Bức tranh kinh doanh 2022 vẫn nhiều tương phản - Ảnh 1
Bức tranh kinh doanh 2022 vẫn nhiều tương phản - Ảnh 2
Bức tranh kinh doanh 2022 vẫn nhiều tương phản - Ảnh 3

“Năm 2022 vẫn là một năm khó khăn khi “dư âm” từ đại dịch kéo dài, giá nhiên liệu xăng dầu tăng cao, tổn thất vì bão lũ... Tuy nhiên, cùng sự cố gắng của toàn ngành và sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp có thẩm quyền, của Ủy ban Quản lý vốn, tổng công ty chủ động đưa ra các giải pháp thích ứng linh hoạt và đem đến kết quả khả quan.

Đầu tiên là sự bứt phá của vận tải hàng hóa, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng trên 50% thời điểm trước dịch. Trong đó, đường sắt liên vận vẫn là một điểm sáng và có nhiều khởi sắc, sản lượng và doanh thu vận tải liên vận giữ đà tăng trưởng hai con số. Để đưa đường sắt liên vận quốc tế ngày càng tăng tốc, tổng công ty chú trọng nghiên cứu thị trường, lập những đoàn tàu chạy thẳng qua châu Âu và làm việc với các quốc gia để mở rộng thị trường.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đưa ra giải pháp chạy tàu khách linh hoạt, đặc biệt vào đợt cao điểm hè, bám sát tín hiệu thị trường và đáp ứng nhu cầu hành khách; đồng thời, nâng cao chất lượng phục vụ như bán vé điện tử, chính sách khuyến mại linh hoạt; đổi mới, liên kết với các doanh nghiệp du lịch, đưa ra các sản phẩm kết hợp vận chuyển đường sắt - du lịch hấp dẫn.

Kết quả năm 2022, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giảm lỗ sâu, dự kiến lợi nhuận âm khoảng 307 tỷ đồng, giảm lỗ gần 250 tỷ so với kế hoạch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước giao.

Để khai phá thêm tiềm năng từ đường sắt liên vận, các cơ quan ban ngành, các cấp thẩm quyền đều rất ủng hộ chủ trương tập trung phát triển đường sắt và đang xem xét để sớm công bố hoạt động liên vận tại một số khu ga,… dần khắc phục tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn tại các cửa khẩu.

Tuy nhiên, hiện kết cấu hạ tầng đường sắt rất cũ kỹ, khổ hẹp và đã lâu chưa được đầu tư nâng cấp, vốn bảo trì hàng năm hạn hẹp, đặc biệt, nhiều tuyến đường sắt kết nối với các khu công nghiệp, cảng biển vì nhiều lý do bị cắt bỏ. Vì vậy, chúng tôi mong muốn đầu tư cho đường sắt  được quan tâm đúng mực và tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được xây dựng càng sớm càng tốt, giúp ngành đường sắt chuyển mình và đổi thay”.

Bức tranh kinh doanh 2022 vẫn nhiều tương phản - Ảnh 4

“Năm 2022, toàn thể nhân viên của tập đoàn hết sức nỗ lực khắc phục khó khăn, đảm bảo cung ứng điện để phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, EVN đáp ứng nhu cầu điện thương phẩm khoảng 242,6 tỷ kWh, tăng 7,7% so với năm 2021 và tăng gấp đôi năm 2020 và đạt 100,1% so kế hoạch. Điện sản xuất và mua của EVN ước đạt 261,1 tỷ kWh tăng 6,05% so với năm 2021. Doanh thu toàn tập đoàn năm 2022 vượt kế hoạch, ước đạt 460,73 nghìn tỷ đồng, tăng 4,31%, trong đó, doanh thu công ty mẹ ước đạt 385,3 nghìn tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch và tăng 11,28%. Giá trị nộp ngân sách năm 2022 ước đạt 22.500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do biến động giá nhiên liệu thế giới khiến chi phí mua điện của EVN tăng cao:  than nhập khẩu tăng 6 lần so với đầu năm 2021 và gấp 3 lần so với đầu năm nay, dẫn đến chi phí “đội” lên 47.700 tỷ đồng; phần khí “ăn” theo giá dầu cũng tăng 5.500 tỷ đồng. Mặc dù EVN và các thành viên trong tập đoàn đưa ra nhiều giải pháp khắc phục, nhưng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 ước lỗ 31.360 tỷ đồng. Với giá bán lẻ điện bình quân hiện nay là 1.864 đồng/kWh, mỗi kWh điện bán ra, EVN lỗ 180 đồng.

Hai khó khăn lớn nhất của EVN là: chi phí đầu vào tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến cân đối tài chính; công tác đầu tư xây dựng gặp nhiều vướng mắc, như: giải phóng mặt bằng, thiếu vốn... Nếu các dự án EVN được giao đều chậm triển khai sẽ ảnh hưởng đến việc cung ứng điện giai đoạn 2030 và sau này”.

Bức tranh kinh doanh 2022 vẫn nhiều tương phản - Ảnh 5

“Chuyển đổi số là điều mang tính sống còn của doanh nghiệp: giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để thích ứng với môi trường cạnh tranh mới trên toàn cầu; thay đổi chất của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản trị điều hành, để mọi quan hệ với khách hàng, đối tác, nhân viên đều thực hiện trên môi trường số.

Đối với VNPT, tiêu chí quyết định sự sống còn của doanh nghiệp nằm ở trải nghiệm khách hàng. Hiện hơn 20 triệu khách hàng của VNPT cùng tất cả những giao dịch của VNPT với khách hàng đều nỗ lực đưa lên môi trường số. Trong đó, hơn 10 triệu khách hàng có thể giao dịch hoàn toàn môi trường số (như ứng dụng di động My VNPT); cùng với đó, việc điều hành các hoạt động của 35.000 cán bộ, nhân viên của VNPT và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều thực hiện trên môi trường số. Nhờ đó, dù công việc tăng nhưng hiệu suất cũng tăng và trong 5 năm liên tục, lợi nhuận VNPT tăng trưởng từ 5-15%.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi số cần lưu ý: đưa hết số liệu, quy trình và “linh hồn” của doanh nghiệp lên môi trường số thì vấn đề an ninh, an toàn thông tin cần được coi trọng hàng đầu”.

Bức tranh kinh doanh 2022 vẫn nhiều tương phản - Ảnh 6

“Năm 2022, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong bối cảnh hết sức bất lợi, nên một số doanh nghiệp thiếu nguồn cung, tạm dừng bán hàng để giảm lỗ, gây nên tình trạng bức xúc cho người tiêu dùng.

Trước khó khăn trên, tập đoàn triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp để hạn chế tối đa những tác động bất lợi; đồng thời, kiên trì kiến nghị với liên Bộ Công Thương - Tài chính phản ánh đủ, kịp thời chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về các cảng và chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam trong giá cơ sở, nên đã tháo gỡ được phần nào khó khăn trước mắt cũng như tiếp tục phát huy hiệu quả trong thời gian tới. Cùng với đó, Petrolimex cũng chủ động kiến nghị Chính phủ sửa đổi những bất cập trong điều hành kinh doanh xăng dầu.

Năm 2022, tập đoàn cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đặt ra như sản lượng đạt 13,6 triệu m3/tấn, hoàn thành 112% kế hoạch năm và tăng 10% so với năm 2021. Trong đó: sản lượng bán nội địa ước đạt 10 triệu m3/tấn, hoàn thành 116% so với kế hoạch năm và tăng 21%; doanh thu hợp nhất ước đạt 240.000 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch và tăng 42%; nộp ngân sách ước thực hiện 32.000 tỷ đồng, bằng 133% kế hoạch; lợi nhuận hợp nhất ước đạt 300 tỷ đồng, hoàn thành  kế hoạch điều chỉnh đã được Ủy ban Quản lý vốn chấp thuận.

Với dự báo thị trường xăng dầu năm 2023 còn nhiều thách thức, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam sẽ nỗ lực, quyết tâm phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn, hiệu quả”.

Bức tranh kinh doanh 2022 vẫn nhiều tương phản - Ảnh 7

VnEconomy 19/12/2022 07:00

 

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 51 phát hành ngày 19-12-2022. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Bức tranh kinh doanh 2022 vẫn nhiều tương phản - Ảnh 8