Cơ hội vẫn nhiều hơn rủi ro trong 2-3 năm tới - Ảnh 1
Cơ hội vẫn nhiều hơn rủi ro trong 2-3 năm tới - Ảnh 2

Nhiều nhận định của các chuyên giá kinh tế cho rằng năm 2024 không thật lạc quan cho kinh tế toàn cầu, nhưng với thị trường Việt Nam, các chuyên gia kinh tế nước ngoài vẫn kỳ vọng vào sự tăng trưởng tích cực của nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính - chứng khoán nói riêng. Bà nhận định thế nào về cơ hội cũng như thách thức của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024?

Tôi thấy các chuyên gia hoàn toàn có lý khi có cái nhìn lạc quan về kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2024. Thị trường chứng khoán có thể giữ được mức tăng trưởng hai con số và rất có thể sẽ diễn biến ổn định và tích cực hơn năm 2024.

Còn về rủi ro và thách thức, đó có thể sẽ là những căng thẳng về địa chính trị, hoặc kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm hơn kỳ vọng. Tuy nhiên, dù sao tôi cũng cho rằng trong 2-3 năm tới, cơ hội cho các nhà đầu tư sẽ nhiều hơn rủi ro.

Cơ hội vẫn nhiều hơn rủi ro trong 2-3 năm tới - Ảnh 3

Cơ sở nào cho những nhận định đó, thưa bà?

Bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô của VinaCapital dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6 - 6,5% trong năm 2024, được thúc đẩy bởi sự phục hồi của xuất khẩu và lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Xuất khẩu của Việt Nam đã giảm 4,4% trong năm 2023, tuy nhiên chúng tôi nhận thấy đã có tăng trưởng trở lại của một số mặt hàng xuất khẩu như máy tính và một số thiết bị điện tử trong những tháng cuối năm. Chúng tôi kỳ vọng xuất khẩu có thể tăng trưởng khoảng 7% trong năm 2024. Việc sản xuất và xuất khẩu phục hồi sẽ có tác động lan tỏa đến thu nhập của người dân và ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Đối với thị trường chứng khoán, động lực tăng trưởng sẽ đến từ mức tăng trưởng lợi nhuận tích cực và định giá hấp dẫn hiện tại của thị trường. VinaCapital dự báo lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong danh mục cổ phiếu theo dõi của VinaCapital (đại diện cho 95% vốn hóa của VN-Index) sẽ tăng trưởng khoảng 13% trong năm 2024, khá hấp dẫn so với các nước trong khối ASEAN cũng như Trung Quốc và Ấn Độ - hai thị trường có truyền thống tăng trưởng cao của châu Á. Nếu loại trừ một vài doanh nghiệp lớn có tình hình kinh doanh tương đối đặc thù, khó dự báo thì mức tăng trưởng trung bình về lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết có thể lên đến 20%.

Đồng thời, định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức tương đối hấp dẫn. Với mức tăng trưởng lợi nhuận như trên, P/E của VN-Index sẽ về mức khoảng 10 lần cho năm 2024, thấp hơn khoảng 26% so với mức định giá của các nước ASEAN-5 (Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan).

Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp xúc với chúng tôi đều thể hiện sự quan tâm lớn đến triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm tới. Họ đánh giá cao sự ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam, sự gia tăng về thu nhập và nhu cầu tiêu dùng của 100 triệu người dân, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài khi các tập đoàn đa quốc gia đang áp dụng chiến lược Trung Quốc + 1 và khả năng nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trong 2-3 năm tới.

Cơ hội vẫn nhiều hơn rủi ro trong 2-3 năm tới - Ảnh 4

Theo bà, dòng tiền sẽ tìm đến nhóm cổ phiếu nào trong năm 2024?

Một số lĩnh vực sẽ có triển vọng tích cực như các ngành công nghệ thông tin, khu công nghiệp, cảng biển, hàng tiêu dùng, các doanh nghiệp được hưởng lợi từ các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và năng lượng. Ngoài ra, một số ngân hàng đang có định giá ở mức hấp dẫn và được kỳ vọng sẽ duy trì mức tăng trưởng khả quan trong những năm tới. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của từng công ty trong các lĩnh vực nêu trên sẽ có sự phân hóa, do đó việc lựa chọn đúng doanh nghiệp để đầu tư sẽ rất quan trọng.

Cơ hội vẫn nhiều hơn rủi ro trong 2-3 năm tới - Ảnh 5

Dưới góc độ công ty quản lý quỹ, với dự báo về cơ hội cũng như thách thức của thị trường nói trên, VinaCapital đã chuẩn bị ra sao cho năm 2024?

Trong việc quản lý các quỹ đầu tư, chúng tôi có chiến lược, quy trình đầu tư cũng như việc kiểm soát rủi ro được áp dụng một cách xuyên suốt. Chúng tôi có mội đội ngũ phân tích và đầu tư mạnh, có nhiều kinh nghiệm, khả năng dự báo tốt, có các phương án đầu tư linh hoạt khác nhau trong các bối cảnh khác nhau của nền kinh tế và môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Kết quả là các quỹ đầu tư của chúng tôi liên tục mang lại lợi nhuận cao hơn đáng kể so với chỉ số tham chiếu trong nhiều năm liền. Chúng tôi hoàn toàn tự tin có thể duy trì kết quả đầu tư tích cực như vậy trong những năm tới.

Cơ hội vẫn nhiều hơn rủi ro trong 2-3 năm tới - Ảnh 6

Với kinh nghiệm đầu tư lâu năm trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bà có lời khuyên gì cho các nhà đầu tư nội địa vào thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024? Và những kiến nghị của bà để phát triển thị trường chứng khoán trong dài hạn?

Các nhà đầu tư nên có một chiến lược đầu tư bài bản và kỷ luật, dựa trên phân tích cơ bản từng cổ phiếu, tránh mua những cổ phiếu không có nền tảng cơ bản hoặc định giá đắt; thận trọng khi sử dụng đòn bẩy tài chính. Đối với các nhà đầu tư không có đủ thời gian và kiến thức để tự đầu tư, có thể xem xét việc mua các quỹ mở.

Quỹ mở cung cấp sự đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm rủi ro so với việc tự đầu tư, cho phép các nhà đầu tư tập trung vào công việc chính mà không cần theo dõi thị trường liên tục. Các quỹ mở hoạt động hiệu quả cũng thường có lợi nhuận tốt hơn các chỉ số chứng khoán chung của thị trường. Ví dụ, lợi nhuận cả năm 2023 của hai quỹ cổ phiếu VINACAPITAL-VESAF và VINACAPITAL-VEOF đạt lần lượt 30,9% và 19,5%. Trong một năm thị trường nhiều biến động, cả hai quỹ cổ phiếu do VinaCapital quản lý đều đã đạt hiệu suất vượt xa chỉ số VN-Index, với mức tăng chỉ là 12,2%. Quỹ cổ phiếu mới thành lập hồi tháng 5/2023 của chúng tôi, VINACAPITAL-VMEEF, cũng ghi nhận mức tăng trưởng 13,2% trong năm 2023, vượt mức tăng của VN-Index tới 6% trong cùng kỳ so sánh.

Tôi cho rằng có 3 vấn đề quan trọng. Thứ nhất, cần triển khai nhanh các giải pháp để nâng hạng thị trường chứng khoán lên thị trường mới nổi. Thứ hai, cần nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết để bảo vệ tốt hơn nữa quyền lợi của các nhà đầu tư, gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ ba, nên có các chính sách khuyến khích và đẩy mạnh việc truyền thông, phổ biến kiến thức để khuyến khích các nhà đầu tư cá nhân gia tăng việc đầu tư thông qua quỹ mở như một phần trong hoạch định tài chính cá nhân của toàn dân.

Cơ hội vẫn nhiều hơn rủi ro trong 2-3 năm tới - Ảnh 7

Khái quát nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng trong năm 2024, bà có thể dùng từ nào để mô tả?

Tôi khá lạc quan về triển vọng kinh tế và đầu tư trong năm 2024. Như đã đề cập ở trên, chúng tôi kỳ vọng một sự hồi phục về tăng trưởng diễn ra trên diện rộng của cả nền kinh tế. Các doanh nghiệp niêm yết sẽ có kết quả kinh doanh tích cực. Ngoài ra, các chính sách điều hành kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục theo định hướng hỗ trợ tăng trưởng. Lãi suất sẽ được giữ ở mức thấp và Nhà nước sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư cơ sở hạ tầng; đồng thời, các khó khăn trong lĩnh vực bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục được giải quyết.

Cơ hội vẫn nhiều hơn rủi ro trong 2-3 năm tới - Ảnh 8

VnEconomy 24/01/2024 14:00

 

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 04-2024 phát hành ngày 22-1-2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Cơ hội vẫn nhiều hơn rủi ro trong 2-3 năm tới - Ảnh 9