15:02 23/10/2018

Vì sao ngày càng nhiều người lựa chọn gạo lứt?

An Nhiên

Gạo lứt là loại gạo chà dối khi xay xát, hạt gạo giữ lại được rất nhiều dưỡng chất. Ngày nay nhiều người có xu hướng lựa chọn gạo lứt thay cho cơm trắng, vì phù hợp với chế độ ăn kiêng. Gạo lứt được tận dụng để chế biến thành nhiều loại thực phẩm như gạo lứt rang, bánh quy, miến, bánh đa…


Theo chuyên gia dinh dưỡng, gạo lứt chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin E, mangan, selen, sắt và chất xơ, trong đó vitamin B1 và chất xơ có hàm lượng cao hơn rất nhiều so với gạo trắng thông thường. Nhờ vậy gạo lứt rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, vì chất xơ giống như một tấm lưới, lọc đường có trong thức ăn giúp họ kiểm soát đường huyết tốt hơn. Chất xơ trong gạo lứt cũng có tác dụng chống táo bón, nhuận tràng cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt…
Vì sao ngày càng nhiều người lựa chọn gạo lứt? - Ảnh 1.
1/ Giúp giảm béo: Gạo lứt cung cấp một phổ rất rộng về các chất dinh dưỡng vốn có thể giúp cơ thể không bị kích động bởi cảm giác đói. Chúng cũng giúp cơ thể quản lý được trọng lượng cơ thể thông qua các cơ chế điều hòa lượng đường trong máu, giải độc ruột kết và việc chuyển hóa chất béo. Gạo lứt cũng rất giàu magiê thiên nhiên có khả năng phòng chống hội chứng rối loạn trao đổi chất đồng thời cải thiện quá trình trao đổi chất. Mặt khác hàm lượng chất xơ cao trong gạo lứt làm người ăn cảm thấy no lâu do cơ thể phải mất nhiều thời gian để tiêu hóa được lượng chất xơ đó. Do đó, nhiều người chọn ăn gạo lứt để giảm cân.
Vì sao ngày càng nhiều người lựa chọn gạo lứt? - Ảnh 2.
2/ Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường: Nhiều công trình nghiên cứu cũng đã chứng minh được rằng người bệnh tiểu đường sử dụng gạo lứt sẽ cải thiện được sức khỏe. Lý do là lớp cùi của gạo lứt có tác dụng giảm glucose trong máu, cải thiện sự tổng hợp insulin ở người tiểu đường… Theo Đông y, gạo lứt có tính an thần, thanh nhiệt, trừ phiền. Rất có lợi trong chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, tim mạch… 3/ Bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do: Lớp cùi của gạo lứt có trên 120 chất kháng ôxy hóa, có thể bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi bị xâm hại bởi các gốc tự do. Các chất kháng ôxy hóa mạnh ở trong lớp cùi của gạo lứt như CoQ10, acid alpha-lipoic, các proanthocyanidin oligomic, SOD, các tocopherol và tocotrienol, IP6, glutathione, carotenoid, selen, các phytosterol, gamma-oryzanol, lutein và lycopene đều giúp cơ thể phòng chống và giảm rủi ro đối với nhiều căn bệnh.
Vì sao ngày càng nhiều người lựa chọn gạo lứt? - Ảnh 3.
4/Giảm nguy cơ của một số bệnh ung thư: Polyphenol và tocotrienol đều có tác dụng kìm hãm các enzyme vi thể pha 1 và tiểu phần lipo-protein của gạo lứt có tác dụng kìm hãm việc sinh sản nhanh các tế bào bất bình thường. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan hết sức mật thiết giữa việc cung cấp chất xơ cao trong chế độ ăn uống và việc giảm nguy cơ các bệnh ung thư ruột kết, ung thư vú. Chất xơ cản trở việc phát triển các khối u bằng cách kết hợp với estrogen ở trong đường ruột và ngăn ngừa nó không bị tái hấp thụ ở trong dòng máu. IP6 trong gạo lứt có hoạt tính chống ung thư rõ ràng và ngăn ngừa việc phát triển tế bào khối u trong ung thư đường ruột và ung thư gan.
Vì sao ngày càng nhiều người lựa chọn gạo lứt? - Ảnh 4.
5/ Cải thiện bộ máy tiêu hóa: Các chuyên gia cho rằng những người trưởng thành chỉ cần một nửa lượng chất xơ (mà cơ thể họ cần) cũng đã có thể phòng chống bệnh đái đường type 2 và bệnh tim mạch…Họ khuyến cáo: tối thiểu lượng chất xơ trong khẩu phần phải đảm bảo 14gam cho 1000 calo tiêu thụ. Đàn ông cần khoảng 30-38gam/ngày, còn phụ nữ cần khoảng 25-30g/ngày từ các loại thực phẩm toàn phần. 6/ Giải độc cho cơ thể: Các hợp chất trong gạo lứt có tác dụng giải độc: Acid alpha Lipioc là một tác nhân rất tốt nhằm tinh lọc gan khỏi bị ngộ độc bởi các chất hóa học. Các bác sỹ người Đức đã sử dụng acid alpha lipoic ngay từ những năm 1960 để điều trị bệnh xơ gan. Sau đó việc điều trị đã được mở rộng thêm đối với việc ngộ độc kim loại nặng, ngộ độc do nấm độc và các bệnh liên quan đến oxygen.
Vì sao ngày càng nhiều người lựa chọn gạo lứt? - Ảnh 5.
7/ Cải thiện chức năng của gan: Ngoài vai trò là chất giải độc của cơ thể vốn làm nhẹ gánh nặng đối với gan, gạo lứt còn có nhiều chất dinh dưỡng có thể phù trợ đặc biệt cho chức năng của gan. Inositol, Phospholipid và vitamin nhóm B đều là những chất giải độc cho gan, kiểm tra bệnh xơ gan và cải thiện sự tái tạo tế bào gan. Tocotrienol, gamma oryzanol và những chất kháng oxy hóa khác cũng có vai trò bảo vệ trong gan. 8/ Giảm sỏi thận, xương chắc khỏe: Hai công trình nghiên cứu được tiến hành ở Trường Đại học Harvard đã chứng tỏ rằng khẩu phần thức ăn có hàm lượng canxi cao thực sự đã làm giảm các nguy cơ phát triển sỏi thận. Lớp cùi của gạo lứt là một nguồn canxi cùng với magiê và kali có lợi cho sức khoẻ . Vitamin K và IP6 trong gạo lứt có một vai trò hết sức quan trọng: Vitamin K giúp chuyển vận canxi ra khỏi dòng máu và đưa canxi vào xương; IP6 có tác dụng ức chế và ngăn cản việc kết tinh oxalate canxi ở đường tiết niệu; và cơ chế này cũng song song mang tới hiệu quả rõ rệt là xương của cơ thể chắc khoẻ và tránh được bệnh loãng xương. 9/ Hỗ trợ điều trị nhiễm nấm candida: Gạo lứt là sự thay thế hoàn hảo cho liệu trình điều trị bệnh nấm candida bởi các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và giàu tinh bột bị chỉ định cấm dùng trong quá trình điều trị bệnh nấm candida. Đặc tính dễ tiêu hóa tự nhiên và giàu chất xơ giúp làm dịu hệ tiêu hóa nhạy cảm khỏi sự phát triển quá trớn của các thực thể candida.
Lưu ý khi sử dụng gạo lứt Cách sử dụng gạo lứt phổ biến, tốt nhất là nấu thành cơm để không bị biến đổi thành phần dinh dưỡng; có thể kết hợp cùng một số loại hạt như đậu đỏ, đậu xanh, hạt sen... Ngoài ra còn có thể chế biến thành sữa gạo lứt, gạo lứt rang ăn liền với muối mè, rong biển… Gạo lứt rất cứng, do đó cần ngâm trước khi nấu. Thời gian thường là 10-36 giờ tùy loại gạo. Khi nấu gạo lứt cũng phải cho nhiều nước hơn nấu gạo trắng. Thời gian nấu lâu hơn, khi ăn nên nhai thật. Gạo lứt rất tốt nhưng mỗi tuần chỉ nên ăn 2-3 lần như một loại thực phẩm chức năng. Nếu ăn lâu dài sẽ gây tình trạng nặng bụng, khó tiêu. Với người bình thường, ăn gạo lứt hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe. Với những người dùng gạo lứt với mục đích trị bệnh, nên ăn kèm với muối mè vì nó cung cấp cho cơ thể thêm một lượng acid béo không no cần thiết cho người ăn.