Đề xuất để người lao động trực tiếp đóng bảo hiểm xã hội không phải là vấn đề mới được đề cập, song đại diện Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng khó khả thi trong bối cảnh hiện nay…
Với quy định hiện hành, người lao động được rút hết số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ một lần, vì vậy, đề xuất giữ lại 50% mức đóng để bảo lưu một phần, và cộng nối khi họ tiếp tục tham gia để thụ hưởng đầy đủ quyền lợi...
Cùng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội như nhau song tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nam và nữ có sự chênh lệch khi giảm năm đóng xuống 15 năm. Lao động nữ đóng 15 năm vẫn hưởng 45%, trong khi với nam chỉ còn 33,75%...
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất sẽ bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố, cao nhất bằng 8 lần mức lương tối thiểu tháng vùng…
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất mở rộng thêm 5 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, dự kiến tổng số người có cơ hội tham gia khoảng 3 triệu người…
Độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội sẽ hạ xuống 75 thay vì 80 tuổi như quy định hiện hành; người đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm không đủ điều kiện hưởng lương hưu, nếu không rút bảo hiểm một lần cũng sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng ngay khi đủ tuổi nghỉ hưu, theo đề xuất của Chính phủ trình Quốc hội…
Chính phủ thống nhất báo cáo xin ý kiến Quốc hội đối với 2 phương án về hưởng bảo hiểm xã hội một lần, trong đó có đề xuất người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu (dự kiến 1/7/2025) thì không được nhận bảo hiểm xã hội một lần…
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các đối tượng lao động có việc làm, thu nhập ổn định, thường xuyên, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ...
Góp ý vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), cử tri kiến nghị cần quy định mức lương hưu tối thiểu, với lao động nam là mức 40%, nữ 50% bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội...
Cơ quan thẩm tra của Quốc hội đề nghị làm rõ điều kiện về đối tượng được thụ hưởng chế độ trợ cấp khi họ không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí, chỉ áp dụng với nhóm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay tất cả…
Mặc dù tỷ lệ đóng - hưởng lương hưu cao, nhưng với tiền lương đóng bảo hiểm xã hội thấp nên mức hưởng không cao. Do đó, nếu giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội xuống nữa đồng nghĩa với việc phải giảm tỷ lệ hưởng các chế độ bảo hiểm, trong đó có lương hưu, theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội…
Cơ quan thẩm tra dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ về giảm điều kiện số năm đóng bảo hiểm xã hội để có lương hưu từ 20 năm hiện hành xuống 15 năm…
Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem xét các giải pháp hỗ trợ người lao động trong thời gian bị mất việc, đặc biệt các chế độ hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, thay vì miễn thẻ bảo hiểm y tế…
Góp ý dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng phải tiếp tục đánh giá tác động, cân nhắc kỹ lưỡng, tham vấn công chúng rộng rãi hơn về các phương án dự kiến sửa đổi…
Quan điểm của Ủy ban Xã hội của Quốc hội là bất kể chọn phương án nào nhưng vẫn phải đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động, để chính sách bảo hiểm xã hội thực sự thu hút và giữ được người lao động gắn bó lâu dài mới là vấn đề quyết định…
Xác định vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần là hết sức nhạy cảm, phức tạp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của các cơ quan và tiếp tục tham vấn công chúng rộng rãi hơn về các phương án sửa đổi...
Cơ quan soạn thảo dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cho rằng, khi thêm chế độ mới trong chính sách bảo hiểm xã hội thì phải có nguồn kinh phí đảm bảo, song hiện ngân sách chưa thể cân đối được, còn trích từ các quỹ bảo hiểm xã hội cũng không phù hợp…