Mặc dù đã chính thức bước chân vào thị trường Việt sắp tròn 1 năm, tuy nhiên, đến nay tình hình kinh doanh của hãng xe điện khổng lồ BYD vẫn là dấu hỏi lớn. Trước tình hình kinh doanh các mẫu xe điện tại Việt Nam gặp nhiều rào cản, mới đây hãng xe Trung Quốc này tiếp tục lấn sân vào mảng xe hybrid nhằm tìm kiếm một sức bật mới.
Một sự miễn trừ vào phút chót đã cứu vãn ngành kinh doanh xe cổ và sự lo lắng của những người tham gia vào ngành này. Theo đó, những chiếc xe cổ được sản xuất ít nhất 25 năm trước năm nhập khẩu được miễn thuế theo kế hoạch thuế quan 25% của Tổng thống Donald Trump.
Tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chạy bằng pin đang có xu hướng chậm lại phản ánh sự quan tâm về giá của người tiêu dùng và nỗi lo về phạm vi hoạt động. Liệu xe điện có phạm vi hoạt động mở rộng có thể thuyết phục nhiều người mua xe truyền thống chuyển sang xe điện hơn không là câu hỏi lớn nhất sau sự bùng nổ của xe điện thời gian qua.
Với việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với nhiều sản phẩm để giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại của Mỹ, người tiêu dùng trên thị trường xe mới của Mỹ không dễ có thể xác định được loại xe nào được coi là "của Mỹ" và chịu mức thuế thấp hơn.
Zeekr và Huawei là hai công ty vừa công bố bộ sạc EV có khả năng cung cấp hơn 1.000 kW. Thậm chí, hai công ty còn “hứa” sẽ cung cấp công nghệ sạc tới 1.200 kW và 1.500 kW. Với động thái mới này, các nhà sản xuất EV Trung Quốc đang châm ngòi cho một cuộc chiến mới về công nghệ sạc siêu nhanh.
Các nhà sản xuất ô tô của Trung Quốc có thể nằm trong số những bên hưởng lợi bất ngờ từ cuộc chiến thương mại của Tổng thống My Donald Trump khi mức thuế 25% có hiệu lực.
Với tình hình biến động địa chính trị khó lường và thuế quan mới từ Mỹ tác động tới toàn thế giới, các nhà sản xuất ô tô châu Á đang phải đối mặt với việc tốn kém hàng tỷ USD cho một tương lai bất ổn.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ, có hiệu lực từ ngày 1/10/2024. Theo đó, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ hoàn thiện việc chuyển tài khoản thu phí của chủ phương tiện sang tài khoản giao thông kết nối với phương tiện thanh toán của chủ phương tiện trước ngày 01/10/2025.
Theo quy định mới tại Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, từ 1/1/2025, tài xế không được lái xe quá 48 giờ trong một tuần, không được điều khiển xe quá 10 giờ trong một ngày và không lái xe liên tục quá 4 giờ.
Những tháng cuối năm 2024, nhiều mẫu xe nhập khẩu tiếp tục sẽ đổ dồn về Việt Nam, đa dạng về chủng loại và ở nhiều phân khúc khác nhau, hứa hẹn sẽ thúc đẩy doanh số toàn thị trường.
Một số quốc gia trên thế giới hiện đang có xu hướng đi “ngược chiều” so với phần còn lại của thế giới trong quan điểm phát triển xe điện. Điều này đặt ra một dấu hỏi về việc xe điện khi nào có thể tự đứng trên đôi chân của mình nếu không còn được hỗ trợ nhiều về chính sách.
Berlin có một cơ hội cuối cùng để lật ngược thuế quan tại một cuộc bỏ phiếu của các quốc gia thành viên. Nhưng việc đạt được đa số phiếu ủng hộ cần thiết có vẻ nằm ngoài tầm với và sẽ là điều chưa từng có.
Những ngày gần đây, người dùng Việt xôn xao trước thông tin một mẫu xe điện mới của BYD sẽ ra mắt trong tháng 10 với tên gọi là “Tang”. Nhiều ý kiến cho rằng cái tên này trong tiếng Việt mang ý nghĩa xui xẻo, phản cảm, hãng xe nên có động thái đổi tên để phù hợp với văn hóa Việt, tương tự như các hãng xe khác đã từng làm trong quá khứ. Thế nhưng, phía BYD vẫn kiên quyết giữ lại cái tên này, gây nên dư luận trái chiều và sự bất mãn của một bộ phận người dùng ô tô Việt.
Một cuộc chiến giành quyền thống trị trong lĩnh vực xe tự hành đang leo thang ở Trung Quốc đại lục, khi các nhà sản xuất xe điện (EV) lớn đẩy nhanh quá trình phát triển xe có hệ thống hỗ trợ người lái tiên tiến (ADAS) để thu hút người mua.
Với giá lithium giảm và cạnh tranh ngày càng tăng, các nhà sản xuất ô tô đang điều chỉnh để thích ứng với tốc độ tăng trưởng chậm hơn trên thị trường xe điện trên toàn thế giới.
Giai đoạn đến năm 2030 được xác định là giai đoạn khởi đầu cho Chiến lược, định hướng phát triển ngành ô tô Việt Nam sẽ đạt mức cơ giới hoá và đạt khoảng trên 1,0 triệu xe các loại vào năm 2030. Trong giai đoạn này, Bộ Công Thương xác định các dòng xe động cơ đốt trong tạm thời vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong cả sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.
Hiện những đại lý ô tô trên khắp Trung Quốc đang phải đối mặt với khoản lỗ gần 20 tỷ USD khi người tiêu dùng trì hoãn việc mua sắm lớn và xe cộ “chất đống” trong các kho bãi.
Cuộc đối đầu giữa Volkswagen với các nhà lãnh đạo đội ngũ lao động quyền lực về cách giải quyết chi phí tăng vọt tại các nhà máy ít được sử dụng của Đức đã gây ra sự căng thẳng những ngày gần đây.
Nhiều linh kiện ô tô nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp trong nước hiện được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0% đến hết năm 2027. Thời điểm này hiện không còn xa. Trong bối cảnh đó có thể đẩy giá thành của xe sản xuất, lắp ráp trong nước tăng cao khi hết hiệu lực ưu đãi. Để giải quyết bài toán này các doanh nghiệp đầu ngành mong muốn Chính phủ quan tâm đến ngành công nghiệp phụ trợ để vực dậy ngành công nghiệp phụ trợ ô tô.
Các quan chức liên bang thừa nhận rằng hiện nay có rất ít xe ô tô Trung Quốc lưu thông trên đường ở Mỹ, nhưng cho biết chính quyền của Tổng thống Biden muốn thực hiện các biện pháp chủ động để tăng cường an ninh quốc gia.
Trong Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045, Bộ Công Thương đề xuất cần nghiên cứu, xây dựng các chính sách giảm lệ phí trước bạ cho các dòng xe HEV, PHEV và BEV.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Accenture, các dịch vụ kỹ thuật số trong ngành ô tô chỉ tạo ra khoảng 300 triệu USD, hay 3%, doanh thu của các hãng sản xuất ô tô trên toàn cầu. Tuy nhiên, công ty tư vấn này dự đoán con số có thể tăng lên 3,5 nghìn tỷ USD vào năm 2040, chiếm gần 40% doanh thu do ngành công nghiệp ô tô tạo ra.