Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam trong năm 2023. Đây là những kết quả đáng hoan nghênh nhưng không có gì đáng ngạc nhiên. Thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng từ dưới 6 tỷ USD năm 2003 lên gần 140 tỷ USD vào năm 2022, không có lý do gì để cho rằng xu hướng này sẽ không tiếp tục.
Hoa Kỳ không chỉ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam mà Việt Nam còn là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Hoa Kỳ đối với các sản phẩm nông nghiệp như bông và ngũ cốc. Khi Việt Nam đạt được tiến bộ hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, thương mại sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Có nhiều yếu tố thúc đẩy thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Trong vài năm qua, vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, từ dệt may đến chất bán dẫn, đã tăng cả về quy mô lẫn tầm quan trọng. Trong đại dịch Covid-19, chuỗi cung ứng linh hoạt và đa dạng là yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, các công ty Hoa Kỳ ngày càng tiếp tục chuyển hướng sang Việt Nam để đảm bảo khả năng phục hồi và đa dạng đó. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam và tầng lớp người tiêu dùng đang phát triển nhanh chóng đang mong muốn các sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp thế giới từ Hoa Kỳ, từ hàng không và năng lượng đến công nghệ, chăm sóc sức khỏe và thực phẩm.
Các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ cũng tin tưởng vào sức mạnh và sự ổn định của mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: mối quan hệ song phương chưa bao giờ tốt hơn và tiếp tục bền chặt hơn mỗi ngày. Điều này được thể hiện rõ nét nhất ở chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 9/2023 và thông báo sau đó của Tổng thống Joe Biden và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thống nhất nâng cấp mối quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Thời gian tới, khi Việt Nam đặt mục tiêu nâng cao chuỗi giá trị, sự đổi mới và năng suất sẽ ngày càng trở nên quan trọng. Lao động, công nghệ và các quy định hợp lý sẽ đóng vai trò trung tâm trong vấn đề này. Các nỗ lực đào tạo, giáo dục, nâng cao và đào tạo lại kỹ năng nhằm đảm bảo lực lượng lao động chất lượng cao sẽ là chìa khóa thành công của Việt Nam. Hoa Kỳ cam kết hợp tác với Việt Nam để đạt được điều này.
Chúng ta có 30.000 người Việt Nam học tập tại Hoa Kỳ mỗi năm, con số này sẽ tăng lên 300.000 nếu tính tất cả người Việt Nam tương tác với hệ thống giáo dục Hoa Kỳ theo một cách nào đó, cho dù đó là học từ xa, đào tạo ngắn hạn hay các cơ hội tương tự khác. Chúng tôi kỳ vọng những con số này sẽ tiếp tục tăng. Chúng tôi cũng đã triển khai các chương trình giáo dục và đào tạo STEM mới, hình thức giáo dục mới hướng đến kinh tế tri thức với sự kết hợp của 4 lĩnh vực gồm: khoa học (science), công nghệ (technology), kỹ thuật (engineering) và toán học (math), như Chính phủ của chúng tôi đã đồng ý thực hiện trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden.
Một yếu tố quan trọng khác là quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam đạt được tiến bộ rõ rệt hướng tới mục tiêu NetZero năm 2050. Quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng xanh và tái tạo của Việt Nam sẽ rất cần thiết để thu hút đầu tư chất lượng cao và thúc đẩy thương mại song phương. Sau khi được phê duyệt, Hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khoản đầu tư này. Đây là lĩnh vực không chỉ các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và chính phủ đang đổi mới, mà các tổ chức phi chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại những quan điểm đa dạng cho sự phát triển nhằm hỗ trợ các mục tiêu của chính phủ. Khi tất cả các yếu tố này phối hợp với nhau thì việc chuyển đổi sang năng lượng xanh và năng lượng tái tạo là có thể thực hiện được.
Về triển vọng kinh tế Việt Nam 2024, mặc dù năm 2023 là một năm được đánh dấu bởi sự bất ổn về kinh tế trong bối cảnh khó khăn bên ngoài, tuy nhiên, tôi thấy rằng các nhà dự báo đang đưa ra những triển vọng tăng trưởng ngày càng tích cực trong năm tới. Tôi rất vui vì các dự báo tăng trưởng dài hạn hơn cho thấy Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng Việt Nam sẽ đáp ứng được những dự đoán đó và chúng tôi tin rằng thành công của Việt Nam cũng sẽ dẫn đến thành công cho Hoa Kỳ.
Tôi tin rằng số liệu thương mại song phương năm 2023 là rất tích cực. Việt Nam và Canada đã ghi nhận một năm phát triển kỷ lục trong thương mại song phương năm 2022, tăng hơn 30% so với năm 2021. Tôi kỳ vọng nó sẽ cao hơn nhiều vào năm sau, có hai lý do đằng sau sự tin tưởng này.
Thứ nhất, mặc dù có một số khó khăn kinh tế trong năm qua, tỷ lệ tiêu dùng của Canada vẫn nằm trong nhóm cao nhất của G7. Người Canada vẫn mua sắm rất nhiều và tất nhiên, mua các sản phẩm của Việt Nam.
Thứ hai, xuất khẩu thực phẩm của Canada vào Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là về lúa mì. Trong hai năm qua, lúa mì Canada không được nhập vào Việt Nam do lo ngại về loài sâu có ở các cánh đồng lúa mì ở Canada. Sau cuộc họp của các nhà khoa học từ cả hai bên, Việt Nam đã đạt đến tiêu chuẩn toàn cầu và nhận thức được rằng đây là một loài sâu không gây nguy hiểm và đã loại bỏ nó khỏi danh sách. Vì vậy, lúa mì Canada hiện đang được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho thương mại song phương trong thời gian tới.
Về triển vọng đầu tư, năm 2024 sẽ là một năm quan trọng cho Canada. Xu hướng đầu tư thường đi cùng với xu hướng thương mại song phương, do đó, khi các nhà xuất khẩu Canada nhận thấy họ có một thị trường tốt và có đối tác tốt ở thị trường đó, họ sẽ bắt đầu nghĩ về đầu tư. Vì vậy, đầu tư của Canada trong hai năm qua vào Việt Nam đã khá ổn định, có sự tăng trưởng nhỏ, nhưng có lẽ năm 2024 sẽ ghi nhận một bước đột phá mới.
Tôi muốn nói một chút về việc dưới góc độ Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Canada, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia nơi mà tất cả mục tiêu của chiến lược của chúng tôi đều được thực hiện. Cho dù là an ninh, phát triển, thương mại, môi trường và biến đổi khí hậu, hay đơn giản là thúc đẩy mối quan hệ chính trị, Việt Nam đều là trọng tâm của chiến lược. Điều này đã ghi nhận thêm sự phát triển của mối quan hệ giữa Canada và Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực đó từ trước, nhưng nơi chúng tôi nhìn thấy Việt Nam trở thành một đối tác quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh, phát triển và thương mại trong toàn khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh rằng môi trường cũng là một phần quan trọng của an ninh biển. Canada đang triển khai dự án hỗ trợ phát triển để hỗ trợ cộng đồng ven biển thông minh tại Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, chúng tôi đã công bố Quỹ Đại dương chung để hỗ trợ các đối tác như Việt Nam trong khu vực quản lý tốt hơn nguồn lợi thủy sản. Hiện tại, chúng tôi đang hợp tác với Việt Nam để thảo luận cách chúng tôi có thể cung cấp hỗ trợ đó.
Thật tuyệt vời khi thấy thương mại song phương giữa Việt Nam và Na Uy tăng trưởng ổn định trong những năm qua. Bên cạnh đó, một sự thật thú vị có thể được xem là tin tốt cho Việt Nam, đó chính là Na Uy nhập khẩu từ Việt Nam nhiều hơn xuất khẩu sang Việt Nam. Trong đó, Na Uy đang nhập khẩu nhiều sản phẩm của Việt Nam như thiết bị điện tử, giày dép, thậm chí cả hải sản. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm khiêm tốn cần cải thiện và việc xúc tiến thương mại song phương giữa hai nước là cần thiết trong những năm tới.
Ví dụ: về mặt hàng hải sản, cá hồi Na Uy đã nổi tiếng ở Việt Nam, nhiều hải sản từ Na Uy sẽ được giới thiệu tới khách hàng Việt Nam. Cả hai nước đều là những nhà xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới với nhiều mặt hàng sản phẩm khác nhau và bổ sung cho nhau, vì vậy, Na Uy và Việt Nam có thể hợp tác cùng nhau trong lĩnh vực này để thúc đẩy thương mại theo cả hai hướng và mở rộng thị trường của cả hai nước.
Việc kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam và 4 nước thuộc Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA) sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy hợp tác thương mại giữa các nước EFTA trong khu vực với Việt Nam. Điều này mở ra nhiều cơ hội đầu tư vào Việt Nam cho các công ty Na Uy trong các lĩnh vực nền kinh tế xanh và kinh tế đại dương bền vững.
Ngoài ra, ngày 25/11/2023, Việt Nam và Na Uy đã kỷ niệm 52 năm quan hệ ngoại giao một cách đặc biệt đáng nhớ với chuyến thăm chính thức Na Uy của Phó Chủ tịch nước Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân. Chuyến thăm kết thúc thành công tốt đẹp với Thông cáo báo chí chung giữa hai bên hoan nghênh sự phát triển đáng kể trong quan hệ song phương giữa hai nước trong những năm gần đây và bày tỏ ý định vững chắc nhằm tăng cường và mở rộng hơn nữa các mối quan hệ này.
Trong chuyến thăm đó, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Støre và Phó Chủ tịch nước Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân đã thảo luận về khả năng thiết lập hợp tác chiến lược giữa hai nước trong các lĩnh vực chuyển đổi năng lượng xanh và kinh tế đại dương bền vững. Các hợp tác chiến lược này sẽ tạo ra những cơ hội mới và tạo khuôn khổ cho cả hai bên nhằm tăng cường hợp tác liên quan đến năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn và các hoạt động kinh tế xanh. Chính vì vậy mà tôi rất lạc quan vì chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao giữa hai nước và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có kinh doanh và thương mại.
Về triển vọng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024, dự báo của IMF cho thấy Việt Nam được dự đoán sẽ nằm trong số 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu vào năm 2024, với mức tăng trưởng GDP dự kiến là 5,8%. Trong bối cảnh bất ổn địa chính trị ở châu Âu và Trung Đông, cùng những thách thức mà nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phải đối mặt, bao gồm lãi suất cao, giá năng lượng tăng và sự suy thoái của các nền kinh tế lớn trên thế giới, tôi hy vọng Việt Nam vẫn có thể vượt qua những thách thức đó.
Việt Nam là nơi đặt trụ sở của hơn 40 doanh nghiệp của Na Uy. Kể từ khi đến Việt Nam một năm trước, tôi nhận thấy rằng Việt Nam nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp của Na Uy hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn và nuôi trồng thủy sản.
Với Kế hoạch huy động nguồn lực mà Việt Nam hiện đang triển khai cho quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) giữa G7, Na Uy, Đan Mạch và Việt Nam, năm 2024 sẽ đánh dấu năm đầu tiên chúng tôi thực hiện kế hoạch này. Trong đó, điện gió ngoài khơi có thể sẽ là lĩnh vực ưu tiên trong JETP. Đóng góp của Na Uy thông qua JETP sẽ thông qua Quỹ đầu tư khí hậu (lên tới 250 triệu USD). Những khoản đầu tư này sẽ phụ thuộc vào khung pháp lý và môi trường đầu tư.
Giảm phát thải kết hợp với xử lý và sử dụng rác thải nhựa không tái chế để thay thế than trong lò nung xi măng cũng là lĩnh vực hợp tác tiềm năng, khi ngành xi măng chiếm 20% lượng phát thải khí nhà kính. Chất thải nhựa không thể tái chế có thể trở thành nguyên liệu đầu vào tiềm năng thay thế than đá, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng. Tất nhiên, chi phí và công nghệ là yếu tố tiên quyết, nhưng đây cũng có thể là lĩnh vực tiềm năng mà Na Uy có thể hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam.
Năm 2024, tôi hy vọng Na Uy và Việt Nam có thể ký thỏa thuận miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực chuyển đổi năng lượng xanh, kinh tế đại dương bền vững. Điều này có thể tạo ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh hơn trong các lĩnh vực này.
Ngoài ra, để tăng cường hợp tác giữa hai nước, tăng cường các hoạt động ngoại giao thường xuyên là điều cần thiết. Đại sứ quán Na Uy đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác địa phương và những người ra quyết định quan trọng trong các lĩnh vực mà chúng tôi làm việc cùng nhau. Chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại, thảo luận chính trị, hợp tác và thực hiện các cam kết chung. Bên cạnh đó, chúng tôi hy vọng có thể tổ chức các chuyến thăm cấp cao hai chiều giữa hai nước.
Với mối quan tâm chung và việc bắt đầu triển khai JETP, Việt Nam và Na Uy sẽ cùng nhau mở rộng hợp tác về chuyển đổi xanh và chống biến đổi khí hậu cũng như phát triển nền kinh tế đại dương bền vững. Ngoài ra, sự hợp tác song phương giữa Việt Nam và Na Uy đang ngày càng mở rộng - với năng lượng tái tạo, nền kinh tế tuần hoàn và nuôi trồng thủy sản - ở cấp chính phủ và thông qua khu vực tư nhân.
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 10/1990, Việt Nam đã trở thành một trong những đối tác chính của Liên minh châu Âu (EU) trong khu vực, với số lượng hiệp định cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam Á, bao gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Thỏa thuận Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). EU và Việt Nam đã thiết lập hợp tác trong các lĩnh vực bao gồm vấn đề chính trị, hòa bình và an ninh, thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, thương mại và phát triển. Năm 2012, việc ký kết Hiệp định khung về Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA) đánh dấu cam kết của EU trong việc củng cố và mở rộng phạm vi của mối quan hệ hợp tác lợi ích chung với Việt Nam. PCA có hiệu lực từ năm 2016, tiếp tục mở rộng phạm vi hợp tác EU-Việt Nam trong các lĩnh vực như thương mại, môi trường, năng lượng, khoa học và công nghệ, quản lý tốt, nhân quyền, du lịch, văn hóa, di cư, chiến đấu chống tham nhũng và tội phạm tổ chức. Kể từ khi EU công bố Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào năm 2021, Việt Nam đã được coi là đối tác chủ chốt trong khu vực.
Hướng tới năm 2025 và xa hơn, tôi có thể nói rằng châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, là nơi thiết kế cho thế kỷ tiếp theo. Trong tất cả các trụ cột của sự hợp tác của chúng tôi với khu vực, Việt Nam có vai trò rất quan trọng. Chúng tôi rất mong đợi kỷ niệm cột mốc 35 năm quan hệ ngoại giao với đối tác ở Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau vào năm 2025.
Triển vọng cho mối quan hệ kinh tế và thương mại giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam là rất tích cực. Mối quan hệ thương mại, kinh tế và đầu tư giữa hai bên đã được xây dựng trên nền tảng vững chắc. EVFTA đã trở thành một phương tiện quan trọng đưa mối liên kết thương mại giữa hai nền kinh tế lên mức chưa từng có. Trong năm 2022, xuất khẩu của EU sang Việt Nam tăng 18% và xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng mạnh hơn, là 33%, theo số liệu từ Eurostat. Sự tăng trưởng này đại diện cho sự mở rộng xuất khẩu song phương cao nhất giữa Việt Nam và bất kỳ đối tác thương mại nào trong năm đó.
Thương mại song phương đã phát triển mạnh mẽ kể từ khi EVFTA có hiệu lực, chỉ giảm nhỏ vào năm 2020 dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Để đưa ra dự đoán chính xác về xu hướng trong những năm tới, quan trọng là phải nhìn nhận một cách sâu sắc vào mô hình thương mại của những năm gần đây.
Trước khi EVFTA có hiệu lực, tăng trưởng hàng năm trung bình của xuất khẩu của Việt Nam vào EU là 5-7%, trong khi xuất khẩu của EU vào Việt Nam là 3-5%. Ngoại trừ năm 2020, trong bối cảnh dịch Covid-19, mối quan hệ thương mại song phương đã phát triển mạnh mẽ, với tỷ lệ tăng hai chữ số. Trong năm 2021, xuất khẩu của EU vào Việt Nam tăng 21%, trong khi nhập khẩu tăng 12%. Xu hướng này tiếp tục trong năm 2022, với xuất khẩu của EU tăng 18% và xuất khẩu của Việt Nam tăng 33%.
Trong suốt 5 năm gần đây, từ 2017-2022, tức là hai năm trước khi EVFTA có hiệu lực và ba năm sau khi thực hiện, đã có tăng trưởng hàng năm 5% đối với xuất khẩu của EU và gần 11% đối với xuất khẩu của Việt Nam, gần như gấp đôi so với tăng trưởng trung bình hàng năm thông thường khi không có Hiệp định Thương mại tự do. Tôi cung cấp dữ liệu cho giai đoạn 5 năm này một cách có chủ đích để thể hiện cách EVFTA đã làm trung hòa các ảnh hưởng tiêu cực của các cuộc khủng hoảng và cải thiện mối quan hệ thương mại của chúng ta.
Do sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại song phương trong những năm qua, chúng ta có thể kỳ vọng một đà chậm lại trong tăng trưởng trong thời gian tới. Chúng tôi đã theo dõi cẩn thận các dòng thương mại trong năm 2023 và thật sự đã chú ý đến xu hướng giảm trong mô hình thương mại. Từ tháng 1 đến tháng 9/2023, thương mại hai chiều giảm 7% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 43,7 tỷ EUR (48,22 tỷ USD), theo Eurostat. Xuất khẩu của Việt Nam giảm 6,8%, xuống còn 35,3 tỷ EUR (38,95 tỷ USD), trong khi xuất khẩu của EU giảm 8,2% xuống còn 8,5 tỷ EUR (9,38 tỷ USD). Các con số này cho thấy sự điều chỉnh trong mô hình thương mại của mối quan hệ thương mại song phương trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu khó khăn. Tôi cho rằng điều chỉnh như vậy có thể tiếp tục vào năm 2024 trước khi ổn định và phục hồi mạnh mẽ vào năm 2025 và những năm tiếp theo.
VnEconomy 10/02/2024 03:00
Nội dung đầy đủ của bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 7+8-2024 phát hành ngày 12-25/02/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam