15:14 07/09/2018

6 sai lầm khi điều trị bệnh tiểu đường

Hoài Phương

Đây là căn bệnh yêu cầu phải có một sự kết hợp "hoàn hảo" giữa việc dùng thuốc, chế độ ăn uống và các cách điều trị khác để hạn chế những biến chứng mà bệnh có thể gây ra.


Không cần kiểm tra đường huyết, có thể ăn uống bất kỳ không kiêng khem, chỉ dùng thuốc tây chữa bệnh,….là những ngộ nhận sai lầm trong điều trị tiểu đường. Bài viết dưới đây giới thiệu 6 ngộ nhận sai lầm mà bạn hay người thân của bạn đang mắc bệnh tiểu đường cần biết để có kết quả điều trị khả quan.
6 sai lầm khi điều trị bệnh tiểu đường - Ảnh 1.
Sai lầm 1: Chế độ dinh dưỡngMột số người bệnh do thiếu hiểu biết cho rằng sau khi dùng thuốc, ăn nhiều một tí cũng không sao. Thêm vào đó là tăng lượng thuốc để "khống chế" việc ăn nhiều. Điều này là không nên. Bởi lẽ, việc làm này bất lợi cho việc khống chế đường huyết, dễ gây béo phì, tăng đề kháng insulin, hơn nữa còn tăng gánh nặng cho tuyến tụy, chức năng tế bào suy giảm nhanh chóng.Sai lầm 2: Tầm quan trọng của thuốcMột số người bệnh có thói quen căn cứ "cảm giác cơ thể" để phỏng đoán việc khống chế đường huyết tốt xấu. Rất nhiều người bệnh tiểu đường type 2 cảm thấy không rõ ràng, không uống thuốc cũng không thấy cơ thể có gì khác biệt, vì thế cho rằng không uống thuốc cũng khống chế được đường huyết tốt. Thực tế, việc chỉ phụ thuộc vào chế độ ăn uống và tập luyện mà đã tiểu đường type 2 thể nhẹ, phát hiện sớm mà thôi. Còn đại đa số người bệnh tiểu đường type 2 trong thời kỳ đầu cần điều trị bằng thuốc.
6 sai lầm khi điều trị bệnh tiểu đường - Ảnh 2.
Sai lầm 3: Dùng thuốc phối hợp không đúngCác thuốc cùng loại thì cơ chế tác dụng hạ đường huyết là giống nhau, trên nguyên tắc không nên dùng phối hợp. Nếu dùng phối hợp, có thể gây ra ức chế tương tranh lẫn nhau, không hạ được đường huyết, làm tăng tác dụng phụ. Do đó, trước khi phối hợp thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc tuân thủ theo đơn thuốc một cách tuyệt đối.Sai lầm 4: Không tái khám
Đây là điều đại kỵ với người bệnh tiểu đường. Thử đường huyết có thể nắm được hiệu quả của thuốc, kết quả có được cũng là chứng cứ quan trọng để chọn thuốc và điều chỉnh liều lượng. Rất nhiều loại thuốc kích thích bài tiết insulin giảm dần hiệu nghiệm theo thời gian (mất hiệu nghiệm thứ phát). Nếu người bệnh không chú ý tái thử đường huyết định kỳ, tự cảm thấy là uống thuốc đều đặn, cảm giác cơ thể "ổn" nhưng nếu thuốc mất hiệu nghiệm thứ phát thì cũng như là không được điều trị, biến chứng xuất hiện thì lúc đấy, điều trị lại cũng khó khăn hơn nhiều.Sai lầm 5: Dùng thuốc "quá liều"Rất nhiều người bệnh vì nôn nóng hạ đường huyết, điều trị triệt để bệnh nên thường tự phối hợp nhiều thuốc, dùng quá liều lượng. Vì vậy, không những làm cho tác dụng phụ của thuốc tăng cao, mà còn gây ra hạ đường huyết quá nhanh, dễ rơi vào hôn mê do hạ đường huyết.
6 sai lầm khi điều trị bệnh tiểu đường - Ảnh 3.
Sai lầm 6: Tự ý ngừng thuốcTiểu đường là căn bệnh chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn, cần dùng thuốc lâu dài và suốt đời. Nhiều người bệnh sau khi dùng thuốc triệu chứng biến mất, đường huyết giảm đến bình thường, thường dừng lại vì cho rằng bệnh đã được chữa khỏi, không cần uống thuốc và duy trì chế độ ăn uống, tập luyện nữa. Khi ấy, đường huyết tăng cao trở lại, biến chứng xuất hiện, liều lượng thuốc dùng cũ không đủ, cần tăng liều, thậm chí cần phối hợp dùng nhiều loại thuốc hơn, khiến không chỉ cơ thể bị tổn hại, mà còn khiến chi phí điều trị tốn kém hơn nhiều.