Tổ chức có thể được góp vốn thành lập doanh nghiệp kiểm toán
Đa số ý kiến trong thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí cho phép tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp kiểm toán
Chiều 16/9, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật Kiểm toán độc lập.
Theo đánh giá của Chính phủ, sau 19 năm hoạt động, kiểm toán độc lập đã phát triển nhanh về số lượng và quy mô. Đến tháng 6/2010 cả nước đã có 162 doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán với trên 6.700 người làm việc. Hầu hết các dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng được tín nhiệm.
Tuy nhiên, pháp luật về kiểm toán độc lập chưa hoàn chỉnh, năng lực quản lý Nhà nước về kiểm toán độc lập còn hạn chế do thiếu cơ sở pháp lý, quy trình công nghệ quản lý chưa cao. Việc ban hành luật sẽ tạo ra một khung pháp lý cao nhất về kiểm toán độc lập, tạo điều kiện cho dịch vụ kiểm toán phát triển.
Dự án Luật Kiểm toán độc lập gồm 7 chương với 69 điều, quy định các vấn đề về nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hành nghề kiểm toán độc lập; quyền, nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán và đơn vị được kiểm toán; hoạt động hành nghề kiểm toán độc lập.
Đối với các loại hình doanh nghiệp kiểm toán dự thảo luật quy định chỉ được thành lập doanh nghiệp kiểm toán dưới các hình thức công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên; công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, hiện nay, một số doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức công ty TNHH một thành viên. Vì vậy, thường trực ủy ban đề nghị bổ sung quy định liên quan đến các doanh nghiệp này để đảm bảo tính nhất quán trong chính sách pháp luật của Việt Nam về đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam sau khi dự thảo luật này được thông qua và có hiệu lực chỉ được lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp như quy định tại dự thảo luật.
Có ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị không nên cho phép thành viên là tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp kiểm toán vì doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp có tính chất đặc thù không yêu cầu nhiều về vốn và cơ sở vật chất mà chủ yếu là nguồn nhân lực - các kiểm toán viên và các kiểm toán viên hành nghề có chuyên môn cao.
Mặc khác, việc cho phép các thành viên là tổ chức góp vốn để thành lập doanh nghiệp kiểm toán rất dễ dẫn đến việc các tổ chức này lợi dụng doanh nghiệp kiểm toán do mình thành lập để tiến hành kiểm toán các công ty con hoặc các dự án có liên quan.
Đa số ý kiến trong thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí với quy định của dự luật, cho phép tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp kiểm toán. Vì thị trường dịch vụ kiểm toán của Việt Nam còn non trẻ, trong điều kiện lực lượng kiểm toán viên ở Việt Nam còn chưa nhiều, khả năng thu hút nhà đầu tư là thể nhân tham gia thành lập loại hình doanh nghiệp này là chưa cao.
Do đó nếu không cho phép pháp nhân tham gia thành lập doanh nghiệp sẽ hạn chế khả năng phát triển loại hình doanh nghiệp này. Hơn nữa, dự thảo luật đã quy định rõ các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị rõ trường hợp doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài muốn hoạt động tại Việt Nam trong khuôn khổ các cam kết thương mại quốc tế vì hiện nay dự thảo luật quy định doanh nghiệp kiểm toán không được quyền góp vốn để thành lập công ty TNHH kiểm toán.
Về điều kiện thành lập, dự luật quy định doanh nghiệp kiểm toán khi thành lập phải có ít nhất 5 kiểm toán viên đã có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ 36 tháng trở lên (bao gồm cả giám đốc hoặc tổng giám đốc).
Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị quy định theo hướng giảm bớt số lượng kiểm toán viên hành nghề cần có khi thành lập doanh nghiệp kiểm toán. Bởi đặc thù của nền kinh tế Việt Nam có số lượng doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn nên cần có doanh nghiệp kiểm toán quy mô tương ứng để cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp này.
Luật Kiểm toán độc lập dự kiến sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2012 và dự thảo luật sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp cuối năm nay.
Theo đánh giá của Chính phủ, sau 19 năm hoạt động, kiểm toán độc lập đã phát triển nhanh về số lượng và quy mô. Đến tháng 6/2010 cả nước đã có 162 doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán với trên 6.700 người làm việc. Hầu hết các dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng được tín nhiệm.
Tuy nhiên, pháp luật về kiểm toán độc lập chưa hoàn chỉnh, năng lực quản lý Nhà nước về kiểm toán độc lập còn hạn chế do thiếu cơ sở pháp lý, quy trình công nghệ quản lý chưa cao. Việc ban hành luật sẽ tạo ra một khung pháp lý cao nhất về kiểm toán độc lập, tạo điều kiện cho dịch vụ kiểm toán phát triển.
Dự án Luật Kiểm toán độc lập gồm 7 chương với 69 điều, quy định các vấn đề về nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hành nghề kiểm toán độc lập; quyền, nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán và đơn vị được kiểm toán; hoạt động hành nghề kiểm toán độc lập.
Đối với các loại hình doanh nghiệp kiểm toán dự thảo luật quy định chỉ được thành lập doanh nghiệp kiểm toán dưới các hình thức công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên; công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, hiện nay, một số doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức công ty TNHH một thành viên. Vì vậy, thường trực ủy ban đề nghị bổ sung quy định liên quan đến các doanh nghiệp này để đảm bảo tính nhất quán trong chính sách pháp luật của Việt Nam về đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam sau khi dự thảo luật này được thông qua và có hiệu lực chỉ được lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp như quy định tại dự thảo luật.
Có ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị không nên cho phép thành viên là tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp kiểm toán vì doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp có tính chất đặc thù không yêu cầu nhiều về vốn và cơ sở vật chất mà chủ yếu là nguồn nhân lực - các kiểm toán viên và các kiểm toán viên hành nghề có chuyên môn cao.
Mặc khác, việc cho phép các thành viên là tổ chức góp vốn để thành lập doanh nghiệp kiểm toán rất dễ dẫn đến việc các tổ chức này lợi dụng doanh nghiệp kiểm toán do mình thành lập để tiến hành kiểm toán các công ty con hoặc các dự án có liên quan.
Đa số ý kiến trong thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí với quy định của dự luật, cho phép tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp kiểm toán. Vì thị trường dịch vụ kiểm toán của Việt Nam còn non trẻ, trong điều kiện lực lượng kiểm toán viên ở Việt Nam còn chưa nhiều, khả năng thu hút nhà đầu tư là thể nhân tham gia thành lập loại hình doanh nghiệp này là chưa cao.
Do đó nếu không cho phép pháp nhân tham gia thành lập doanh nghiệp sẽ hạn chế khả năng phát triển loại hình doanh nghiệp này. Hơn nữa, dự thảo luật đã quy định rõ các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị rõ trường hợp doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài muốn hoạt động tại Việt Nam trong khuôn khổ các cam kết thương mại quốc tế vì hiện nay dự thảo luật quy định doanh nghiệp kiểm toán không được quyền góp vốn để thành lập công ty TNHH kiểm toán.
Về điều kiện thành lập, dự luật quy định doanh nghiệp kiểm toán khi thành lập phải có ít nhất 5 kiểm toán viên đã có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ 36 tháng trở lên (bao gồm cả giám đốc hoặc tổng giám đốc).
Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị quy định theo hướng giảm bớt số lượng kiểm toán viên hành nghề cần có khi thành lập doanh nghiệp kiểm toán. Bởi đặc thù của nền kinh tế Việt Nam có số lượng doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn nên cần có doanh nghiệp kiểm toán quy mô tương ứng để cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp này.
Luật Kiểm toán độc lập dự kiến sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2012 và dự thảo luật sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp cuối năm nay.