Chuyển đổi sang hệ thống chiếu sáng xanh, trong đó đổi mới công nghệ chiếu sáng trong nhà máy là một trong những giải pháp nhanh và hiệu quả nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành dệt may Việt Nam...
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, đòi hỏi các quốc gia, trong đó có Việt Nam cần chuyển đổi sớm, dù con đường này sẽ có nhiều thách thức...
Hằng năm, trên thế giới, có tới 300 triệu tấn rác thải nhựa bị thải ra môi trường. Riêng ở Việt Nam, trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, phần lớn trong số đó là có túi nylon. Trung bình, mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng khoảng một kg túi nylon mỗi tháng. Hơn 80% trong số đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần…
11 dự án được chọn đều có tiềm năng mang lại lợi ích cho các cộng đồng trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Các dự án này đang tìm kiếm nguồn đầu tư tổng cộng 436 triệu USD...
Phát triển kinh tế tuần hoàn cũng là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với Việt Nam. Việc tiếp cận các giải pháp tiết giảm, tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa, đồng thời xây dựng một cộng đồng chung có trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên biển cho thế hệ tương lai là đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay...
Dù Việt Nam chưa vận hành thị trường tín chỉ carbon chính thức nhưng hàng trăm dự án tín chỉ carbon theo các tiêu chuẩn quốc tế độc lập đang tấp nập triển khai. Không chỉ dễ dàng sớm đạt mục tiêu tham vọng về giảm phát thải khí nhà kính, việc sớm vận hành thị trường tín chỉ carbon sẽ đem lại nguồn tài chính lớn hàng tỷ USD để tiếp tục vận hành, phát triển các dự án tiềm năng...
Phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh đang là hướng đi được nhiều quốc gia lựa chọn nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn lấy ý kiến rộng rãi các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp...
Nhiều sáng kiến hướng đến kinh tế tuần hoàn, giải quyết vấn đề mang tính toàn cầu đang được nhiều doanh nghiệp chung tay hợp tác và ghi dấu những thành quả ban đầu. Để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn, nhiều ngân hàng tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó, VietinBank dành tới 40% danh mục cho vay tài trợ cho những lĩnh vực tiềm năng...
Với kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn và thông tư gần nhất của chính phủ về thị trường giao dịch carbon, mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam sẽ sớm thành hiện thực. Đây cũng sẽ là thế mạnh cạnh tranh, tạo nên sự khác biệt của Việt Nam trên bản đồ kinh tế toàn cầu...
Kinh tế tuần hoàn là cách tiếp cận phù hợp và thực tiễn để giúp nhân loại giải quyết được những thách thức đang đặt ra và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, kinh tế tuần hoàn chỉ có thể thành hiện thực khi có sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân…
Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023 với chủ đề: Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Kinh tế tuần hoàn” diễn ra vào sáng ngày 16/11/2023...
Cơ chế khuyến khích việc thay đổi tư duy sản xuất, chuyển hướng tiêu dùng theo hướng tuần hoàn đang được nghiên cứu, giải pháp khơi thông nguồn lực tài chính từ thuế carbon, tín dụng xanh, trái phiếu xanh cũng đang được tính toán. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể yên tâm thử nghiệm các sáng kiến kinh tế tuần hoàn...
Ngày 16/11/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023 với chủ đề: "Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Kinh tế tuần hoàn”...
Là đơn vị hỗ trợ xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tham gia với các doanh nghiệp địa phương, cộng đồng và các đối tác quốc tế để thúc đẩy thực hành kinh tế tuần hoàn, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã và đang có nhiều sáng kiến và khuyến nghị cho Việt Nam. Trước thềm Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn năm 2023, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy đã có cuộc trao đổi với bà Ramla Khalidi, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, xung quanh câu chuyện các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn để thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì mục tiêu phát triển bền vững.
Thực hiện kinh tế tuần hoàn là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, cải thiện năng suất lao động, tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng mới, hiệu quả cao, hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện các cam kết về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, trung hòa carbon và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050...
Ứng phó với biến đổi khí hậu đã chuyển sang một giai đoạn mới, đòi hỏi Việt Nam phải tham gia sâu và thực chất vào nỗ lực chung của toàn cầu. Cũng tại COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050...