Chính phủ đặt ra mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ưu tiên đầu tư trước hai đoạn là Hà Nội - Vinh và TP. Hồ Chí Minh - Nha Trang; đồng thời, đưa vào khai thác khoảng 50% tổng chiều dài tuyến metro tại hai thành phố "đầu tàu" cả nước...
Đường sắt vẫn “hụt hơi” trong cuộc đua tranh quyết liệt trên thị trường vận tải không chỉ bởi hạ tầng cũ kỹ mà chủ yếu do năng lực cạnh tranh kém và bất cập về cơ cấu tổ chức, đặc biệt là khối vận tải...
Trên thế giới hiện hoàn toàn vắng bóng tuyến đường sắt tốc độ cao dài trên 1.500 km khai thác tốc độ 300 km/h chỉ chở riêng hành khách. Phương án phù hợp cho dự án trục Bắc - Nam là xây dựng mới tuyến đường sắt đôi khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 250km/h khai thác hỗn hợp...
Sau nhiều lần lỡ hẹn, Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đang được nghiên cứu để tìm ra kịch bản tối ưu. Tuyến đường sắt này sẽ trở thành "trục xương sống" trên hành lang Bắc - Nam, mở ra cơ hội làm chủ công nghệ và tạo động lực phát triển mới...
Sản lượng vận tải 9 tháng tăng toàn diện nhưng còn nhiều bất cập. Với công tác quản lý vận tải, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, rà soát hoạt động xe hợp đồng...
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang nhận đăng ký vé tàu tập thể tại các nhà ga, điểm bán vé đến hết ngày 14/10 và từ ngày 15/10 bán vé cho các tập thể đã đăng ký...
Cử tri TP. Hà Nội đề nghị Bộ Giao thông vận tải bố trí vốn thực hiện dứt điểm việc giải phóng mặt bằng dự án tổ hợp ga Ngọc Hồi và tiếp nhận phần đất đã giải phóng mặt bằng để đưa vào đầu tư, tránh tình trạng tái lấn chiếm. Đồng thời, sớm khởi công metro số 1 từ Ngọc Hồi đến Yên Viên...
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được phân công làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng Quốc gia...
9 tháng vừa qua, vận chuyển hành khách và hàng hoá đều tăng trưởng khả quan, lần lượt tăng 13,1% và 14,6% so với cùng kỳ. Hầu hết các ngành vận tải đều duy trì đà tăng tích cực, vận tải hàng hoá bằng đường sắt đang ghi nhận đà giảm chậm lại...
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành kế hoạch phát triển vận tải theo hướng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả và bảo đảm an toàn giao thông vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm thúc đẩy phát triển vận tải các tỉnh, thành phố trong vùng: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc...
Dự án tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ đang được Bộ Giao thông Vận tải lập nghiên cứu báo cáo và tính toán đến nguồn lực để có thể triển khai trước năm 2030…
Kết nối đường sắt với cảng biển lớn dần bị xoá sổ, nhánh đường sắt vươn tới cảng thuỷ nội địa cũng ngừng hoạt động từ lâu; hiện chưa có tuyến đường sắt nào kết nối trực tiếp với các cảng hàng không, khu công nghiệp... Việc thiếu kết nối với các phương thức khác gây khó khăn rất lớn cho hoạt động vận tải đường sắt...
Nhiều nội dung, cơ chế mới được đề xuất bổ sung khi sửa đổi Luật Đường sắt 2017 giúp phát huy đặc tính ưu việt về năng lực vận tải, hiệu quả kinh tế, để đường sắt tiếp tục đóng vai trò xương sống trong hệ thống giao thông vận tải quốc gia. Nổi bật là cơ chế cho phép ngân sách hỗ trợ tối đa 80% trong dự án PPP, dành quỹ đất quanh nhà ga để phát triển đô thị hay điện khí hóa đường sắt...
Cục Đường sắt Việt Nam chưa thống nhất đề xuất xây dựng tuyến đường sắt từ ga Bình Triệu - Sài Gòn - Tân Kiên cũng như đề xuất phương án chạy tàu đường sắt quốc gia dạng xuyên tâm…
Vé cá nhân không áp dụng đổi, trả vé trước giờ tàu chạy 30 phút, từ 30 phút trở lên mức khấu trừ đổi vé là 10.000 đồng/vé, trả vé là 10% giá tiền. Đối với vé tập thể, không áp dụng đổi vé; không áp dụng trả vé trước giờ tàu chạy dưới 24 giờ…
Trừ các ga đã có trong quy hoạch các khu đầu mối tại Hà Nội, Hải Phòng và TP.HCM, báo cáo đầu kỳ quy hoạch một số ga đường sắt quốc gia trong đô thị, ga đầu mối, ga liên vận quốc tế, nhà tư vấn đã đề xuất xây dựng 16 ga đường sắt trên các tuyến…
Cả trăm năm nay, 80% công việc duy tu đường sắt được thực hiện bằng phương pháp thủ công, “khám bệnh” bằng mắt thường. Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước dành cho công tác bảo trì cũng được bố trí rất hạn hẹp chỉ đáp ứng dưới 40% yêu cầu...
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ghi nhận nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực, với doanh thu tăng 21% và giảm lỗ sâu trên 400 tỷ đồng. Tuy nhiên, lỗ lũy kế của Công ty mẹ và nhiều công ty con còn lớn, đặc biệt, Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn và Công ty Xe lửa Gia Lâm có khả năng mất vốn, phải giám sát tài chính đặc biệt...
Nếu đưa hoạt động liên vận vào khai thác tại ga Sóng Thần (Dĩ An, Bình Dương) sẽ tạo thuận lợi để tỉnh Bình Dương trở thành trung tâm hàng nhập khẩu, phân phối đi các địa phương khác trong khu vực...