13:41 17/09/2018

Khi vị giác… nổi loạn!

Phương Anh

Cơ thể khỏe mạnh thì ăn loại thức ăn nào cũng thấy ngon miệng. Vì vậy, khi có các triệu chứng khác thường: nhạt miệng, đắng miệng, chua miệng.... cần theo dõi bằng cách đổi các món ăn để so sánh xem các hiện tượng lạ đó có mất đi  không. Nếu vị giác vẫn rối loạn, bạn nên đi khám.


Khi vị giác… nổi loạn! - Ảnh 1.
Lưỡi là cơ quan giúp cơ thể nếm đủ các vị chua, ngọt, đắng, mặn, cay, dựa vào các đầu nhũ nhỏ li ti phân bố rất dày trên mặt lưỡi, có tế bào vị giác của nụ lưỡi truyền đến trung khu vị giác của lớp vỏ đại não là nơi hoạt động phân tích mùi vị. Chứng rối loạn vị giác được hiểu đơn giản là có cảm giác không thật ở lưỡi, không cảm nhận được vị thức ăn ngọt, mặn, đắng, chua... và không thấy thức ăn ngon hay không ngon, thậm chí không phân biệt được thức ăn hư.Vì sao vị giác rời bỏ ta đi?Rối loạn vị giác có thể xuất hiện tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào nguyên nhân. Rối loạn vị giác được chia làm 2 dạng cơ bản: Mất vị giác và giảm vị giác. Mất vị giác là bệnh nhân không còn khả năng phân biệt được các vị, chỉ nhận biết một số vị hoặc không cảm nhận được vị của một số chất. Giảm vị giác là khả năng cảm nhận các vị giảm, thậmi chí là sai vị. Có người giảm khả năng cảm nhận hoàn toàn với tất cả các vị, nhưng cũng có người cảm nhận với một số vị.Theo nghiên cứu, có 3 nguyên nhân gây ra rối loạn vị giác. Nguyên nhân hàng đầu là do tác dụng của một số thuốc điều trị. Tiếp theo là do tổn thương dây thần kinh số 7 và dây thần kinh thiệt hầu số 9; do nước bọt tiết ra ít khiến thức ăn không được hòa tan để nụ nếm tiếp thu vị; do nhiễm nấm trên lưỡi. Ngoài ra, rối loạn vị giác còn do các nguyên nhân như mắc các bệnh mạn tính như béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp; sau khi giải phẫu tai giữa, nhổ răng hàm số 3; xạ trị ung thư đầu và cổ; ảnh hưởng của hóa chất diệt sâu bọ, hút quá nhiều thuốc lá, thiếu dinh dưỡng...
Khi vị giác… nổi loạn! - Ảnh 2.
Nếu bạn thấy có các dấu hiệu chán ăn, giảm vị giác... bạn nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt, bởi bệnh rối loạn này có thể điều chỉnh được sau khi biết rõ nguyên nhân. Nếu để lâu bạn sẽ chán ăn dẫn tới thiếu dinh dưỡng, xuống cân, suy yếu sức đề kháng bảo vệ cơ thể, dễ mắc bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tử vong. Nhưng, nguy hại hơn cả, mất vị giác cũng chính là mất đi một hệ thống cảnh báo những nguy hiểm mà chúng ta có thể gặp khi ăn phải thức ăn có chất độc, thức ăn gây dị ứng... Những người mất vị giác kéo dài còn có nguy cơ bị trầm cảm do sức khỏe giảm sút, do ăn uống không ngon miệng, do ức chế tinh thần... Đặc biệt khi mùa hè đến, các loại thức ăn nếu không được bảo quản rất dễ bị ôi thiu, người rối loạn vị giác sẽ không thể phân biệt được thức ăn có đảm bảo vệ sinh an toàn hay không, nếu ăn phải những thức ăn đó sẽ bị ngộ độc và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.Mất vị giác cảm giác gây ra bởi các bệnh viêm và bệnh thoái hóa trong khoang miệng: tác dụng của một số loại thuốc, nhất là những thứ thuốc có ảnh hưởng đến quá trình sinh sản tế bào như thuốc kháng tuyến giáp, thuốc chống ung thư; dùng xạ trị ở khoang miệng và hầu; nhiễm virut; rối loạn nội tiết; u tân sinh và rối loạn ở người cao tuổi. Chấn thương đầu có thể gây tổn thương những khu vực của hệ thần kinh trung ương, quan trọng cho quá trình kích thích vị giác. Nó gây giảm vị giác và thậm chí là khứu giác và trong một số trường hợp chấn thương đầu nghiêm trọng, tình trạng này có thể tồn tại mãi mãi.Các chứng bệnh thường gặp do thay đổi vị giácNgười bệnh bị mất khứu giác và vị giác, phải hiểu rằng không phải chỉ mất đi sự vui thú để ngửi những mùi thơm dễ chịu hay những thức ăn ngon miệng, mà còn uy hiếp tới sức khỏe. Vị giác thường có quan hệ đến các yếu tố lứa tuổi, giới tính, tình cảm, nhiệt độ, chỉ sau khi loại trừ nó thì mới nghĩ đến bệnh tật. Dưới góc nhìn Đông y, mùi vị xuất hiện trong miệng vào buổi sáng là dấu hiệu cảnh báo về những căn bệnh nội tạng rất đáng chú ý.- Miệng đắng: gan, mật nóng?Miệng đắng là trong miệng có vị đắng, thấy nhiều ở chứng viêm cấp tính như viêm gan, viêm mật, điều này quan hệ tới sự trao đổi chất của dịch mật. Miệng đắng còn có thể thấy trong chứng bệnh ung thư. Người bệnh ung thư không chỉ mất cảm giác với đồ ngọt mà còn có cảm giác đắng ngày một tăng với mọi đồ ăn, điều này có quan hệ tới việc thay đổi thành phần trong nước bọt và trở ngại tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi của bệnh nhân. Theo Đông y, người có cảm giác đắng trong miệng, thường kèm cả chứng đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, tính tình nóng nảy dễ cáu giận, đại tiện táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng và vàng, mạch huyền... phần nhiều do gan, mật nhiệt gây nên. Người thấy đắng miệng thường có các chứng hàn nhiệt trở đi trở lại, phiền muộn, buồn nôn, ngán ngẩm không thiết ăn uống, nước tiểu đỏ vàng phần nhiều do nhiệt ở mật gây nên.- Miệng ngọt: rồi loạn tiêu hóa?Là trong miệng cảm thấy có vị ngọt, còn gọi là "khẩu cam", dù là nước sôi cũng cảm thấy ngọt hoặc ngọt có pha một chút chua chua. Thường thấy ở người có rối loạn tiêu hóa, người bị đái tháo đường. Đông y cho rằng, ngọt miệng phần nhiều do công năng của tỳ vị không bình thường gây nên. Có hai loại, một loại miệng ngọt do tỳ vị nhiệt bốc lên, phần nhiều do ăn các đồ ăn cay quá sinh ra nội nhiệt cao hoặc ngoại cảm tà nhiệt tích đọng ở tỳ vị gây nên, biểu hiện miệng ngọt mà khát thích uống nước, hoặc môi lưỡi sinh mụn lở, đại tiện táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi khô, mạch nhanh. Loại miệng ngọt do khí âm tỳ vị lưỡng hư phần lớn do tuổi già hoặc bị bệnh lâu ngày gây tổn thương đến tỳ vị, làm cho hai khí âm của cả tỳ và vị đều hư, biểu hiện là miệng ngọt khô, uống nước không nhiều, hơi thở ngắn, người mệt mỏi, không thiết ăn uống, đầy bụng, đại tiện lúc lỏng lúc táo.- Miệng mặn: thận hư?Thấy nhiều trong viêm họng hạt mạn, viêm thận mạn tính, bệnh về chức năng cơ quan thần kinh hoặc lở loét khoang miệng. Theo Đông y, miệng mặn phần nhiều do thận hư gây nên như kèm theo các chứng mỏi lưng mỏi gối, váng đầu ù tai, mồ hôi trộm, di tinh, rêu lưỡi ít, mạch đập nhỏ gọi là miệng mặn do thận âm hư. Nếu có lạnh buốt chân tay, thần sắc uể oải, mỏi mệt rã rời, đi giải đêm nhiều lần, liệt dương, lưỡi dày, mạch trầm tế... gọi là miệng mặn do thận dương hư.- Miệng chua: viêm loét dạ dày?Là tự thấy trong miệng có vị chua, gặp nhiều trong bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày. Đông y cho rằng miệng chua phần nhiều do nhiệt gan mật ngấm vào tỳ gây nên, thường kèm theo tức ngực, đau sườn buồn nôn, sau khi ăn thì đầy bụng, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch huyền.- Miệng cay: cao huyết áp?Là trong miệng cảm thấy có vị cay hay đầu lưỡi có cảm giác tê cay. Hiện tượng này thường thấy ở những người cao huyết áp. Đông y cho rằng miệng cay phần nhiều là phế nhiệt đầy ắp hoặc vị hỏa bốc lên gây ra, thường kèm các triệu chứng như ho khạc ra đờm màu vàng đặc, rêu lưỡi vàng mỏng.
- Miệng nhạt: Tỳ vị hư nhược?Là chỉ vị giác trong miệng suy giảm, tự cảm thấy trong miệng nhạt nhẽo. Thường gặp ở những người mới viêm nhiễm hoặc vào thời kỳ hết viêm như viêm ruột, bị bệnh lỵ và các bệnh khác ở hệ thống tiêu hóa có sinh phát sốt kéo dài, còn gặp sau ca đại phẫu thuật, người thiếu dinh dưỡng. Ngoài ra miệng nhạt nhẽo vô vị, vị giác suy giảm thậm chí mất hẳn là một đặc trưng của bệnh ung thư, nhất là lại xuất hiện ở một người tuổi trung niên thì phải hết sức cảnh giác. Cần phân biệt với trường hợp người già, đầu nhũ vị giác thoái hóa, răng rụng, không còn đầy đủ, cũng do xương hàm bị teo với mức độ khác nhau làm cho việc nhai thức ăn không kỹ, thậm chí phải nuốt chửng, thức ăn không tiếp xúc đầy đủ với đầu nhũ vị giác dẫn tới tình trạng ăn không biết mùi vị. Đông y cho rằng miệng nhạt phần nhiều do tỳ vị suy nhược sau khi ốm, việc vận hóa suy yếu, thường kèm các triệu chứng chán ăn, chân tay mệt mỏi rã rời, bụng đầy chướng, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng.- Miệng chát: mất ngủ triền miên?Hiện tượng này thường thấy ở những người có bệnh ở hệ thống thần kinh, thức thâu đêm không ngủ. Chỉ cần điều chỉnh lại thời gian ngủ là có thể loại được chát miệng. Cần chú ý một số khối u ác tính vào thời kỳ cuối phần nhiều bệnh có vị chát đắng.- Miệng thơm: tiểu đường?Tự thấy trong miệng có mùi thơm hoa quả gặp trong bệnh tiểu đường (tiêu khát) nặng, cần đưa đến bệnh viện ngay để kiểm tra, điều trị.- Miệng tanh: Phổi đang bị nóng?Sau khi ngủ dậy mà trong miệng của bạn có mùi tanh, thì hãy nhớ rằng đây là một trong những dấu hiệu của bệnh phổi bốc hỏa, nóng trong. Nếu đúng là miệng tanh, bạn nên tranh thủ ăn một ít lá diếp cá, hoa bách hợp, quả sơn trà, lê, hạt hạnh nhân với một lượng phù hợp để cải thiện tình hình, giảm thiểu tình trạng nóng phổi. Lựa chọn thực phẩm làm mát phổi là việc đầu tiên. Sau đó nếu nặng hơn thì nên xin tư vấn bác sĩ.
Khi vị giác… nổi loạn! - Ảnh 3.
Những loại thuốc làm giảm vị giác:- Thuốc kháng sinh (Ciprofloxacin, Levofloxacin, Metronidaxole, clarithromycin…): thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị do nhiễm khuẩn gây ra (viêm phổi, viêm xoang, thương hàn…), giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa các biến chứng. Khi sử dụng các thuốc kháng sinh này trong một thời gian dài, khả năng nhận biết vị của lưỡi bị suy giảm.- Thuốc chống trầm cảm (Amitryptyline, Fluoxetine): được sử dụng trong điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu… khi sử dụng trong một thời gian dài, thường gây ra tác dụng phụ giảm vị giác.- Thuốc kháng virus (Acyclovir, Zidovudine…) thường được sử dụng trong điều trị các bệnh do virus gây ra (herpes, viêm gan siêu vi B…) Các thuốc này làm giảm khả năng nhận biết vị của lưỡi khi sử dụng trong một thời gian dài.- Nhóm thuốc chống co giật (Carbamazepin, phenytoin, valproic acid…): thường được sử dụng trong điều trị bệnh động kinh. Khi sử dụng nhóm thuốc này trong một thời gian dài sẽ gây ra rối loạn vị giác.Ngoài các thuốc trên, còn có nhiều loại thuốc khác cũng gây ra tác dụng phụ giảm vị giác: thuốc cao huyết áp (Amlpdipin, Captopril…), thuốc kháng viêm NSAIDS (Etodolac, Ketoprofen…), thuốc kháng histamin (Chlorpheniramin, dexchlorpheniramin, loratadin…) Vì vậy trong quá trình sử dụng thuốc, nếu thấy xuất hiện tình trạng giảm vị giác, người bệnh cần nhanh chóng thông báo kịp thời cho cho thầy thuốc, để có hướng xử lý thích hợp, bằng cách điều chỉnh liều dùng hay thay thế một loại thuốc khác không gây ra tác dụng phụ giảm vị giác.