“Nếu muốn, có cách kéo dài vụ án đến 10 năm”
Quy định quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp vẫn chưa hoàn toàn đạt được sự đồng thuận
“Nhiều kẻ chiếm đoạt tài sản của người khác, lấy hàng nhưng không thanh toán, mượn tài sản nhưng cố tình không trả, thách thức nạn nhận đi kiện, còn nói “để tôi chỉ chỗ cho đi kiện”, đại biểu Quốc hội - luật sư Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) phát biểu tại phiên thảo luận về dự án Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), sáng 15/6 tại Quốc hội.
“Điểm đáng ghi nhận nhất”
Sau rất nhiều tranh cãi, quy định quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp vẫn chưa hoàn toàn đạt được sự đồng thuận tại phiên thảo luận về dự án Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), sáng 15/6 tại Quốc hội.
Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng quy định tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, vì lý do chưa có điều luật để áp dụng là điểm mới nhất và đáng ghi nhận nhất. Nhưng đại biểu Đặng Đình Luyến lại cho rằng, quy định này không phù hợp với tinh thần của Hiến pháp.
Nhưng, ý kiến đồng tình vẫn chiếm đa số. Người phát biểu đầu tiên, đại biểu Giàng Thị Bình (Lào Cai) khẳng định tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng là nguyên tắc tiến bộ trong pháp luật tố tụng dân sự, nhằm đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân.
Phát biểu gần cuối phiên buổi sáng, đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) cũng đánh giá rất cao quy định này.
“Thông lệ luật pháp của loài người có hai nguyên tắc. Thứ nhất, trong hình sự người phạm tội không có quyền nói rằng tôi không biết luật, không biết luật là điều kiện giảm án chứ không miễn tội. Thứ hai, về dân sự nhà nước không thể bảo tôi không có luật để từ chối người dân bảo vệ quyền lợi, luật là do nhà nước đặt ra”, ông Lịch phát biểu.
Nhấn mạnh đây là hai nguyên tắc tương đồng với nhau, đại biểu Lịch nêu một thực tế lâu nay, khi từ chối một vụ khiếu nại hay kiện của người dân thì chưa đến tòa án mà mới đến cô thư ký đã bác rồi.
Bởi vậy, việc lần này Tòa án Nhân dân Tối cao khi trình luật đưa nguyên tắc nói trên, theo đại biểu Lịch là điểm mới nhất và đáng ghi nhận nhất và nếu như bỏ cái này thì không còn đổi mới nữa.
Tuy nhiên, theo đại biểu Đặng Đình Luyến (Khánh Hòa) thì không nên quy định nguyên tắc nói trên vào dự thảo luật, bởi vì không phù hợp với tinh thần của Hiến pháp.
“Quy định tại khoản 2, điều 103 của Hiến pháp là thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, tức là khi xem xét vụ việc, tòa án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để mà giải quyết, nếu bảo tùy theo điều kiện như là căn cứ vào án lệ, phong tục tập quán, vận dụng các nguyên tắc tương tự hoặc lẽ công bằng để giải quyết, tôi thấy quy định không bảo đảm về mặt pháp lý”, ông Luyến phân tích.
Lấy vị dụ về án lệ, đại biểu Luyến cho rằng án lệ chưa được công nhận chính thức là nguồn luật, nếu giao cho thẩm phán căn cứ vào nguyên tắc tương tự hay lẽ công bằng để giải quyết vụ việc thì e rằng sẽ dẫn đến sai lệch trong giải quyết.
“Công lý bị trì hoãn là công lý bị từ chối”
Bàn rộng hơn, luật sư Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) nói, thực tiễn chủ đạo của tố tụng dân sự Việt Nam suốt nhiều thập kỷ qua kéo dài và quá chậm trễ. Nếu muốn, một bên có thể có cách kéo dài vụ án đến 10 năm.
“Nhiều kẻ chiếm đoạt tài sản của người khác, lấy hàng nhưng không thanh toán, mượn tài sản nhưng cố tình không trả, thách thức nạn nhận đi kiện, còn nói “để tôi chỉ chỗ cho đi kiện”, ông Nghĩa phát biểu.
Theo đại biểu này thì các thời hạn xét xử của Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành từ nộp đơn, xem xét, thụ lý, bổ túc, bổ sung đơn, mời làm việc, hòa giải, phản tố, nhập án, tách án… tạo ra rất nhiều dư địa cho sự trì hoãn và tùy tiện về thời gian mà lại không có chế tài cho sự chậm trễ này.
“Tục ngữ có câu “công lý bị trì hoãn là công lý bị từ chối”. Tố tụng chậm trễ là khuyến khích vi phạm, tố dụng dân sự càng kéo dài thì toàn bộ đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh, lao động, nói chung là sự phát triển của đất nước bị chậm lại theo”, đại biểu Nghĩa phân tích.
Ông đề nghị rút ngắn tất cả các thời hạn dành cho tòa án và cho các khâu của quá trình tố tụng bằng một nửa như dự thảo. Và nên quy định thời hạn khác nhau cho các loại án khác nhau.
Phải có quy định trách nhiệm của thẩm phán và tòa án khi không thi hành án được mà nguyên nhân là do việc xét xử, và do nội dung bản án cũng là góp ý của đại biểu Nghĩa.
Và những đề nghị này nhận được sự đồng tình của một số vị đại biểu khác.
Chiều 15/6 Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tố tụng dân sự (sửa đổi).
“Điểm đáng ghi nhận nhất”
Sau rất nhiều tranh cãi, quy định quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp vẫn chưa hoàn toàn đạt được sự đồng thuận tại phiên thảo luận về dự án Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), sáng 15/6 tại Quốc hội.
Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng quy định tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, vì lý do chưa có điều luật để áp dụng là điểm mới nhất và đáng ghi nhận nhất. Nhưng đại biểu Đặng Đình Luyến lại cho rằng, quy định này không phù hợp với tinh thần của Hiến pháp.
Nhưng, ý kiến đồng tình vẫn chiếm đa số. Người phát biểu đầu tiên, đại biểu Giàng Thị Bình (Lào Cai) khẳng định tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng là nguyên tắc tiến bộ trong pháp luật tố tụng dân sự, nhằm đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân.
Phát biểu gần cuối phiên buổi sáng, đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) cũng đánh giá rất cao quy định này.
“Thông lệ luật pháp của loài người có hai nguyên tắc. Thứ nhất, trong hình sự người phạm tội không có quyền nói rằng tôi không biết luật, không biết luật là điều kiện giảm án chứ không miễn tội. Thứ hai, về dân sự nhà nước không thể bảo tôi không có luật để từ chối người dân bảo vệ quyền lợi, luật là do nhà nước đặt ra”, ông Lịch phát biểu.
Nhấn mạnh đây là hai nguyên tắc tương đồng với nhau, đại biểu Lịch nêu một thực tế lâu nay, khi từ chối một vụ khiếu nại hay kiện của người dân thì chưa đến tòa án mà mới đến cô thư ký đã bác rồi.
Bởi vậy, việc lần này Tòa án Nhân dân Tối cao khi trình luật đưa nguyên tắc nói trên, theo đại biểu Lịch là điểm mới nhất và đáng ghi nhận nhất và nếu như bỏ cái này thì không còn đổi mới nữa.
Tuy nhiên, theo đại biểu Đặng Đình Luyến (Khánh Hòa) thì không nên quy định nguyên tắc nói trên vào dự thảo luật, bởi vì không phù hợp với tinh thần của Hiến pháp.
“Quy định tại khoản 2, điều 103 của Hiến pháp là thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, tức là khi xem xét vụ việc, tòa án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để mà giải quyết, nếu bảo tùy theo điều kiện như là căn cứ vào án lệ, phong tục tập quán, vận dụng các nguyên tắc tương tự hoặc lẽ công bằng để giải quyết, tôi thấy quy định không bảo đảm về mặt pháp lý”, ông Luyến phân tích.
Lấy vị dụ về án lệ, đại biểu Luyến cho rằng án lệ chưa được công nhận chính thức là nguồn luật, nếu giao cho thẩm phán căn cứ vào nguyên tắc tương tự hay lẽ công bằng để giải quyết vụ việc thì e rằng sẽ dẫn đến sai lệch trong giải quyết.
“Công lý bị trì hoãn là công lý bị từ chối”
Bàn rộng hơn, luật sư Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) nói, thực tiễn chủ đạo của tố tụng dân sự Việt Nam suốt nhiều thập kỷ qua kéo dài và quá chậm trễ. Nếu muốn, một bên có thể có cách kéo dài vụ án đến 10 năm.
“Nhiều kẻ chiếm đoạt tài sản của người khác, lấy hàng nhưng không thanh toán, mượn tài sản nhưng cố tình không trả, thách thức nạn nhận đi kiện, còn nói “để tôi chỉ chỗ cho đi kiện”, ông Nghĩa phát biểu.
Theo đại biểu này thì các thời hạn xét xử của Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành từ nộp đơn, xem xét, thụ lý, bổ túc, bổ sung đơn, mời làm việc, hòa giải, phản tố, nhập án, tách án… tạo ra rất nhiều dư địa cho sự trì hoãn và tùy tiện về thời gian mà lại không có chế tài cho sự chậm trễ này.
“Tục ngữ có câu “công lý bị trì hoãn là công lý bị từ chối”. Tố tụng chậm trễ là khuyến khích vi phạm, tố dụng dân sự càng kéo dài thì toàn bộ đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh, lao động, nói chung là sự phát triển của đất nước bị chậm lại theo”, đại biểu Nghĩa phân tích.
Ông đề nghị rút ngắn tất cả các thời hạn dành cho tòa án và cho các khâu của quá trình tố tụng bằng một nửa như dự thảo. Và nên quy định thời hạn khác nhau cho các loại án khác nhau.
Phải có quy định trách nhiệm của thẩm phán và tòa án khi không thi hành án được mà nguyên nhân là do việc xét xử, và do nội dung bản án cũng là góp ý của đại biểu Nghĩa.
Và những đề nghị này nhận được sự đồng tình của một số vị đại biểu khác.
Chiều 15/6 Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tố tụng dân sự (sửa đổi).