Hỏi đáp về vitamin D
Sau những ngày mưa, nắng lại chứa chan. Bạn nên tranh thủ tận hưởng nguồn bổ sung vitamin D lý tưởng và cực kỳ dồi dào này. Tuy nhiên, liệu lượng vitamin D từ ánh nắng đó có đủ?
Vitamin D là chất "dẫn truyền" quan trọng để cơ thể tổng hợp canxi, tuy nhiên loại dưỡng chất này không thể cung cấp thông qua thức ăn mà chỉ có thể hình thành khi da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trong cuộc sống hiện đại, khi mọi người 24/24h mỗi ngày đều làm việc trong các tòa nhà không có ánh nắng mặt trời thì việc thiếu hụt vitamin D là nguy cơ hiện hữu với rất nhiều người.
Vitamin D tồn tại dưới những hình thức nào?Ánh nắng - 80% lượng vitamin D cơ thể chúng ta tổng hợp là từ sự hấp thụ tia UVB của làn da. Nhưng vào mùa đông, ánh nắng yếu ớt thường không đủ đáp ứng nhu cầu này của cơ thể.Có thể bổ sung vitamin D qua thực phẩm nào?Gan, dầu cá (dầu cá moruy) và lòng đỏ trứng là những nguồn vitamin D tự nhiên. Nhưng nhiều vitamin D nhất vẫn là nấm hương phơi khô dưới nắng. Chúng rất giàu chất ergocalciferol, một tiền chất vitamin D.
Cơ thể cần bao nhiêu ánh nắng?Vào giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 11 thì chỉ cần phơi tay, bàn tay và mặt dưới nắng 15 phút là đủ để cung cấp lượng vitamin D cho cơ thể trong cả ngày. Lưu ý là phải phơi nắng ngoài trời, không phải là nắng chiếu qua cửa sổ. Làn da càng sẫm màu càng cần phải phơi nắng nhiều hơn.Những ai có nguy cơ thiếu vitamin D?Trẻ ăn sữa ngoài, ăn bột sớm, ăn bột nhiều (gây ức chế hấp thu canxi) hoặc chế độ ăn thiếu canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác. Trẻ em có chế độ ăn chủ yếu dựa vào rau và các loại hạt, không sử dụng sữa hoặc các thực phẩm có bổ sung vitamin D. Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn hô hấp, sởi, rối loạn tiêu hoá kéo dài…). Phụ nữ có thai và cho con bú, vị thành niên ít tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Những người có làn da sẫm màu, tổng hợp ít vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng tia cực tím, và do đó tăng nguy cơ thiếu hụt khi tiếp xúc với ánh sáng cực tím ở cường độ thấp. Người cao tuổi thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời không đủ, thực phẩm giảm hay thiếu.... Đây là những đối tượng dễ thiệu vitamin D nhất.Làm thế nào để biết mình có thiếu vitamin D không?
Một số người không có biểu hiện gì rõ rệt, chỉ là cảm thấy mệt mỏi hay đau nhức chân tay. Đau cơ hay yếu cơ, đau lưng hay đau chân là một dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu vitamin D. Vitamin D còn có vai trò thiết yếu đối với chức năng của hai bộ phận cơ bản của hệ thống miễn dịch: khả năng miễn dịch thích ứng và bẩm sinh. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy mình luôn luôn bị các căn bệnh do nhiễm trùng (như cảm cúm, viêm mũi, viêm họng…), hoặc các bệnh này kéo dài dai dẳng mãi không khỏi, thì có thể bạn đang bị thiếu hụt vitamin D.
Chẩn đoán thiếu vitamin D như thế nào?
Hỏi bệnh sử và khám thực thể, kết hợp xét nghiệm máu và xét nghiệm hình ảnh (chụp X-quang) để chẩn đoán. Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP). Xét nghiệm nồng độ Canxi Ion hoá, vitamin D trong máu, xét nghiệm nồng độ Hormon cận giáp (PTH), nồng độ Canxi trong nước tiểu để kiểm tra nồng độ vitamin D trong đó. Nếu đúng cơ thể thiếu loại vitamin này, bạn có thể được kê uống vitamin D bổ sung.Thiếu vitamin D trong một thời gian dài sẽ gây biến chứng gì?Thiếu vitamin D trong một giai đoạn nhất định không gây hậu quả lâu dài. Tuy nhiên, nếu tình trạng này cứ kéo dài không được khắc phục thì sẽ làm tăng nguy cơ mềm xương, gãy xương ở trẻ em hoặc nhuyễn xương ở người lớn. Nhiều nghiên cứu cho thấy người thiếu vitamin D có nguy cơ bị ung thư vú, đại tràng, tiền liệt tuyến, bệnh tim mạch… cao hơn những người bình thường. Một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ thiếu vitamin D ở nữ giới khoảng 46% và ở nam là 20%.
Bạn nên dùng Vitamin D đường uống như thế nào?Bạn nên dùng vitamin D theo chỉ dẫn trên nhãn, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn nên nuốt thuốc viên nang hoặc viên nén trong trường hợp sử dụng thuốc dạng viên. Không dùng nhiều hoặc ít hơn so với liều khuyến cáo của vitamin D. Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.