Dịch tả lợn châu Phi là gì mà đáng sợ như vậy?
Những ngày này, nhiều người dân hoang mang và ngại ăn thịt lợn, chỉ vì những tin đồn về dịch bệnh.
Theo thống kê từ Cục Thú y, đến hết ngày 6/3, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại hơn 330 hộ, 49 xã, 20 huyện của 9 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Điện Biên và Hòa Bình).Dịch lây lan kinh hoàng như thế nào?Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus African swine fever virus (ASFV) gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn, ở tất cả các loại lợn với tỷ lệ chết cao, lên đến 100%. Bệnh lây truyền qua các đàn lợn thông qua việc tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh. Dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh, ở phạm vi rộng và làm ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi, an sinh xã hội và môi trường là rất lớn.Theo ARCGIS, tả lợn châu Phi được phát hiện lần đầu ở Kenya năm 1921 và nhanh chóng lan sang các quốc gia châu Phi khác. Năm 1957, dịch tấn công Bồ Đào Nha. Đây là lần đầu tiên tả lợn châu Phi ảnh hưởng đến châu lục khác song lập tức được kiểm soát.Ba năm sau, tả lợn châu Phi lại trỗi dậy ở Bồ Đào Nha với quy mô lớn. Từ đây, bệnh lan sang Tây Ban Nha, Pháp, Italy, Malta, Bỉ, Hà Lan rồi vượt đại dương đến Trung và Nam Mỹ (Cuba, Cộng hòa Dominica, Haiti, Brazil).
Năm 2007, tả lợn châu Phi vào Georgia qua các hải cảng và lan sang các nước láng giềng như Armenia và Azerbaijan. Cuối năm đó, dịch xâm nhập Nga qua những con lợn rừng mắc bệnh ở biên giới với Georgia. Ban đầu, dịch chỉ ảnh hưởng đến quần thể lợn rừng phía nam nước này, sau đó lây sang lợn nuôi. Từ năm 2009 đến 2011, Nga trải hai đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi.Tháng 7/2012, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) nhận báo cáo của Ukraine về lần đầu tiên dịch xuất hiện trên lợn nuôi. Tháng 6/2013, đến lượt Belarus bị ảnh hưởng. Từ năm 2014 đến 2015, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục xuất hiện ở các nước châu Âu nhưng chủ yếu ảnh hưởng tới lợn rừng. Năm 2017, dịch lan sang hai nước mới là Czech và Romania.Tháng 8/2018, Trung Quốc phát hiện ổ dịch đầu tiên tại tỉnh Hắc Long Giang. Đến cuối tháng 2/2019, Trung Quốc có 105 ổ dịch tại 25 tỉnh, nhiều ổ dịch nằm tại tỉnh Vân Nam và Quảng Đông, ngay gần biên giới với Việt Nam. Tổng cộng, Trung Quốc đã tiêu hủy hơn 950.000 con lợn.Tại Nhật Bản, từ đầu tháng 9/2018 nước này ghi nhận trở lại dịch bệnh tả lợn tại một nông trại tại miền Trung sau 26 năm (kể từ năm 1992). Ngay lập tức, Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp để phòng chống dịch như: Tiêu hủy gần 600 gia súc nghi ngờ mắc bệnh, khử trùng diệt khuẩn nông trại, khoanh vùng khu vực nhiễm bệnh, ngừng xuất khẩu thịt lợn, thành lập đội các phản ứng nhanh và điều chuyên gia để phân tích nguyên nhân, đường lây truyền của bệnh.Theo thống kê của OIE, tính từ năm 2017 đến ngày 18/2/2019, đã có 20 quốc gia báo cáo bệnh dịch tả lợn châu Phi, trong đó nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Trung Quốc - nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới. Ông Juan Lubroth - Giám đốc Chương trình Thú y toàn cầu của Quỹ Nông lương Liên Hiêp Quốc (FAO) cho biết: "Dịch tả lợn châu Phi có thể lây nhiễm xuyên biên giới thông qua việc vận chuyển, lưu hành các sản phẩm thịt lợn bị nhiễm bệnh và gần như chắc chắn sẽ xảy ra. Vấn đề chỉ là thời gian".
Có lây sang người không?
Virus gây ra bệnh dịch tả châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, heo vẫn có khả năng mang virus trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy nếu để xảy ra bệnh sẽ rất khó để loại trừ được mầm bệnh.Cũng theo OIE, "siêu" virus này có khả năng kháng khuẩn và khử trùng. Nó tồn tại trong thời gian 2 - 4 tháng trong một cơ sở bị nhiễm bệnh và 5 - 6 tháng trong thịt bị nhiễm bệnh. Virus này có thể sống sót trong xúc xích hun khói hoặc một phần xúc xích và các sản phẩm thịt heo khác. Tuy nhiên nó có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C trong 70 phút hoặc ở 60°C trong 20 phút.Theo các chuyên gia của FAO, virus của dịch tả lợn hiện không có vaccine, không thể chữa nhưng không phải là nguy cơ trực tiếp đối với con người. Do đó, người dân cần bình tĩnh, không nên hoang mang tẩy chay tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh.Tuy nhiên, theo PGS Nguyễn Bá Hiên, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tả lợn không gây bệnh trên người nhưng lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt. Lợn bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, cúm, thương hàn... Những bệnh này mới gây nguy hiểm cho người bởi làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt khi con người ăn tiết canh, ăn thịt lợn bệnh chưa nấu chín kỹ.
Khi lợn mắc bệnh tai xanh, liên cầu khuẩn tồn tại trong miệng, mũi con vật sẽ bùng lên. Người bị trầy xước hoặc có vết thương, tiếp xúc với lợn bệnh sẽ bị vi khuẩn xâm nhập. Khi nhiễm khuẩn, người bệnh thường sốt cao, đau đầu, buồn nôn, xuất huyết ở một số nơi trên cơ thể. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc tiêu hóa, nặng hơn là viêm màng não.Người tiêu dùng nên mua thịt tại các cửa hàng uy tín, có nguồn gốc và nhãn mác rõ ràng, nên mua thịt lợn tại các hàng đã được cơ quan thú y kiểm dịch, không mua thịt giá rẻ, bán dạo trên đường không rõ xuất xứ, không mua thịt lợn tại các vùng nằm trong ổ dịch.
Để phân biệt được thịt lợn khỏe mạnh, người dân có thể quan sát bằng mắt thường, sẽ thấy thịt có màu đỏ tươi tự nhiên, mỡ trắng sáng, da không có các đốm hay các vết khác thường. Tuyệt đối không mua thịt có màu lạ như nâu, xám, đỏ thâm, xanh nhạt, nếu chạm tay thấy chảy nhớt thì đó là thịt ôi hoặc đã mắc bệnh.