
Dòng tiền đổ vào HAR cũng có sự thay đổi rõ rệt. Nếu như khi giá cổ phiếu HAR còn quanh mức 4.000 đồng thì giá trị giao dịch quanh mức vài tỷ đồng, nhưng khi tăng mạnh, cổ phiếu này có hôm kiệt thanh khoản, giao dịch dưới 500 triệu đồng. Nhưng khi ở những phiên phân phối, cổ phiếu này đạt giá trị giao dịch tới hơn 60 tỷ đồng.
Kể từ khi ông Nguyễn Gia Bảo lên làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị HAR sau đại hội đồng cổ đông hồi tháng 6 năm nay, doanh nghiệp này đã có hai thương vụ mua bán sáp nhập, bao gồm một dự án bất động sản ở Nha Trang và mua 45% cổ phần tại Công ty Cổ phần Cơ khí Ngân hàng.
Đây được xem là một trong những động lực giúp cổ phiếu HAR tăng giá. Nhưng mấu chốt có lẽ đến từ việc Chủ tịch HAR Nguyễn Gia Bảo mua vào 5 triệu cổ phiếu và tiếp tục đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu tới ngày 13/9 tới.
Bên cạnh đó, Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư KGB cũng mua thêm hơn 5 triệu cổ phiếu 14/8/2017 để nâng tỷ lệ sở hữu lên 7,2% vốn HAR.
Việc lãnh đạo trở thành cổ đông lớn, cũng như xuất hiện cổ nắm trên 5% vốn khác đã góp phần thúc đẩy cổ phiếu HAR tăng giá, đồng thời hút dòng tiền đầu cơ từ các nhà đầu tư khác.
Tuy nhiên, sau khi chạm đỉnh sóng ở mức đóng cửa 16.400 đồng/cổ phiếu, HAR giao dịch theo xu thế đi xuống và đến phiên 31/8 có lúc đã xuống dưới mệnh giá, trước khi đóng cửa mức 10.000 đồng/ cổ phiếu.
Cú đảo chiều từ mức giá trên 17.000 đồng xuống dưới mệnh giá từ ngày 8/8 đến hết tháng 8 là một cú sốc với nhiều nhà đầu tư đua “sóng HAR”, dù các nhân tố của doanh nghiệp này dường như chưa có gì thay đổi so với lúc cổ phiếu tăng giá.
Mặc dù được Chủ tịch Hội đồng Quản trị đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu, nhưng có những phiên cổ phiếu HAR đang giao dịch khá cân bằng, thì phiên ATC có vài chục nghìn cổ phiếu bán ra làm cổ phiếu này giảm sàn. Xu hướng thoái trào của HAR thể hiện rõ với việc thoát cổ phiếu ở giá sàn ngày một nhiều.
Tuy nhiên, trong quá khứ, việc giao dịch của lãnh đạo HAR cũng đã tạo tiền lệ xấu. Cụ thể, cách đây gần 2 năm, ngày 29/10/2014, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 826/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt ông Nguyễn Gia Bảo (khi đó là Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị HAR) số tiền 42,5 triệu đồng do ngày ngày 7/8/2014, ông Bảo âm thầm bán 2,4 triệu cổ phiếu HAR, và 20 ngày sau mới báo cáo kết quả giao dịch.
Thương vụ này khi đó giúp ông Bảo thu về hơn khoảng 24,5 tỷ đồng do thị giá HAR khi bán ở mức quanh 10.200 đồng/cổ phiếu.
Trong hành trình tăng giá này, HAR đã có 22 phiên tăng trần, 2 phiên giảm sàn, 2 phiên tăng quanh mức 3% và 1 phiên giảm đỏ. Tiếp đó, từ phiên 9/8 đến ngày 31/8, cổ phiếu này cũng lập lại “điệp khúc” giảm sàn - tăng trần là chính và có lúc về dưới mệnh giá.
Vốn nghìn tỷ, doanh thu thuần quý 2 chưa tới 5 tỷ
“Cơn sóng” cổ phiếu HAR khiến nhiều nhà đầu tư phải chú ý không chỉ bởi khả năng tăng giá đỉnh điểm hơn 4 lần, mà còn bởi sự hoài nghi về điều gì khiến cổ phiếu này tăng giá.
Báo cáo tài chính quý 2/2017 của HAR cho thấy công ty này đạt doanh thu thuần chưa tới 5 tỷ đồng. Nhờ lãi tiền gửi và chuyển nhượng dự án giúp HAR lãi gần 9 tỷ đồng trong quý 2 và khoảng 4,6 tỷ đồng trong 6 tháng năm 2017 (quý 1 thua lỗ).
Với mức lợi nhuận này - so với vốn điều lệ gần 1.000 tỷ đồng (gần 100 triệu cổ phiếu lưu hành), thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS 6 tháng của HAR mới đạt 48 đồng.
Với kết quả kinh doanh trên, hệ số giá trên thu nhập (P/E) của HAR khiến nhiều nhà đầu tư phải ngạc nhiên, bởi sự đắt đỏ của cổ phiếu này.
Đến cuối quý 2/2017, quy mô tài sản của HAR xấp xỉ 1.188 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cổ đông HAR cũng chưa có ai nắm giữ lượng cổ phiếu trên 5%. Đây là một diễn biến khá đặc biệt ở doanh nghiệp này tính đến cuối quý 2/2017.
Hai thái cực trần - sàn
Trong đợt tăng giá từ đầu tháng 7 tới nay, với hơn 40 phiên giao dịch thì HAR có tới 37 phiên tăng trần hoặc giảm sàn, một diễn biến “lạ” trên thị trường chứng khoán.
Dòng tiền đổ vào HAR cũng có sự thay đổi rõ rệt. Nếu như khi giá cổ phiếu HAR còn quanh mức 4.000 đồng thì giá trị giao dịch quanh mức vài tỷ đồng, nhưng khi tăng mạnh, cổ phiếu này có hôm kiệt thanh khoản, giao dịch dưới 500 triệu đồng. Nhưng khi ở những phiên phân phối, cổ phiếu này đạt giá trị giao dịch tới hơn 60 tỷ đồng.
Kể từ khi ông Nguyễn Gia Bảo lên làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị HAR sau đại hội đồng cổ đông hồi tháng 6 năm nay, doanh nghiệp này đã có hai thương vụ mua bán sáp nhập, bao gồm một dự án bất động sản ở Nha Trang và mua 45% cổ phần tại Công ty Cổ phần Cơ khí Ngân hàng.
Đây được xem là một trong những động lực giúp cổ phiếu HAR tăng giá. Nhưng mấu chốt có lẽ đến từ việc Chủ tịch HAR Nguyễn Gia Bảo mua vào 5 triệu cổ phiếu và tiếp tục đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu tới ngày 13/9 tới.
Bên cạnh đó, Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư KGB cũng mua thêm hơn 5 triệu cổ phiếu 14/8/2017 để nâng tỷ lệ sở hữu lên 7,2% vốn HAR.
Việc lãnh đạo trở thành cổ đông lớn, cũng như xuất hiện cổ nắm trên 5% vốn khác đã góp phần thúc đẩy cổ phiếu HAR tăng giá, đồng thời hút dòng tiền đầu cơ từ các nhà đầu tư khác.
Tuy nhiên, sau khi chạm đỉnh sóng ở mức đóng cửa 16.400 đồng/cổ phiếu, HAR giao dịch theo xu thế đi xuống và đến phiên 31/8 có lúc đã xuống dưới mệnh giá, trước khi đóng cửa mức 10.000 đồng/ cổ phiếu.
Cú đảo chiều từ mức giá trên 17.000 đồng xuống dưới mệnh giá từ ngày 8/8 đến hết tháng 8 là một cú sốc với nhiều nhà đầu tư đua “sóng HAR”, dù các nhân tố của doanh nghiệp này dường như chưa có gì thay đổi so với lúc cổ phiếu tăng giá.
Mặc dù được Chủ tịch Hội đồng Quản trị đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu, nhưng có những phiên cổ phiếu HAR đang giao dịch khá cân bằng, thì phiên ATC có vài chục nghìn cổ phiếu bán ra làm cổ phiếu này giảm sàn. Xu hướng thoái trào của HAR thể hiện rõ với việc thoát cổ phiếu ở giá sàn ngày một nhiều.
Tuy nhiên, trong quá khứ, việc giao dịch của lãnh đạo HAR cũng đã tạo tiền lệ xấu. Cụ thể, cách đây gần 2 năm, ngày 29/10/2014, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 826/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt ông Nguyễn Gia Bảo (khi đó là Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị HAR) số tiền 42,5 triệu đồng do ngày ngày 7/8/2014, ông Bảo âm thầm bán 2,4 triệu cổ phiếu HAR, và 20 ngày sau mới báo cáo kết quả giao dịch.
Thương vụ này khi đó giúp ông Bảo thu về hơn khoảng 24,5 tỷ đồng do thị giá HAR khi bán ở mức quanh 10.200 đồng/cổ phiếu.