Vitamin K cần thiết cho cơ thể thế nào?
Vai trò của thức ăn, dinh dưỡng là tạo ra năng lượng giúp con người sống và duy trì những hoạt động thường ngày. Bên cạnh nhóm đạm, đường, tinh bột và chất béo thì nhóm vitamin và khoáng chất là rất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Bạn vẫn thường nghe thấy vai trò của vitamin A, C, D mà ít biết rằng vitamin K có liên quan đến sức khỏe của xương và máu, trong một vài trường hợp thiếu loại vitamin này sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể.
Những vai trò chính
Vitamin K có tác dụng giúp cho quá trình đông máu diễn ra tốt và hạn chế lượng máu bị mất nếu chẳng may chúng ta bị chấn thương. Vì vậy, nếu cơ thể bị thiếu vitamin K, máu sẽ khó đông và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Với khả năng hoạt hóa ostecalcin (một loại protein hoạt động như chất keo gắn calci vào khung xương), vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương.Việc cung cấp đủ vitamin K ở trẻ em giúp xương chắc khỏe và hạn chế nguy cơ loãng xương về già. Theo bác sĩ Lê Quang Hào, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, những người khỏe mạnh cần bổ sung vitamin K để tránh những bệnh do thiếu hụt vitamin này gây ra: ở trẻ con gây chậm lớn, chảy máu ở phụ nữ mang thai, sinh nở, liên quan đến ung thư, phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh kém hấp thụ các chất nên cơ thể gầy yếu, đau khớp, một trong những nguyên nhân là do thiếu hụt vitamin K.Xơ hoá động mạch là một bệnh lý nguy hiểm, dẫn đến cơn đau tim và đột quỵ. Bình thường động mạch mềm mại, gấp lại dễ dàng như ống nhựa mềm. Trong thành động mạch có lớp cơ trơn, khi co lại có tác dụng co bóp làm máu lưu thông. Một động mạch bị xơ cứng thì không thể co bóp được. Tuổi cao là một nguyên nhân chính của xơ cứng động mạch. Vitamin K2 đặc biệt giữ không cho canxi và phospho lắng đọng vào động mạch chủ và làm đảo nghịch hiệu quả của thức ăn không tốt cho tim. Qua nghiên cứu các nhà khoa học cho thấy vitamin K dường như có tác dụng làm dừng quá trình vôi hoá và cứng thành mạch máu.Nghiên cứu cho thấy, vitamin K có thể giúp phòng ngừa ung thư, tăng cường tỷ trọng xương, hạn chế bệnh tim mạch, hạn chế bệnh giãn tĩnh mạch, giảm bệnh tiểu đường. Vitamin K có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì quá trình bài tiết và sử dụng insulin của cơ thể và giảm được tới gần 20% rủi ro mắc bệnh tiểu đường týp 2 ở người lớn.Ngoài ra, vitamin K được chứng minh là có khả năng loại bỏ các vết bầm tím, vết sẹo và các vết rạn trên da. Rosacea là hiện tượng da bị nổi mụn và đỏ ửng. Phẫu thuật là cách được các bác sỹ sử dụng để điều trị Rosacea. Nếp nhăn và da chảy xệ là dấu hiệu cho thấy làn da của bạn đang mất dần tính đàn hồi của nó. Khuôn mặt là một trong những khu vực đầu có dấu hiệu lão hóa nhanh chóng. Ma trận protein trên da duy trì độ đàn hồi của nó, nhưng với tuổi tác làn da của bạn bắt đầu mất protein. Vitamin K giúp duy trì ma trận protein và làm giảm sự khởi đầu của các nếp nhăn và chảy xệ da.Thực phẩm giàu vitamin K
Vitamin K có ba loại là K 1 , K 2 và K 3 . Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì chúng ta chỉ nên bổ sung vitamin K 1 (nguồn gốc thực vật) hoặc K 2 (có nguồn gốc vi khuẩn). Với vitamin K 3 thì không nên vì khi dùng thường sinh ra các gốc tự do nên chỉ dùng khi có chỉ dẫn của bác sĩ. Họ cũng cho biết, cách bổ sung vitamin K an toàn là thông qua thực phẩm.Vitamin K 1 thường có nhiều trong rau xanh có màu đậm như rau càng cua, salat, súp lơ, cải bắp, rau bina, cải xoăn, v.v...), trong măng tây, đậu bắp, các loại rau gia vị ( như kinh giới, bạc hà, húng tây, hung quế, rạu mùi…) chiếm khoảng 90% lượng vitamin K mà cơ thể hấp thu. Vitamin K còn có trong thịt, pho-mat và trứng. Ở hoa quả, lượng vitamin K ít hơn rau xanh, có thể tìm thấy trong mận, nho khô, việt quất, đào, quả sung. Cách tốt nhất để thu được lượng vitamin K là đối với một số loại rau nên ăn sống hoặc không đun nấu kỹ, và nên ăn cả nước luộc rau, nước canh. Vitamin K 2, bạn có thể tìm thấy trong phô mai lên men và các sản phẩm làm từ đỗ tương đã lên men.
Vitamin K tan trong dầu, mỡ vì thế cần đảm bảo chất này trong khẩu phần
Cần chế biến và sử dụng hợp lý để đảm bảo lượng vitamin K
Những người không ăn rau thường xuyên sẽ có nguy cơ thiếu hụt vitamin này, vì cơ thể có khả năng dự trữ loại vitamin K trong các tế bào mỡ nên bạn chỉ cần tiêu thụ các loại thức ăn cung cấp nó mà không cần phải tiêu thụ các loại thức ăn giàu vitamin K mỗi ngày.Đối với mỗi đối tượng, lứa tuổi, giới tính lại cần một lượng vitamin K khác nhau. Cụ thể, mỗi ngày ở tuổi trưởng thành nam giới nên bổ sung 80mcg, nữ giới cần 65mcg. Đối với trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi cần 2,0mcg mỗi ngày; trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi cần 2,5 mcg mỗi ngày. Trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần 30mcg mỗi ngày; từ 4 đến 8 tuổi cần 55mcg mỗi ngày; từ 9 đến 13 tuổi: 60mcg mỗi ngày...Các bà mẹ cần lưu ý, trẻ sơ sinh rất dễ bị thiếu hụt loại vitamin này vì trong sữa mẹ chứa rất ít và nền ruột của bé cũng chưa đủ phát triển để cung ứng vitamin K cho cơ thể. Bạn cũng cần lưu ý, quá nhiều vitamin K (vượt quá 65mcg/ngày) sẽ không tốt cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú. Những người vừa bị đột quỵ hoặc có hiện tượng dễ bị đông máu chỉ nên dùng vitamin K khi có ý kiến của thầy thuốc.