Thành lập công ty thương mại để bình ổn giá đường?
Hiệp hội mía đường lấy ý kiến về việc thành lập Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Mía đường Việt Nam
Nhà máy thiếu vốn để sản xuất, khi nguồn cung đường dồi dào giá lại giảm, thương nhân không muốn mua vào… Trên thị trường thì luôn tồn tại sự chênh lệch giá khá lớn giữa nhà máy và nhà phân phối.
Trước thực tế này, Hiệp hội Mía đường Việt Nam kỳ vọng việc thành lập Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Mía đường Việt Nam sẽ góp phần bình ổn giá đường trong nước. Và dự thảo điều lệ của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Mía đường Việt Nam đang được Hiệp hội đưa ra lấy ý kiến góp ý của các thành viên.
Theo đó, mục tiêu của công ty này là thực hiện chức năng bình ổn giá đường trong nước; huy động và sử dụng vốn hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và dịch vụ theo chức năng nhằm mục tiêu tạo lợi nhuận; tạo việc làm ổn định, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao đời sống của người lao động trong đơn vị; bảo đảm lợi ích của cổ đông…
Phạm vi hoạt động của công ty là kinh doanh đường và các sản phẩm ngành mía đường; thực hiện chức năng tạm trữ tham gia bình ổn thị trường đường trong nước; kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm ngành mía đường, các loại vật tư thiết bị, phụ tùng… phục vụ cho sản xuất và trồng mía.
Công ty có vốn điều lệ là 100 tỷ đồng, chia thành 10 triệu cổ phần. Mỗi cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng. Toàn bộ cổ phần do công ty phát hành lần đầu là cổ phần phổ thông, mỗi cổ phần có một giá trị biểu quyết.
Sau 5 năm hoạt động ổn định, công ty có thể phát hành cổ phần ra bên ngoài các công ty, nhà máy đường nhưng đây là loại cổ phần ưu đãi về cổ tức, người sở hữu không có quyền ứng cử, bầu cử, biểu quyết.
Cổ đông sáng lập là đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam, các công ty, các nhà máy đường có sản lượng trên 30.000 tấn/năm (theo số liệu tổng kết vụ 2010/2011 là 14 nhà máy gồm cả 5 nhà máy có vốn nước ngoài và Hiệp hội là 15). Các cổ đông sáng lập này phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần được quyền chào bán.
Trao đổi với VnEconomy, bà Phạm Thị Sum, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà cho biết, trên thực tế ý định về việc thành lập một công ty cổ phần thương mại như trên đã được Hiệp hội Mía đường “thai nghén” từ nhiều năm trước, nhưng vẫn chưa triển khai được.
Điều này cũng đã được xác nhận bởi nguyên Tổng thư ký của Hiệp hội này là ông Hà Hữu Phái.
Nhưng theo quan điểm của bà Sum thì việc thành lập công ty này là không cần thiết vì các nhà máy chỉ nên lo sản xuất còn việc phân phối nên để các doanh nghiệp khác đảm nhiệm. “Nếu tất cả các ngành của nền kinh tế đều thành lập hệ thống phân phối của riêng mình thì không chỉ dẫn tới tình trạng lộn xộn mà còn kém hiệu quả do phải trả cho các chi phí không đáng có”, bà Sum nhận định.
Thêm nữa, giá đường trên thị trường nên để quy luật cung cầu quyết định trên cơ sở đảm bảo lợi ích của cả người trồng mía, nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nếu chỉ cần lệch về bên nào một chút lập tức sẽ xảy ra sự mất ổn định trong ngành.
Với quan điểm đồng tình về việc thành lập công ty, bà Bùi Thị Quy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Phát lại nhìn nhận khi công ty cổ phần mía đường được thành lập, các nhà máy đường sẽ chỉ lo khâu sản xuất sau đó gửi sản phẩm của mình vào đây để đơn vị này lo việc tiêu thụ.
Trong trường hợp nguồn cung dồi dào công ty sẽ thực hiện việc tạm trữ và xin cơ chế hỗ trợ để thực hiện việc này. Như vậy, việc thành lập công ty sẽ không chỉ có tác động tích cực đối với các doanh nghiệp mà còn góp phần đáng kể vào việc bình ổn giá cả trên thị trường.
Ngoài ra, công ty này còn đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ vốn để sản xuất cho các doanh nghiệp thành viên khi gặp khó khăn. Điều này sẽ giúp cung cầu trên thị trường ổn định mà còn hạn chế được việc đường lậu ồ ạt tràn vào nước ta.
Song để đảm bảo tính khách quan và công bằng "Công ty cần phải được thành lập và điều hành bởi những người có đủ đức đủ tài, đủ công tâm chứ không phải là do các đơn vị có sản lượng lớn trong ngành hiện nay”, bà Quy thẳng thắn góp ý.
Trước thực tế này, Hiệp hội Mía đường Việt Nam kỳ vọng việc thành lập Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Mía đường Việt Nam sẽ góp phần bình ổn giá đường trong nước. Và dự thảo điều lệ của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Mía đường Việt Nam đang được Hiệp hội đưa ra lấy ý kiến góp ý của các thành viên.
Theo đó, mục tiêu của công ty này là thực hiện chức năng bình ổn giá đường trong nước; huy động và sử dụng vốn hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và dịch vụ theo chức năng nhằm mục tiêu tạo lợi nhuận; tạo việc làm ổn định, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao đời sống của người lao động trong đơn vị; bảo đảm lợi ích của cổ đông…
Phạm vi hoạt động của công ty là kinh doanh đường và các sản phẩm ngành mía đường; thực hiện chức năng tạm trữ tham gia bình ổn thị trường đường trong nước; kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm ngành mía đường, các loại vật tư thiết bị, phụ tùng… phục vụ cho sản xuất và trồng mía.
Công ty có vốn điều lệ là 100 tỷ đồng, chia thành 10 triệu cổ phần. Mỗi cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng. Toàn bộ cổ phần do công ty phát hành lần đầu là cổ phần phổ thông, mỗi cổ phần có một giá trị biểu quyết.
Sau 5 năm hoạt động ổn định, công ty có thể phát hành cổ phần ra bên ngoài các công ty, nhà máy đường nhưng đây là loại cổ phần ưu đãi về cổ tức, người sở hữu không có quyền ứng cử, bầu cử, biểu quyết.
Cổ đông sáng lập là đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam, các công ty, các nhà máy đường có sản lượng trên 30.000 tấn/năm (theo số liệu tổng kết vụ 2010/2011 là 14 nhà máy gồm cả 5 nhà máy có vốn nước ngoài và Hiệp hội là 15). Các cổ đông sáng lập này phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần được quyền chào bán.
Trao đổi với VnEconomy, bà Phạm Thị Sum, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà cho biết, trên thực tế ý định về việc thành lập một công ty cổ phần thương mại như trên đã được Hiệp hội Mía đường “thai nghén” từ nhiều năm trước, nhưng vẫn chưa triển khai được.
Điều này cũng đã được xác nhận bởi nguyên Tổng thư ký của Hiệp hội này là ông Hà Hữu Phái.
Nhưng theo quan điểm của bà Sum thì việc thành lập công ty này là không cần thiết vì các nhà máy chỉ nên lo sản xuất còn việc phân phối nên để các doanh nghiệp khác đảm nhiệm. “Nếu tất cả các ngành của nền kinh tế đều thành lập hệ thống phân phối của riêng mình thì không chỉ dẫn tới tình trạng lộn xộn mà còn kém hiệu quả do phải trả cho các chi phí không đáng có”, bà Sum nhận định.
Thêm nữa, giá đường trên thị trường nên để quy luật cung cầu quyết định trên cơ sở đảm bảo lợi ích của cả người trồng mía, nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nếu chỉ cần lệch về bên nào một chút lập tức sẽ xảy ra sự mất ổn định trong ngành.
Với quan điểm đồng tình về việc thành lập công ty, bà Bùi Thị Quy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Phát lại nhìn nhận khi công ty cổ phần mía đường được thành lập, các nhà máy đường sẽ chỉ lo khâu sản xuất sau đó gửi sản phẩm của mình vào đây để đơn vị này lo việc tiêu thụ.
Trong trường hợp nguồn cung dồi dào công ty sẽ thực hiện việc tạm trữ và xin cơ chế hỗ trợ để thực hiện việc này. Như vậy, việc thành lập công ty sẽ không chỉ có tác động tích cực đối với các doanh nghiệp mà còn góp phần đáng kể vào việc bình ổn giá cả trên thị trường.
Ngoài ra, công ty này còn đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ vốn để sản xuất cho các doanh nghiệp thành viên khi gặp khó khăn. Điều này sẽ giúp cung cầu trên thị trường ổn định mà còn hạn chế được việc đường lậu ồ ạt tràn vào nước ta.
Song để đảm bảo tính khách quan và công bằng "Công ty cần phải được thành lập và điều hành bởi những người có đủ đức đủ tài, đủ công tâm chứ không phải là do các đơn vị có sản lượng lớn trong ngành hiện nay”, bà Quy thẳng thắn góp ý.