Bạn đã biết gì về chăn điện?
Nếu bạn đã biết đến và đã từng sử dụng gối sưởi, vậy thì tại sao không sử dụng chăn điện? Nếu biết cách dùng, một chiếc chăn điện sẽ là nguồn ấm rất an toàn và hiệu quả.
Chăn điện về cơ bản cũng giống như một chiếc chăn bình thường, với cấu tạo gồm vỏ chăn điện được làm từ vải cotton, nhựa hoặc vật liệu tổng hợp, và được gắn thêm bộ phận tạo nhiệt kết hợp với bộ điều khiển để có thể điều chỉnh nhiệt độ của chăn phù hợp nhu cầu sử dụng. Những loại chăn cao cấp thường sẽ có hai lớp vỏ chăn. Lớp vỏ bọc bên ngoài cùng có thể dùng nhiều loại chất liệu khác nhau, đáp ứng sở thích khác nhau của người dùng. Còn lớp thứ hai bên trong thường là lớp bông mỏng, nhẹ giữ nhiệt tốt và giúp tạo độ êm xốp cho chăn.
Bộ phận tạo nhiệt của chăn điện thường là dây điện trở, được phân bố đều trên toàn bộ diện tích chăn. Khi nối với nguồn điện, dây điện trở sẽ phát nhiệt và làm chăn ấm lên. Để có thể điều chỉnh được nhiệt độ của chăn phù hợp nhu cầu sử dụng, nhà sản xuất sẽ bố trí bộ điều chỉnh công suất sưởi với khoảng 5 - 7 nấc điều chỉnh (với những loại chăn giá rẻ thường chỉ có công tắc bật, tắt). Để tránh truyền điện hoặc rò rỉ điện ra ngoài, dây điện trở được bọc một lớp cách điện và một lớp chống ẩm, chống đè nén, ép biến dạng gây hư hỏng.Tác dụng lớn nhất của chăn điện và đệm điện chính là chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng để sưởi ấm cho cơ thể trong mùa đông, giúp đem đến một giấc ngủ sâu cho người dùng, đặc biệt là với những người sức khỏe kém, nếu đắp đắp chăn thường thì khó tự giữ ấm cơ thể nên dễ bị ốm, dễ mắc các bệnh xương khớp hay viêm phổi, viêm phế quản. Khi ấy, ngoài tác dụng giữ ấm, chăn điện, đệm điện còn có thể hỗ trợ đem đến các lợi ích sức khỏe như giúp chữa trị chứng đau nhức xương khớp, giúp lưu thông máu, bảo vệ người dùng khỏi cảm cúm, viêm phế phế quản…So với các thiết bị sưởi khác, chăn điện có ưu điểm lớn nhất đó là… rất êm và cực kì tiết kiệm năng lượng. Do chỉ toả nhiệt để giữ ấm cho cơ thể nên các chăn điện chỉ cần có công suất thấp, trung bình khoảng 40 - 50W là đủ dùng. Chính vì thế mà một chiếc chăn điện tiêu tốn năng lượng chưa bằng 10% so với lò sưởi điện loại nhỏ (500W). Như vậy có nghĩa là trung bình bạn có thể dùng chăn điện 3 đêm mới hết một số điện.
Không chỉ có vậy, cách sử dụng chăn điện về cơ bản cũng đã rất tiết kiệm điện. Bởi nhìn chung chăn điện loại tốt có khả năng giữ ấm rất lâu. Do đó, trước khi đi ngủ, bạn có thể bật điện ở mức cao nhất cho chăn ấm lên khoảng 10 - 20 phút rồi tắt điện và sử dụng như chăn bình thường. Nếu bật điện cho chăn nguyên đêm, bạn cũng không cần phải bật điện ở mức cao nhất mà khi chăn đã đạt độ ấm vừa đủ, bạn có thể chỉnh nhiệt độ về mức thấp nhất là đã đủ dùng. Cách dùng này không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn góp phần kéo dài tuổi thọ sử dụng chăn hơn.Về nguyên tắc, chăn điện tuyệt đối an toàn khi sử dụng do đã có lớp ruột cách điện, chống cháy. Tuy nhiên khi sử dụng chăn điện người dùng vẫn cần lưu ý một số nguyên tắc sử dụng sau để đảm bảo an toàn:- Nên bật chăn điện trước khi đi ngủ 30 phút. Khi ngủ nên để nhiệt độ chăn điện thấp hơn nhiệt độ cơ thể.- Không dùng chăn điện quấn quanh người.- Đối với trẻ em: không cho tự ý điều khiển chăn điện, không điều chỉnh nhiệt độ cao quá khi dùng cho trẻ em.
- Khi đang sử dụng chăn điện, bạn nên chú ý tránh làm đổ nước vào phần dây cắm gây chập, cháy, rò điện.- Không sử dụng chăn điện liên tục trong thời gian 10 tiếng đồng hồ. Việc sử dụng liên tục không nghỉ sẽ gây quá tải cho bộ phận chịu nhiệt. Chính vì vậy, một số loại chăn điện của Nhật còn có chế độ tự động ngắt điện sau 10 tiếng sử dụng, đề phòng trường hợp người dùng quên không rút phích điện sau khi đã dùng xong.
- Nên đem chăn điện đến bảo dưỡng thường kỳ. Tốt nhất, bạn nên mua loại chăn điện có thời gian bảo hành dài để thường xuyên được kiểm tra đề phòng sự cố.- Kiểm tra sản phẩm thường xuyên xem có bị rách hay rò rỉ nước hay không.- Trường hợp không sử dụng chăn trong thời gian dài bạn nên rút phích cắm điện ra.