Nhìn bàn chân để đoán bệnh
Y học đã chứng minh, bạn chỉ cần kiểm tra bàn chân là có thể phát hiện mọi vấn để về sức khoẻ của bạn, từ bệnh tiểu đường tới tình trạng thiếu dinh dưỡng.
Nếu móng chân lõm xuống…Đó là triệu chứng bị thiếu máu (thiếu chất sắt) vừa phải tới trầm trọng. Điều này xẩy ra vì trong các tế bào máu không có đủ huyết cầu tố tức là một loai protein giầu chất sắt chuyển tải oxygen. Có thể còn những dấu hiệu khác như: Ngón tay cũng như ngón chân, da và nền của móng đều tái nhợt. Móng cũng có thể dể gãy, và bàn chân cảm thấy lạnh. Mệt mỏi, hơi thở ngắn, choáng váng khi đứng và nhức đầu…
=> Điều phải làm: Khám sức khỏe có thể giúp tìm ra nguyên nhận thiếu máu. Bước đầu của trị liệu là thuốc bổ sung chất sắt và thay đổi chế độ ăn uống để cơ thể có thêm chất sắt và vitamin C (vitamin C gia tăng sự hấp thu chất sắt trong cơ thể).Nếu bàn chân lạnh…Đặc biệt phụ nữ thường hay than phiền chân lạnh. Có thể là không có vấn đề gì quan trọng, nhưng cũng có thể là do bệnh tuyến giáp. Phụ nữ tuổi trên 40 có chân lạnh thường có tuyến giáp không hoạt đông tốt. Hạch tuyến giáp có chức năng điều hòa thân nhiệt và sự chuyển hóa. Sư lưu chuyển máu suy kém có thể cũng là nguyên nhân làm chân lạnh.=> Điều phải làm: Thường xuyên giữ ấm chân bằng bít tất làm từ chất liệu sợi tự nhiên. Trước khi đi ngủ nên ngâm chân nước ấm. Nếu bạn có những bệnh nào khác thì khi gặp bác sĩ bạn nên cho bác sĩ biết về chứng lạnh chân của bạn. Tuy nhiên, ngoài việc trị liệu bằng cách cho uống thuốc (nếu bạn có bệnh tuyến gìáp), thì triệu chứng lạnh chân không dễ gì giải quyết được..Nếu đau các khớp xương ngón chânViêm đa khớp dạng thấp thường xảy ra nơi các khớp xương nhỏ như ở ngón chân và các đầu xương bàn tay. Viêm đa khớp dạng thấp phát triển đột ngột hơn viêm khớp thoái hóa, và cơn đau lúc có lúc không. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp bốn lần so với đàn ông.
=> Điều phải làm: Luôn luôn phải kiểm tra để tìm nguyên nhân của mỗi khớp đau. Đối với viêm đa khớp dạng thấp, có nhiều thuốc và liệu pháp có thể giảm thiểu sự đau đớn và bảo tồn chức năng, tuy nhiên việc định bệnh và trị bệnh sớm rất quan trọng vì giúp tránh được sự biến dạng các ngón chân.
Nếu chân có các vết chai sầnCác vết chai ở chân là do các lớp da chết cứng, dày bao quanh một nhân và có các dây thần kinh ở phía dưới. Chúng được hình thành từ các vết ép và phồng rộp lên do đi giầy không phù hợp, do dáng đi (bàn chân dẹt, dị tật ở chân hoặc có vấn đề trong cấu trúc chân).=> Điều phải làm: Để loại bỏ các vết chai sần, hãy ngâm chân vào nước ấm cho đến khi các vết chai mềm rồi nhẹ nhàng dùng một hòn đá kỳ chà vết chai. Bạn cũng có thể dùng một tấm gạc hoặc miếng cao dán vào chỗ chai và lót một lớp giấy thấm mồ hôi khi đi giầy.Nếu bạn đau gót chânGót chân đau khi bạn dồn trọng lượng vào một hoặc cả 2 gót chân khi vừa ngủ dậy hoặc đứng dậy sau một khoảng thời gian ngồi lâu. Cơn đau thường giảm đi sau khi bạn đi lại khoảng một giờ. Đi giầy cao hoặc đế giầy mỏng; tham gia tập thể thao quá sức, bài tập quá nặng với giầy không phù hợp... cũng là nhân tố làm chân đau. Chứng đau dây thần kinh, viêm khớp và viêm gân cũng gây ra đau gót chân vì chúng có thể làm rạn xương chân. Bệnh đái đường và ốm đau khác cũng có thể làm gót chân đau.
=> Điều phải làm: Cách điều trị tốt nhất là hãy giảm các bài tập và để chân nghỉ ngơi tối đa. Muốn giảm đau, hãy chườm đá 3 đến 4 lần trong một ngày và mỗi lần khoảng 20 phút. Bạn cũng có thể dùng một tấm lót đế thấm mồ hôi bằng silicon ở các cửa hàng thuốc đặt vào đôi giày. Tránh đi giầy đế quá mỏng hoặc cao. Hãy tham gia các môn thể thao mà không gây lực quá mạnh vào gót chân như đạp xe, bơi.