Bài thuốc và mẹo hay trị đau đầu hiệu quả
Đau đầu là bệnh lý nhiều người gặp phải nhưng chủ quan và thường không điều trị cho đến khi trở nặng. Theo sách Đông y, những bài thuốc dưới đây có thể giúp bạn phòng và điều trị đau đầu hoa quả.
1. Cây thuốc vườn nhà Bằng những rau củ vườn nhà, nếu biết cách bạn có thể phòng và trị bệnh đau đầu. Bài 1: Lá quýt, lá cúc tần, đại bi, hương nhu, lá sả, lá chanh, lá bưởi nấu xông cho đổ mồ hôi. Bài 2: Dùng 2 lá bưởi, 2 củ hành, giã nát đắp vào 2 bên thái dương, dùng băng dán cố định lại. Bài 3: Dùng nhựa cây sung phết lên giấy gián 2 bên thái dương, kết hợp với 5ml nhựa hòa nước uống trước khi ngủ. Bài 4: Dùng 25 gram củ cải trắng tươi đem rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước hòa thêm chút băng phiến (khoảng 0.2 gram), quậy đều rồi nhỏ vào mũi rất hiệu quả. Bài 5: Khi bị nhức đầu do sốt cảm dùng lá hương nhu tươi 1 lượng nhỏ thêm nước sôi, vắt nước cốt uống, bã xác đắp trên đầu trán và 2 thái dương, có thể thêm củ sắn dây 20g còn tươi vắt nước uống nếu sốt đổ mồ hôi.
2. Bài thuốc Đông y kê đơn Thể can phong Do can hỏa vượng, can dương bốc lên, can thận âm hư gây ra. Thường gặp ở người tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn giao cảm… Biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô, đắng, nôn mửa, phiền táo, dễ cáu gắt, đầu lưỡi đỏ, mạch huyền, tế, đới sác. Phép chữa: bình can tức phong, tiềm dương, hoặc bổ thận âm, bổ can huyết. Dùng một trong các bài thuốc sau: Bài 1: Thục địa 16g, quy bản 12g, miết giáp 12g, câu kỷ tử 12g, long cốt 12g, mẫu lệ 18g, câu đằng 16g, táo nhân 12g. Sắc uống. Bài 2: Lục vị hoàn gia giảm: thục địa 16g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g; phục linh, trạch tả, đơn bì, bạch thược, đương quy, cúc hoa mỗi vị 8g; long cốt 12g; mẫu lệ 12g; câu kỷ tử 12g. Sắc uống. Bài 3: Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma 12g, câu đằng 16g, phục linh 12g, tang ký sinh 16g, dạ giao đằng 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, thạch quyết minh 20g. Sắc uống. Bài 4: Nếu huyết áp tăng gây chóng mặt, phiền táo, ngủ ít, tiểu tiện đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác, biểu hiện của chứng can hỏa vượng thì dùng bài Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, sơn chi 12g, sài hồ 12g, sinh địa 16g, đương quy 8g, mộc thông 12g, xa tiền 16g, trạch tả 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g. Sắc uống.
Thể huyết hư Thường gặp ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch. Biểu hiện: sắc mặt xanh hoặc vàng úa, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên, ăn kém, chất lưỡi nhạt ít rêu, chóng mặt, hoa mắt. Mạch tế nhược. Kinh nguyệt không đều, lượng kinh ít, sắc kinh nhạt. Phép chữa: dưỡng huyết, tức phong. Dùng một trong các bài thuốc sau: Bài 1: thục địa 16g, xuyên khung 12g, kỷ tử 12g, hà thủ ô 16g, tang ký sinh 16g, ngưu tất 12g, long nhãn 12g, cỏ nhọ nồi 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống. Bài 2: Tứ vật thang gia giảm: thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đương quy 12g, tang ký sinh 16g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g, hà thủ ô 16g, a giao 8g, ngưu tất 12g. Sắc uống. Bài 3: Bát trân thang gia giảm: thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đương quy 8g, đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, phục linh 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g, thạch quyết minh 20g, tang ký sinh 16g. Sắc uống. Bài 4: Ngũ vị tử thang: ngũ vị tử 8g, toan táo nhân 12g, hoài sơn 12g, long nhãn 12g, đương quy 8g. Sắc uống. Thể hàn thấp Biểu hiện: người béo trệ, chóng mặt, hoa mắt, lợm giọng, buồn nôn, ngủ hay mê, ăn kém, sáng hay khạc ra đờm, miệng nhạt, lưỡi bệu, rêu dính, mạch hoạt. Phép chữa: hòa đàm trừ thấp. Dùng bài Nhị trần thang gia giảm: trần bì 8g, bán hạ chế 8g, phục linh 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. – Nếu miệng đắng, lưỡi khô, tiểu vàng, phiền táo, đại tiện táo thêm trúc nhự 8g, chỉ thực 12g, bạch thược 12g, địa long 8g, thạch xương bồ 8g. – Nếu rêu lưỡi trắng dính, đại tiện lỏng, miệng không khát, thêm đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, trạch tả 8g. Kết hợp day bấm các huyệt sau: – Nội quan: từ cổ tay phía lòng bàn tay đo lên 2 tấc, cách 2 ngón tay 2 và 3. – Lao cung: từ khe giữa ngón tay thứ 3 và thứ 4 kéo thẳng xuống giữa lòng bàn tay. – Thiên lịch: trên huyệt dương khê 3 tấc. – Phong trì: phía sau tai, chỗ lõm ở chân tóc. – Định huyễn: từ phong trì đo lên 1 thốn. Chủ yếu là day bấm 2 huyệt lao cung và thiên lịch có tác dụng tốt trong điều trị bệnh. Phối hợp tất cả các huyệt có tác dụng thanh nhiệt ở lục phủ ngũ tạng, thanh tâm hỏa, trừ thấp nhiệt, lương huyết, định tâm, an thần, thông mạch lạc, trị đau đầu, ù tai, đau các dây thần kinh, có tác dụng tốt trong phòng và trị bệnh đau nửa đầu
Một số mẹo hay trị đau nửa đầu tại nhà Nếu thường gặp phải những tình trạng khó chịu này, bạn có thể thử một số biện pháp trị đau nửa đầu tại nhà dưới đây. Ăn gừng Loại gia vị này có tác dụng làm giảm cảm giác buồn nôn, ngăn ngừa viêm nhiễm và xoa dịu cơn đau đầu. Nhai vài miếng gừng hoặc ngâm gừng đã giã nát vào nước ấm rồi thoa chúng lên trán cho đến khi cơn đau giảm hẳn. Bạn cũng có thể giã nát gừng rồi đun sôi, lọc lấy nước uống khi bắt đầu có triệu chứng đau. Trà hoa cúc Uống 1 cốc trà hoa cúc ấm áp cũng làm giảm cảm giác đau đầu Vitamin B2 Bổ sung ít nhất 400mg vitamin B2 có thể giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh đau nửa đầu. Những nguồn cung cấp vitamin B2 tốt nhất là gà, trứng, các loại rau họ đậu, các sản phẩm từ sữa, quả hạch, rau xanh có nhiều lá và bột ngũ cốc. Nghỉ ngơi trong phòng tối
Tình trạng đau nửa đầu sẽ gia tăng nếu như bạn ở nơi có nhiều ánh sáng và ồn ào. Hãy cố gắng tìm nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi, tắt hết đèn và ngủ một giấc hoặc cố chợp mắt. Điều này tạo cơ hội để các cơ được thư giãn và ngủ cũng sẽ giúp bạn quên đi cơn đau.
Liệu pháp thư giãn Bạn có thể thử các biện pháp giúp cơ thể thư giãn như mát-xa vùng đầu, cổ, ngồi thiền, tập yoga hay cố gắng điều tiết cho nhịp thở ổn định và chậm lại. Đây đều là những cách giúp tinh thần trở nên điềm tĩnh và giảm bớt cường độ của các cơn đau. Nước đá Nước đá được xem là giải pháp lý tưởng nhất để làm giảm tình trạng viêm nhiễm. Bạn chỉ cần cho vài viên đá nhỏ vào một chiếc khăn mặt, túm gọn lại rồi chườm lên vùng da đang đau nhức. Trong khi đó, nước lạnh có thể giúp giảm đau tức thì khi bạn đang bị chứng đau nửa đầu tấn công dữ dội. Bổ sung thêm những thực phẩm giàu tyramine Tyramine được sản xuất trong thức ăn bằng qui trình phá vỡ tự nhiên của amiono a-xít tyrosine. Mức tyramine sẽ tăng cao trong những loại thực phẩm để lâu ngày hoặc thực phẩm được lên men hoặc được ủ trong một thời gian dài. Do đó, bạn nên chú ý nhiều hơn đến rượu vang đỏ, phó mát, chuối, trái cây họ cam quít, những loại thực phẩm muối chua và lên men. Dầu cá Trong dầu cá có chứa nhiều các a-xít béo omega-3, một trong những tác nhân kháng viêm hiệu quả và có khả năng hạn chế các mạch máu xung quanh thái dương. Omega-3 là một loại tiền liệt tuyến tố, a-xít béo chưa bão hòa có tác dụng như một loại hóc-môn kích thích hiện diện phong phú trong những loại thực phẩm như hạt lanh, cá và quả óc chó.
Caffeine Lạm dụng caffeine có thể gây ra cơn đau đầu nhưng chỉ uống 1 tách cà phê (khoảng 200ml) lại giúp làm dịu cơn đau gây nhói buốt do chứng đau nửa đầu gây ra. Sau khi uống cà phê, bạn có thể dùng thêm một viên aspirin. Sự kết hợp này có thể xua tan chứng đau nửa đầu ngay tức khắc. Gạo ấm Hãy lấy một túi gạo đem hâm ấm và massage trên cổ, điều này sẽ làm giãn các cơ bắp, giúp cải thiện lưu lượng máu làm giảm chứng đau đầu. Hoặc bạn cũng có thể tắm nước nóng. Uống nhiều nước Theo một chuyên gia về dinh dưỡng học tại Hoa Kỳ, thiếu nước có thể là nguyên nhân chính gây nên cơn đau đầu. Điều đó lý giải tại sao, khi thời tiết quá nóng nực, nhiệt độ cao và khô có thể khiến cơ thể bạn cảm thấy choáng váng, mệt mỏi và đau đầu nhiều hơn. Hãy uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày thanh lọc và cân bằng cơ thể. Cố gắng uống nước như một thói quen, sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn đau đầu và đau nửa đầu. Chế độ ăn giàu canxi Bổ sung canxi giúp cho não hoạt động tốt hơn, điều đó sẽ làm giảm các triệu chứng đau đầu. Canxi có nhiều trong các thực phẩm từ bơ, sữa tươi, sữa chua, phomai,… Vitamin E Bổ sung vitamin E có trong vừng đen sẽ rất hữu ích cho việc cân bằng estrogen giúp giảm các cơn đau đầu, nhất là vào thời kỳ kinh nguyệt.