Hiến kế giúp “xanh hóa” nền kinh tế Việt Nam - Ảnh 1
Hiến kế giúp “xanh hóa” nền kinh tế Việt Nam - Ảnh 2

""Một trong những điều đầu tiên mà chúng ta cần nhìn nhận là trong vài năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia triển khai năng lượng xanh mạnh mẽ nhất trên thế giới.

Trên thực tế, 54% năng lượng tại Việt Nam là năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, để đưa 54% này sử dụng trong thực tế là một thách thức rất lớn. Các bạn mới chỉ đang sử dụng một phần rất nhỏ trong số này. Song 54% cũng đã là một con số thuộc hàng đầu thế giới.

Vì vậy, chúng ta cần thúc đẩy để làm sao khu vực tư nhân, doanh nghiệp có thể tham gia vào lĩnh vực này, bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió.

Một thách thức nữa là làm sao để tiết kiệm năng lượng. Thật không may, Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ điện nhiều nhất thế giới. Vì vậy, chúng ta cần làm sao có thể tiết kiệm ít nhất 10% lượng tiêu thụ trên đầu người.

Tựu trung lại, các bạn cần thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo, song song với đó là sử dụng năng lượng một cách hiệu quả".

Hiến kế giúp “xanh hóa” nền kinh tế Việt Nam - Ảnh 3

"Việt Nam là quốc gia đang phát triển đầu tiên đưa ra những cam kết mạnh mẽ về vấn đề biến đổi khí hậu. Tôi rất vui vì điều này.

Ở châu Âu, chúng tôi đã bắt đầu hành trình này từ nhiều năm trước. Chúng tôi buộc phải làm vậy bởi không sở hữu nguồn tài nguyên hóa thạch dồi dào.

Việc này đã trở thành DNA của gần như mọi công dân châu Âu.

Ở đất nước các bạn, còn rất nhiều điều phải làm để đạt được các mục tiêu về ứng phó biến đổi khí hậu. Tôi cho rằng điều quan trọng không phải là bắt đầu hành trình này ở lĩnh vực nào bởi đây là trách nhiệm của tất cả mọi lĩnh vực.

Tất nhiên, một số lĩnh vực đang phát thải carbon nhiều hơn những lĩnh vực khác và chắc chắn họ phải nỗ lực hơn. Tôi cho rằng chúng ta cần cùng nhau nỗ lực. Hành trình xanh hóa nền kinh tế đã được nói đến từ 13 năm rồi. Bây giờ cần làm sao thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm, đặc biệt là việc biến rác thải năng lượng.

Việt Nam dù không phải nước gây ô nhiễm nhất nhưng không thể không hành động ngay. Cần tận dụng kinh nghiệm của các nước đi trước".

Hiến kế giúp “xanh hóa” nền kinh tế Việt Nam - Ảnh 4

"Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên chiếm 19% diện tích cả nước, sông ngòi chằng chịt, thuận lợi phát triển nông nghiệp nhưng cũng chịu tác động lớn từ biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thủy điện đầu nguồn tác động đến đời sống người dân, đến sản xuất.

Tỉnh Đồng Tháp, nơi có 70% dân số sống bằng nghề nông, do vậy chúng tôi nhận thức được rằng làm sao tăng giá trị sản xuất nông nghiệp nhưng giảm phát thải khí nhà kính, làm sao đỡ tác động người sản xuất khi dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong sản xuất, sản phẩm làm ra sạch đáp ứng nhu cầu, xu thế người tiêu dùng trên thị trường.

Vấn đề cốt lõi là tỉnh thấy được việc phải tái cơ cấu nông nghiệp cách đây đã 10 năm. Chúng tôi tận dụng nhiều nguồn lực từ tổ chức quốc tế khi phát triển bền vững sinh kế trong mùa lũ, thích ứng biến đổi khí hậu, tạo mô hình để bà con tận dụng thế mạnh địa phương tận dụng mùa lũ, kết hợp sản xuất, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, tăng thu nhập người dân.

Đồng Tháp định hướng thời gian tới, trong quy hoạch tỉnh tích hợp vào để phát triển tốt hơn trong tăng trưởng xanh, đặc biệt Nghị quyết Đảng Bộ tỉnh xác định tái cơ cấu ngành nông nghiệp 2025, định hướng 2030 trong đó xây dựng nông thôn mới, Nghị quyết chuyển đổi số của tỉnh xác định kinh tế số, xã hội số, chính quyền số".

Hiến kế giúp “xanh hóa” nền kinh tế Việt Nam - Ảnh 5

"Chúng tôi nhận thấy muốn hội tụ các nguồn lực thì phải có giáo dục đào tạo, phải có y tế chất lượng cao. Nghe qua tưởng chừng không liên quan gì đến tăng trưởng xanh nhưng thực ra có sự cộng hưởng.

Phát triển điện gió cần có sự bảo trì bảo dưỡng và điều này phụ thuộc vào các công nhân, kỹ sư. Nhưng nếu nguồn nhân lực lại xuất phát từ nơi khác thì người dân ở Bạc Liêu không được hưởng lợi. Vì vậy, cần phải tăng cường đào tạo nhân lực để chuyển giao.

Trong thời gian qua, chúng tôi triển khai 8 dự án điện gió, nếu không sử dụng nguồn lực tại chỗ thì không thể đóng điện đúng tiến độ và không thể đảm bảo phòng chống dịch. Do đó, chúng ta cần phải làm cho thế hệ trẻ yêu quê hương mình, thấy được tại sao phải phát triển xanh, tại sao phải đi bảo vệ môi trường.

Bạc Liêu đã thông qua các mô hình tham quan điện gió, khu vực sản xuất tôm, di lịch sử gắn với khu vực sản xuất này để người trẻ cảm thấy nếu mình có đi học và quay về thì vẫn có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp tại Bạc Liêu xuất phát từ chính các lứa trẻ địa phương. Họ đi học xong rồi quay về phát triển du lịch sinh thái và rất thành công".

Hiến kế giúp “xanh hóa” nền kinh tế Việt Nam - Ảnh 6

"Về chính sách thuế đối với tăng trưởng xanh, Bộ Tài chính đã rà soát ban hành để góp phần tạo khuôn khổ pháp lý thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Chính sách đề cập đến hai trụ cột.

Thứ nhất, chúng tôi ban hành thuế bảo vệ môi trường đối một số mặt hàng kịch khung như: xăng, dầu diezen, nhờn, túi nilon. Trái lại, phát triển ôtô điện thì được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt. Có thể nói rằng chính sách thuế này góp phần hạn chế sản xuất sử dụng hàng hoá gây ô nhiễm môi trường.

Thứ hai, các loại thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, xuất nhập khẩu… được bổ sung sửa đổi thúc đẩy tăng trưởng xanh phát triển bền vững.

Về chính sách chi, việc ưu tiên cho tăng trưởng xanh ngày càng hoàn thiện. Ví dụ, chi ngân sách bảo vệ môi trường thời gian qua được bố trí ở mức không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách gồm cả Trung ương địa phương; chi cho khoa học phát triển công nghệ, các chương trình cấp quốc gia, các dự án nghiên cứu xử lý chất thải rắn... cũng được ưu tiên.

Bộ Tài chính là cơ quan làm chính sách và cân đối nguồn, chúng tôi ý thức rằng do nguồn lực hạn chế nên rất cần sự đồng hành của xã hội, nhà tài trợ nước ngoài thì mới đạt mục tiêu đề ra".

Hiến kế giúp “xanh hóa” nền kinh tế Việt Nam - Ảnh 7

"Tôi nghĩ rằng việc chuyển đổi nền kinh tế xanh cho một quốc gia hoặc cho các tổ chức sẽ đòi hỏi một giải pháp lâu dài, đó cũng là cách tiếp cận nhiều mặt.

Đối với ngành bất động sản chịu trách nhiệm cho hơn 30% lượng khí thải carbon toàn cầu và gần 1/3 tổng lượng chất thải, do đó ở đây trọng tâm là sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên và cam kết nhiều hơn đối với môi trường bằng cách giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và cũng bằng cách nâng cao hiệu quả.

Chúng tôi đã tự hỏi mình rằng chúng tôi có thể làm gì, ở đâu để có thể mang lại nhiều tác động tích cực nhất cho môi trường. Không một ai, một nhóm hay một quốc gia nào có thể làm được mọi thứ. Đó là nỗ lực của cả tập thể.

Vì vậy, là một doanh nghiệp trong ngành bất động sản, chúng tôi thấy rằng có thể tạo ra tác động lớn nhất về mặt ý tưởng, quy hoạch. Thực tế, ngay trong giai đoạn thiết kế, chúng tôi đã phải nỗ lực rất nhiều để xem có thể làm gì cho môi trường.

Thêm vào đó, với vai trò là một nhà phát triển bất động sản, chúng tôi có thể làm được nhiều điều liên quan đến chuỗi cung ứng. Chúng tôi đang cố gắng xanh hóa chuỗi cung ứng bằng cách nhấn mạnh vào việc doanh nghiệp của mình ưu tiên bảo vệ môi trường.

Tôi nghĩ những gì chúng tôi có thể làm ở Việt Nam cũng giống như những gì chúng tôi có thể làm cho bất kỳ quốc gia nào khác".

Hiến kế giúp “xanh hóa” nền kinh tế Việt Nam - Ảnh 8

"Tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, phát triển bền vững là chủ đề không mới và là xu thế tất yếu, là mục tiêu phát triển của doanh nghiệp và từng quốc gia.

Tuy nhiên, ở mức độ công nghiệp khác nhau, quốc gia khác nhau, đặc biệt doanh nghiệp khác nhau sẽ có những cam kết khác nhau. Những cam kết này nằm ở chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển và chiến lược sản phẩm của các doanh nghiệp.

Và với những cam kết rõ ràng, tôi tin rằng doanh nghiệp có thể dễ dàng huy động các nguồn lực khác nhau để hiện thực hóa cam kết.

Ngoài ra, thời gian gần đây, cụm từ ESG (Environment, Social, Governance) rất phổ biến. Ví dụ một doanh nghiệp da giày, cả ngành thủy sản hay một địa phương thì chắc chắn trong mô hình chuyển đổi xanh có ba cấu phần liên quan đến tương tác với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường quản trị.

Vấn đề là quản trị như thế nào trong mối tương tác ESG đó. Nếu quản trị tốt nó sẽ giúp khai thông được những nguồn tài chính xanh, hay những nguồn tài trợ mà trong đó bao gồm cả trái phiếu xanh.

Nhìn chung, các quỹ đầu tư nước ngoài lớn họ sẽ nhắm tới các doanh nghiệp có được môi trường ESG tương tác một cách hài hoà, cân đối trong cả ngắn hạn và dài hạn".

Hiến kế giúp “xanh hóa” nền kinh tế Việt Nam - Ảnh 9

"Vấn đề đặt ra cho Việt Nam hiện nay là huy động nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng xanh. Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đang làm việc với các nhà tài trợ để tìm cách khơi thông nguồn lực này.

Thậm chí Việt Nam cũng cần nghĩ tới những sáng kiến để đưa ra trong COP 27, qua đó thu hút và khơi thông các nguồn lực một cách tốt nhất.

Đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các doanh nghiệp FDI thế hệ mới là “không ai bị bỏ lại phía sau” và phải đảm bảo được cân bằng giữa thế hệ hôm nay và mai sau, cân bằng giữa các vùng miền. Trong đó, khu vực phát thải nhiều phải trả tiền cho khu vực có thể hấp thụ cacbon.

Bên cạnh đó, theo hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, cuối năm 2022 sẽ ban hành danh mục xanh. Danh mục này giúp từng lĩnh vực như năng lượng, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, khai khoáng… cần phải thực hiện như thế nào để đạt được tiêu chí xanh. Những doanh nghiệp đạt được tiêu chí xanh thì mới có khả năng tiếp cận được nguồn trái phiếu và tín dụng xanh.

Việt Nam sẽ cố gắng ban hành danh mục xanh để có thể hài hòa với các tiêu chí xanh hiện nay của IFC, WB, ADB… cũng như các nhà tài trợ khác".

Hiến kế giúp “xanh hóa” nền kinh tế Việt Nam - Ảnh 10

"Quá trình chuyển đổi xanh, chống biến đổi khí hậu là xu thế không thể đảo ngược, mang lại nhiều thách thức nhưng cũng đem đến cả những cơ hội về phát triển đất nước, mang lại một nền kinh tế thịnh vượng hơn, tươi đẹp hơn và bền vững hơn về môi trường.

Trong thời gian qua, với nỗ lực của mình, Việt Nam đã chứng minh có thể dẫn đầu trong một số lĩnh vực. Điển hình như việc phát triển năng lượng tái tạo đã được bạn bè quốc tế công nhận.

Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng khi so sánh với Bắc Âu về phát triển điện gió, điện mặt trời. Nếu tiếp tục phát huy được sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn. Ngoài ra, chúng ta cũng có tiềm năng tiết kiệm năng lượng nhưng việc này vẫn đòi hỏi nỗ lực nhiều ngành khác nhau để đóng góp quá trình chuyển đổi xanh.

Một điều nữa, tôi cho rằng mỗi doanh nghiệp cũng đều có trách nhiệm đóng góp cho quá trình chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi nỗ lực nhiều đối tác khác nhau, Chính phủ, bộ ngành, doanh nghiệp, người dân.

Đặc biệt, những quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước thể hiện qua các chương trình hành động, các nghị quyết, hay như các hành động của Chính phủ và các bộ, ngành sẽ có tác động tích cực đến quyết tâm của từng địa phương và từng doanh nghiệp".

Hiến kế giúp “xanh hóa” nền kinh tế Việt Nam - Ảnh 11

VnEconomy 14/04/2022 06:00