Dự luật Kiểm toán độc lập: Có làm khó doanh nghiệp?
Dự thảo Luật Kiểm toán độc lập vẫn còn không ít điều khoản chưa tạo được sự đồng thuận của chính những người trong cuộc
Dù đã được trình Chính phủ xem xét, song đến nay dự thảo Luật Kiểm toán độc lập vẫn còn không ít điều khoản chưa tạo được sự đồng thuận của chính những người trong cuộc.
Việc ban hành Luật Kiểm toán độc lập là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, kỳ vọng của không ít người là sự ra đời của luật phải tạo nên một bước ngoặt, giúp cho hoạt động kiểm toán độc lập thực sự thuận lợi và hiệu quả hơn, chứ không phải là gây nên những phiền toái không đáng có cho doanh nghiệp.
Từ chuyện “khoanh vùng”
Tại hội thảo lấy ý kiến cho dự luật trên do Văn phòng chính phủ tổ chức ngày 8/4, các nhà khoa học, doanh nghiệp kiểm toán lẫn đối tượng kiểm toán đều cho rằng, để nâng tính điều chỉnh và sát với thực tế, bất kỳ luật nào cũng đều hướng đến một đối tượng điều chỉnh riêng.
Tuy nhiên, nếu chỉ vì mục đích trên mà luật lại “khoanh vùng” một cách bó hẹp quá sẽ tạo nên bất hợp lý cũng như là khó khăn cho chính đối tượng điều chỉnh.
Luật gia Vũ Xuân Tiền (Hội Luật gia Việt Nam) cho rằng, dự luật quy định, những kiểm toán viên đang làm việc tại các công ty kiểm toán mới được gọi là “kiểm toán viên hành nghề” là thiếu công bằng và không thực tế.
Lý do là bởi, “hành nghề” là từ dùng để chỉ những người đang làm công việc thuộc về nghề nghiệp để sinh sống và thực tế là họ đang sống bằng nghề đấy.
Do đó, nếu theo dự thảo luật, những người có chứng chỉ kiểm toán viên nhưng đang làm việc tại bộ phận kiểm toán nội bộ của một ngân hàng thương mại hay công ty cổ phần đại chúng mà không được cho là đang hành nghề là không hợp lý.
“Kiểm toán viên hành nghề là những người có chứng chỉ kiểm toán viên và đang làm nghề kiểm toán”, ông Tiền kiến nghị.
Trong khi đó, Phó chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, ông Bùi Văn Mai lại cho rằng, nếu quy định kiểm toán viên chỉ được hành nghề trong doanh nghiệp kiểm toán mà không được hành nghề kiểm toán cá nhân là chưa hợp lý bởi theo quy định, quy mô của doanh nghiệp kiểm toán sẽ phải tăng gấp đôi trong thời gian tới.
Điều đó đồng nghĩa với chi phí cho một cuộc kiểm toán cũng sẽ rất lớn. Do đó, nếu không cho phép hành nghề cá nhân sẽ gây khó khăn về tài chính cho rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khi cần tiến hành kiểm toán.
Bên cạnh đó, chuyện khoanh vùng bằng cấp của kiểm toán viên cũng cần được xem xét lại. Theo ông Phạm Quốc Hưng, Phó tổng giám đốc Công ty Kiểm toán Nexia, việc quy định bằng cấp trong dự luật không nên giới hạn trong khối ngành kinh tế, bởi hiện Việt Nam đang thiếu trầm trọng nhân lực cho ngành kiểm toán. Việc hạn chế như trên sẽ không tạo điều kiện để phát triển số lượng kiểm toán viên.
“Hiện xu hướng chung của thế giới là không phân biệt tốt nghiệp đại học chuyên ngành nào, miễn là cá nhân đó qua được kỳ thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên”, ông Hưng cho biết.
Đến câu chuyện trách nhiệm
Một nội dung cũng gây ra không ít tranh luận, đó là những doanh nghiệp nào cần phải đưa vào diện kiểm toán độc lập bắt buộc hay trách nhiệm của các bên liên quan đối với một báo cáo tài chính đã được kiểm toán như thế nào...
Luật gia Vũ Xuân Tiền cho rằng, dự luật chỉ quy định “cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền và cá nhân khác khi sử dụng báo cáo kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định sử dụng báo cáo kiểm toán của mình” là chưa hợp lý.
Theo ông, quy định như trên là nhằm né tránh trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán, bởi một báo cáo kiểm toán tài chính của một công ty cổ phần đại chúng được công bố công khai, các nhà đầu tư có quyền sử dụng báo cáo kiểm toán này để quyết định mua cổ phiếu của công ty đó. Song, do báo cáo kiểm toán có những số liệu sai sự thật và gây hậu quả cho nhà đầu tư thì ai chịu trách nhiệm trước pháp luật?
Trong khi đó, dự luật quy định “Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán trước khi công khai tài chính” chỉ mang tính “khẩu hiệu”.
Theo ông Tiền, nếu chỉ “khuyến khích” đơn thuần (mà không có ưu đãi nhất định) thì rất khó để điều khoản trên được thực thi nếu như nó không đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm toán độc lập, ông Tiền cho rằng, không nên ban hành điều khoản “Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động”, bởi trên thực tế, nếu doanh nghiệp dịch vụ kiểm toán độc lập vi phạm pháp luật trong quá trình kinh doanh thì người “cho phép” cũng không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hơn nữa, khác với các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, doanh nghiệp kiểm toán không chỉ cung ứng dịch vụ kiểm toán mà còn được phép kinh doanh các lĩnh vực khác như dịch vụ tin học, tư vấn về nguồn nhân lực, đào tạo ngắn hạn về quản trị kinh doanh… Những lĩnh vực kinh doanh đó không thuộc sự quản lý về chuyên môn của Bộ Tài chính.
Do đó, quy định “giấy phép thành lập và hoạt động” đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là không hợp lý, vì hiện Luật Doanh nghiệp đã có quy định chi tiết việc đăng ký kinh doanh, trong đó mục tiêu là hương đến xóa bỏ cơ chế xin - cho.
“Việc quy định điều khoản trên sẽ vô tình khiến cho tình trạng luật chuyên ngành tiếp tục “gặm nhấm” và làm vô hiệu Luật Doanh nghiệp”, ông Tiền nói. Kiến nghị được đưa ra là chỉ nên để doanh nghiệp kiểm toán “đăng ký kinh doanh” chứ không nên “cấp phép”.
Đáp lại những băn khoăn trên, Vụ trưởng Vụ Pháp luật - Văn phòng Chính phủ Bùi Ngọc Nhuần cho hay, những ý kiến trên không phải là không có cơ sở, luật không thể “thỏa mãn” cho tất cả các ý kiến.
Theo ông Nhuần, luật ra đời cần phải có một “trường đời” nhất định nên không thế áp dụng ngay thực tế của thế giới được. Tuy nhiên, ông cho biết, đối với một số điều khoản góp ý, nếu thấy hợp lý, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét sửa đổi bổ sung, thông qua.
Việc ban hành Luật Kiểm toán độc lập là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, kỳ vọng của không ít người là sự ra đời của luật phải tạo nên một bước ngoặt, giúp cho hoạt động kiểm toán độc lập thực sự thuận lợi và hiệu quả hơn, chứ không phải là gây nên những phiền toái không đáng có cho doanh nghiệp.
Từ chuyện “khoanh vùng”
Tại hội thảo lấy ý kiến cho dự luật trên do Văn phòng chính phủ tổ chức ngày 8/4, các nhà khoa học, doanh nghiệp kiểm toán lẫn đối tượng kiểm toán đều cho rằng, để nâng tính điều chỉnh và sát với thực tế, bất kỳ luật nào cũng đều hướng đến một đối tượng điều chỉnh riêng.
Tuy nhiên, nếu chỉ vì mục đích trên mà luật lại “khoanh vùng” một cách bó hẹp quá sẽ tạo nên bất hợp lý cũng như là khó khăn cho chính đối tượng điều chỉnh.
Luật gia Vũ Xuân Tiền (Hội Luật gia Việt Nam) cho rằng, dự luật quy định, những kiểm toán viên đang làm việc tại các công ty kiểm toán mới được gọi là “kiểm toán viên hành nghề” là thiếu công bằng và không thực tế.
Lý do là bởi, “hành nghề” là từ dùng để chỉ những người đang làm công việc thuộc về nghề nghiệp để sinh sống và thực tế là họ đang sống bằng nghề đấy.
Do đó, nếu theo dự thảo luật, những người có chứng chỉ kiểm toán viên nhưng đang làm việc tại bộ phận kiểm toán nội bộ của một ngân hàng thương mại hay công ty cổ phần đại chúng mà không được cho là đang hành nghề là không hợp lý.
“Kiểm toán viên hành nghề là những người có chứng chỉ kiểm toán viên và đang làm nghề kiểm toán”, ông Tiền kiến nghị.
Trong khi đó, Phó chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, ông Bùi Văn Mai lại cho rằng, nếu quy định kiểm toán viên chỉ được hành nghề trong doanh nghiệp kiểm toán mà không được hành nghề kiểm toán cá nhân là chưa hợp lý bởi theo quy định, quy mô của doanh nghiệp kiểm toán sẽ phải tăng gấp đôi trong thời gian tới.
Điều đó đồng nghĩa với chi phí cho một cuộc kiểm toán cũng sẽ rất lớn. Do đó, nếu không cho phép hành nghề cá nhân sẽ gây khó khăn về tài chính cho rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khi cần tiến hành kiểm toán.
Bên cạnh đó, chuyện khoanh vùng bằng cấp của kiểm toán viên cũng cần được xem xét lại. Theo ông Phạm Quốc Hưng, Phó tổng giám đốc Công ty Kiểm toán Nexia, việc quy định bằng cấp trong dự luật không nên giới hạn trong khối ngành kinh tế, bởi hiện Việt Nam đang thiếu trầm trọng nhân lực cho ngành kiểm toán. Việc hạn chế như trên sẽ không tạo điều kiện để phát triển số lượng kiểm toán viên.
“Hiện xu hướng chung của thế giới là không phân biệt tốt nghiệp đại học chuyên ngành nào, miễn là cá nhân đó qua được kỳ thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên”, ông Hưng cho biết.
Đến câu chuyện trách nhiệm
Một nội dung cũng gây ra không ít tranh luận, đó là những doanh nghiệp nào cần phải đưa vào diện kiểm toán độc lập bắt buộc hay trách nhiệm của các bên liên quan đối với một báo cáo tài chính đã được kiểm toán như thế nào...
Luật gia Vũ Xuân Tiền cho rằng, dự luật chỉ quy định “cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền và cá nhân khác khi sử dụng báo cáo kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định sử dụng báo cáo kiểm toán của mình” là chưa hợp lý.
Theo ông, quy định như trên là nhằm né tránh trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán, bởi một báo cáo kiểm toán tài chính của một công ty cổ phần đại chúng được công bố công khai, các nhà đầu tư có quyền sử dụng báo cáo kiểm toán này để quyết định mua cổ phiếu của công ty đó. Song, do báo cáo kiểm toán có những số liệu sai sự thật và gây hậu quả cho nhà đầu tư thì ai chịu trách nhiệm trước pháp luật?
Trong khi đó, dự luật quy định “Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán trước khi công khai tài chính” chỉ mang tính “khẩu hiệu”.
Theo ông Tiền, nếu chỉ “khuyến khích” đơn thuần (mà không có ưu đãi nhất định) thì rất khó để điều khoản trên được thực thi nếu như nó không đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm toán độc lập, ông Tiền cho rằng, không nên ban hành điều khoản “Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động”, bởi trên thực tế, nếu doanh nghiệp dịch vụ kiểm toán độc lập vi phạm pháp luật trong quá trình kinh doanh thì người “cho phép” cũng không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hơn nữa, khác với các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, doanh nghiệp kiểm toán không chỉ cung ứng dịch vụ kiểm toán mà còn được phép kinh doanh các lĩnh vực khác như dịch vụ tin học, tư vấn về nguồn nhân lực, đào tạo ngắn hạn về quản trị kinh doanh… Những lĩnh vực kinh doanh đó không thuộc sự quản lý về chuyên môn của Bộ Tài chính.
Do đó, quy định “giấy phép thành lập và hoạt động” đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là không hợp lý, vì hiện Luật Doanh nghiệp đã có quy định chi tiết việc đăng ký kinh doanh, trong đó mục tiêu là hương đến xóa bỏ cơ chế xin - cho.
“Việc quy định điều khoản trên sẽ vô tình khiến cho tình trạng luật chuyên ngành tiếp tục “gặm nhấm” và làm vô hiệu Luật Doanh nghiệp”, ông Tiền nói. Kiến nghị được đưa ra là chỉ nên để doanh nghiệp kiểm toán “đăng ký kinh doanh” chứ không nên “cấp phép”.
Đáp lại những băn khoăn trên, Vụ trưởng Vụ Pháp luật - Văn phòng Chính phủ Bùi Ngọc Nhuần cho hay, những ý kiến trên không phải là không có cơ sở, luật không thể “thỏa mãn” cho tất cả các ý kiến.
Theo ông Nhuần, luật ra đời cần phải có một “trường đời” nhất định nên không thế áp dụng ngay thực tế của thế giới được. Tuy nhiên, ông cho biết, đối với một số điều khoản góp ý, nếu thấy hợp lý, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét sửa đổi bổ sung, thông qua.