Năm 2023, ngành đường sắt sẽ khởi công 5 dự án nâng cấp hạ tầng đường sắt sử dụng nguồn vốn ngân sách và 1 dự án sử dụng vốn ODA của Hàn Quốc, với tổng vốn hơn 7.433,6 tỷ đồng...
Cần tiếp tục nghiên cứu kỹ, phân tích các số liệu đầu vào để làm rõ sự cần thiết đầu tư dự án. Phân tích rõ sự phù hợp của dự án đối với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, hiện trạng khu vực thực hiện dự án, ảnh hưởng và tác động về vận tải dự án có liên quan.
Năm 2023, du lịch tàu hỏa sẽ “hot” trở lại và trở thành xu hướng mới cho những người thích trải nghiệm nhịp điệu chậm rãi, phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp và sự uốn lượn nhịp nhàng của tàu trên đường ray…
Theo thông tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, ga Kép (tỉnh Bắc Giang) sẽ khai trương vào ngày 20/2. Theo đó, tỉnh Bắc Giang dự kiến sẽ bố trí quỹ đất cho hạ tầng logistics liền kề, kết nối với ga Kép...
Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM với tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 – 2020, đang có nguy cơ chậm tiến độ…
Dự án đường sắt Yên Viên - Hạ Long đình trệ hơn 17 năm qua và có thể thể dài hơn nữa gây lãng phí tài nguyên đất, kìm hãm phát triển kinh tế, xã hội, ảnh hưởng đời sống dân sinh khiến tỉnh Quảng Ninh liên tiếp gửi văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải đốc thúc dự án...
TP. Hà Nội đồng tình với đề xuất của tư vấn về việc mở rộng tổ hợp ga Ngọc Hồi để tích hợp nhà ga, depot các tuyến đường sắt, trong đó có đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, từ đó, hình thành tổ hợp công nghiệp đường sắt quốc gia trong tương lai...
Vận tải hành khách tháng 1 sôi động do nhu cầu đi lại và du lịch của người dân tăng cao trong dịp cao điểm Tết, với mức tăng gần 35% so với cùng kỳ, riêng vận tải ngoài nước tăng mạnh hơn 22 lần. Trong đó, ngành đường sắt ghi nhận mức tăng mạnh nhất, tăng gần 274%, tiếp đến là hàng không...
Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đề nghị Cục Đường sắt Việt Nam đề xuất cơ chế, giải pháp gỡ vướng mắc trong khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đưa ra danh mục đầu tư ưu tiên và có cơ chế thực hiện vốn bảo trì hiệu quả...
Sự lãng quên đầu tư về hạ tầng cùng dịch vụ lạc hậu, chưa theo kịp nhu cầu khách hàng, khiến đường sắt thua thiệt khi cạnh tranh với hàng không giá rẻ hay vận chuyển linh hoạt bằng ôtô. Việc quan tâm đúng mức phát triển giao thông đường sắt, trong đó khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam và đổi mới toàn diện, đang giúp ngành lấy lại vị thế “vang bóng một thời”...
Dự án đường sắt tốc độ cao TP.HCM – Cần Thơ mới đây tiếp tục được đề xuất nghiên cứu, xây dựng với vận tốc 190 km/h đối với hành khách và 120 km/h đối với tàu hàng hóa. Tổng kinh phí đầu tư dự kiến là 9 tỷ USD (khoảng 213.948 tỷ đồng)...
Dù giảm lỗ sâu và kinh doanh vận tải đường sắt có nhiều khởi sắc sau nhiều năm chìm sâu trong thua lỗ, tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế hợp nhất Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn âm 130 tỷ đồng. Ngành đường sắt phấn đấu năm 2023 cải thiện tình hình tài chính và hướng đến có lãi...
Nhiều bộ, ngành đồng thuận với Bộ Giao thông vận tải về phương án đề xuất giao dự toán cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư, tháo gỡ ách tắc giao vốn bảo trì như thời gian qua...
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm toàn diện về việc cho phép một số ga đường sắt được tạm khai thác hoạt động liên vận quốc tế. Đồng thời, Tổng công ty Đường sắt có kế hoạch đầu tư phương tiện, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng liên vận quốc tế...
Trong 11 tháng năm 2022, nguồn vốn giải ngân cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đạt gần 13.900 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành hơn 80% kế hoạch...
Để nâng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt lên đến 5 triệu tấn vào năm 2030, gấp gần 5 lần hiện nay, trước mắt, Bộ Giao thông vận tải đề xuất nâng cấp 7 ga liên vận quốc tế như Đồng Đăng, Lào Cai, Kép...
Năng lực yếu kém của giao thông vận tải là điểm nghẽn lớn nhất của nền kinh tế. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng này là do sự mất đồng bộ trong các thành tố của hệ thống giao thông vận tải. Đường sắt từng là một ngành vận tải chủ lực, hiện nay thị phần chỉ còn trên dưới 1%, lùi sát về số 0. Đường sắt không tồn tại theo đúng nghĩa của nó...
Bộ Giao thông vận tải vừa có Quyết định số 1527/QĐ-BGTVT phê duyệt điều chỉnh dự án cải tạo khu gian Hòa Duyệt - Thanh Luyện, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM với tổng mức đầu tư 1.481 tỷ đồng, trong đó đề cập rõ về các khoản mục chi tiết trong vốn vay ODA và vốn đối ứng...
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với Bộ Giao thông Vận tải về việc nghiên cứu đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vừa chở khách, vừa chở hàng, tốc độ thiết kế 250 km/h, khai thác 180-225 km/h…
Sau thời gian đình hoãn kéo dài hơn 10 năm, dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân đang được điều chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để tiếp tục triển khai, đầu tư trước năm 2030...