GVR điều chỉnh lợi nhuận công ty mẹ giảm gần 1.000 tỷ, còn 2.059 tỷ đồng
Theo GVR, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và việc thực hiện giãn cách kéo dài đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty mẹ.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - Công ty Cổ phần (mã GVR-HOSE) thông báo điều chỉnh kế hoạch SXKD năm 2021 của công ty mẹ.
Theo GVR, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và việc thực hiện giãn cách kéo dài đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty mẹ.
Do đó, HĐQT GVR thông qua việc điều chỉnh doanh thu giảm 492 tỷ đồng từ 4.291 tỷ xuống còn 3.799 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế giảm 1.147 tỷ đồng từ 3.206 tỷ xuống 2.059 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ năm 2021 giảm gần 1.000 tỷ đồng từ 3.041 tỷ đồng còn 2.059 tỷ đồng.
Tuy nhiên, GVR không thay đổi kế hoạch kinh doanh hợp nhất với tổng doanh thu đạt hơn 26.900 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm trước và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 4.560 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ.
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu hợp nhất của GVR đạt 16.694 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.816 tỷ đồng, lần lượt tăng 38% và 90% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành được 62% mục tiêu doanh thu và 83% mục tiêu lợi nhuận hợp nhất.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu công ty mẹ trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 745 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ (532 tỷ) và lãi sau thuế đạt gần 859 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ (751 tỷ đồng).
Ngày 12/1 tới đây, tập đoàn sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2021 theo hình thức trực tuyến để bầu HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2021-2026.
Mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã tăng giá mục tiêu của GVR chủ yếu do tác động tích cực từ việc cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2022 và dự báo lợi nhuận cao hơn của chúng tôi đối với mảng mủ cao su tự nhiên; chúng tôi tăng biên lợi nhuận gộp dự phóng của mảng kinh doanh này trong giai đoạn 2022-2025 từ 24%-28% lên 26%-30%.
Tương ứng với các dự báo điều chỉnh của chúng tôi cho biên lợi nhuận gộp của mảng mủ cao su tự nhiên, chúng tôi nâng dự báo tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cho GVR trong giai đoạn 2022-2025 thêm 2,7%. Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận từ mảng mủ cao su tự nhiên của GVR sẽ được hưởng lợi từ mức tăng của giá bán trung bình (ASP).
Trong khi đó, VCSC giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2021 thêm 1,5% chủ yếu do khung thời gian dự phóng để ghi nhận các khoản lãi từ thoái vốn bị kéo dài, được hỗ trợ một phần bởi KQKD tích cực hơn của mảng cao su tự nhiên.
Ngoài ra, VCSC dự báo doanh thu đạt 27 nghìn tỷ đồng (+28% YoY) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 4,6 nghìn tỷ đồng (+21% YoY) trong năm 2021. Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận tăng mạnh chủ yếu nhờ KQKD khả quan của mảng cao su tự nhiên, nhưng một phần bị ảnh hưởng do doanh thu tài chính giảm mạnh.
Đối với năm 2022, VCSC giả định doanh thu đạt 29 nghìn tỷ đồng (+8,4% YoY) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 5 nghìn tỷ đồng (+10% YoY). Chúng tôi cho rằng tăng trưởng doanh thu sẽ giảm tốc sau khi tăng nhanh trong năm 2021 do ASP của cao su tự nhiên hạ nhiệt. Trong khi đó, lợi nhuận sẽ được thúc đẩy mức tăng so với cùng kỳ năm trước của thu nhập tài chính nhờ các khoản lãi từ thoái vốn.
Bên cạnh đó, VCSC tin rằng GVR là công ty hưởng lợi chính từ nhu cầu đất KCN tăng cao tại Việt Nam và giá cao su tự nhiên tăng. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng định giá của GVR hiện đã khá phù hợp sau khi giá cổ phiếu tăng mạnh trong thời gian qua - dù việc ghi nhận giá trị quỹ đất lớn chưa được thực hiện.
VCSC cho biết, yếu tố hỗ trợ/(rủi ro) đối với GVR là quá trình phê duyệt/phát triển nhanh/(bị hoãn) đối với các KCN trong tương lai và giá cao su tự nhiên tăng/(giảm).
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/1/2022, giá cổ phiếu GVR tăng thêm 2,13% lên mốc 38.400 đồng/cổ phiếu.