16:23 09/01/2018

Nguyên nhân chứng chân tay lạnh, chớ coi thường!

Phạm Diệu

Vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp, hiện tượng chân tay lạnh thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì đây lại là dấu hiệu của bệnh lý hay phản ánh tình trạng sức khỏe nào đó. Vì thế ta cần nhận biết để chủ động phòng tránh và chữa trị.

Khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, các thành mạch co lại, khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch, do đó, không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Một khả năng khác là hệ tuần hoàn bị trục trặc, quá trình lưu thông máu trong cơ thể không được duy trì ổn định, lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ.
Nguyên nhân chứng chân tay lạnh, chớ coi thường!  - Ảnh 1.

Luôn giữ ấm tay và chân sẽ hạn chế tình trạng chân tay lạnh

Một số người có hiện tượng Raynaud, khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc khi bị căng thẳng cao độ dẫn đến tình trạng lưu thông máu hạn chế, khiến ngón tay và ngón chân lạnh hoặc tê cóng.Căng thẳng thần kinh: Nếu ở trạng thái căng thẳng hoặc lo lắng quá cũng có thể khiến một người mắc chứng bàn chân, bàn tay lạnh. Bởi vì phản ứng tự nhiên của cơ thể với adrenaline trong máu sẽ khiến các mạch máu ở ngoại biên co lại, làm giảm lưu lượng máu đến các vùng ngoài cùng của cơ thể. Giảm căng thẳng và tìm kiếm những biện pháp thư giãn có thể giúp làm giảm các triệu chứng của tay chân lạnh trong những trường hợp này.Thiếu máu: Trường hợp thiếu máu trung bình đến nặng có thể gây bàn tay, bàn chân lạnh.Thiếu máu có thể do nhiều yếu tố, bao gồm thiếu sắt, vitamin B12, hoặc folate, hoặc do bệnh thận mạn tính. Để khắc phục thiếu máu, có thể thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung sắt, vitamin B12, hoặc folate.Tuần hoàn máu kém: Người bị tuần hoàn máu kém khiến máu đến tận cùng các chi không đầy đủ, do đó bàn tay lạnh và chân lạnh thường xuyên. Tuần hoàn kém có thể có nhiều nguyên nhân như: cuộc sống tĩnh tại hoặc ngồi làm việc cả ngày liên tục có thể làm giảm tuần hoàn máu tới các chi. Người hút nhiều thuốc lá, người có cholesterol máu cao, người có vấn đề về tim mạch cũng có thể khiến máu khó tiếp cận đến mọi khu vực của cơ thể, làm giảm tuần hoàn máu tới các đầu chi dẫn đến bàn tay, bàn chân lạnh.Bệnh đái đường: Người bệnh đái đường có nguy cơ gặp các vấn đề về tuần hoàn máu. Mức đường trong máu cao có thể dẫn đến hẹp động mạch, làm giảm lượng máu cung cấp cho mô. Ở một số người, do thiếu kiểm soát đường huyết cao trong thời gian dài, bệnh đái đường có thể dẫn đến biến chứng tổn thương thần kinh ngoại biên. Biến chứng này ảnh hưởng chủ yếu tới bàn chân, cẳng chân, bàn tay, cánh tay. Các triệu chứng khác của tổn thương thần kinh ngoại biên do đái tháo đường là cảm giác châm chích, tê bì, quá mẫn cảm với nhiệt độ như quá nóng hay quá lạnh, mất cảm giác ở chân tay. Triệu chứng có thể tệ hơn vào ban đêm.
Nguyên nhân chứng chân tay lạnh, chớ coi thường!  - Ảnh 2.

Ngâm chân nước ấm hàng ngày giúp lưu thông máu làm ấm bàn chân hiệu quả

Rối loạn thần kinh: Các chứng rối loạn thần kinh khác cũng có thể là nguyên nhân của chân lạnh thường xuyên. Suy nhược thần kinh có thể do chấn thương hoặc thương tích, hoặc do tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Bệnh lý thần kinh ngoại vi cũng có thể do bệnh gan, thận, nhiễm trùng hoặc di truyền. Nó thường gây ra các triệu chứng khác ngoài lạnh tay chân. Trong trường hợp này, cần tới bác sĩ khám và chẩn đoán đúng bệnh. Điều trị triệu chứng tay chân lạnh có thể giúp giảm sự khó chịu của người bệnh trong khi chờ đợi một chẩn đoán đúng.
Suy giáp trạng: Suy giáp trạng có ảnh hưởng tiêu cực đến sự trao đổi chất của cơ thể. Sự trao đổi chất của cơ thể ảnh hưởng đến tuần hoàn, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, do đó có thể dẫn tới tay chân lạnh.
Tìm giải pháp Người bị tay chân lạnh thường xuyên, tốt nhất nên đến bác sĩ khám để được chẩn đoán nguyên nhân. Tuy nhiên, các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây có thể giúp cho tay chân ấm áp và cơ thể thoải mái.Ngâm chân hàng ngày: Ngâm chân là biện pháp hữu hiệu nhất. Lấy một cái chậu lòng sâu cho nước nóng khoảng 40oC vào 2/3 chậu, thêm ít gừng tươi và cho chân vào ngâm khoảng 20 phút, thấy thân nhiệt tăng lên chứng tỏ hệ thống tuần hoàn máu lưu thông. Khi ngâm, hai chân cọ xát xoa vào nhau thì hiệu quả càng tốt hơn.Túi sưởi: Mang theo túi sưởi nhỏ sẽ rất hữu ích đối với người thường xuyên bị tay chân lạnh. Bạn có thể sử dụng bất cứ lúc nào.Giữ ấm cho cơ thể: là chế độ vận động hợp lý. Vận động nhiều sẽ làm cơ thể nóng lên, tăng cường và điều tiết tuần hoàn máu. Để tránh tình trạng chân tay "ngủ yên" trong những đôi tất ấm, "tập thể dục" cho chân tay giúp giãn nở các mạch máu, lưu thông khí huyết. Sắc da chân tay sẽ không bị tái xám và buốt lạnh. Mátxa lòng bàn tay lòng bàn chân: Khi có thời gian, chúng ta nên thường xuyên mát-xa lòng bàn tay và bàn chân để tuần hoàn máu ở vùng này được tăng cường, giúp tay chân ấm nóng. Chế độ ăn uống hợp lý: Mùa đông nên tăng cường đồ ăn có nhiều calo và chất béo vì chúng cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng để sản sinh nhiệt lượng "sưởi ấm" cơ thể. Bạn cũng đừng quên bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B, vitamin C, E và các axít amin. Các loại vitamin và khoáng chất này giúp tăng lượng hồng cầu trong máu và tăng cường sức đề kháng. Nên ăn nhiều cà rốt, cà chua, súp lơ, ớt, tiêu… tốt nhất là ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm, không nên để bụng đói vì khi đói, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm hơn so với ở mức bình thường. cùng với đó, bạn nhớ uống đủ 8 ly nước mỗi ngày để đẩy mạnh lưu thông máu.

Phạm Diệu ( Tổng hợp)