14:36 10/12/2018

Thận trọng khi sử dụng một số loại thuốc quen thuộc

Hoài Phương

Khi có nhu cầu sử dụng thuốc, trách nhiệm của bạn là phải hỏi cho rõ ràng về loại thuốc mà mình sẽ sử dụng. Có những loại thuốc rất phổ biến, bạn uống khá thường xuyên, nhưng chưa chắc bạn đã dùng đúng cách.


Kháng sinh: dùng đúng lúcKháng sinh chỉ cần thiết khi cảm cúm có biểu hiện bội nhiễm, tức là bị nhiễm vi trùng. Việc sử dụng thuốc kháng sinh thường phải tuân theo chỉ định và dùng theo toa của bác sĩ, nếu không tự ý dùng hoặc dùng không đủ liều sẽ dẫn đến lờn thuốc và sẽ rất khó chữa cho những lần bội nhiễm lần sau.
Thận trọng khi sử dụng một số loại thuốc quen thuộc - Ảnh 1.
Nhiều trường hợp, trong nhà cùng mắc cảm cúm, dù triệu chứng không hoàn toàn giống nhau giữa các thành viên trong gia đình nhưng họ lại dùng chung một loại thuốc và tự ý tăng giảm không có cơ sở. Đây là thói quen cần tránh, sự áng chừng không đúng đắn sẽ dẫn đến điều trị không hiệu quả, hoặc uống quá liều, thậm chí gây ngộ độc thuốc.Thuốc dị ứng: không nên dùng bừaThuốc kháng histamin là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị dị ứng hiện nay. Tuy vậy, thuốc kháng histamin chỉ giúp điều trị triệu chứng dị ứng (ho, ngứa, nổi mề đay…) chứ không điều trị được nguyên nhân nên không giúp bệnh nhân khỏi bệnh được hoàn toàn.Do vậy, điều quan trọng là phải tìm ra và loại trừ các tác nhân gây dị ứng (thuốc, mỹ phẩm, bụi, thời tiết, thức ăn…) mới có thể tránh được bệnh. Việc dùng thuốc do đó cũng phải kiên trì, phải dùng nhiều đợt mới hạn chế được tái phát. Trong trường hợp dị ứng nặng (như sốc phản vệ), histamin giải phóng ồ ạt, một mình thuốc kháng histamin H1 không thể giải quyết được mà phải phối hợp thêm với các biện pháp hồi sức cấp cứu, thuốc trợ tim mạch (adrenalin), biện pháp trợ hô hấp (thở ôxy)…
Thận trọng khi sử dụng một số loại thuốc quen thuộc - Ảnh 2.
Một số thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 (clorpheniramin maleat…) hay được dùng trong các chế phẩm trị cảm cúm – ho – sổ mũi, nhưng chúng có tác dụng phụ là ức chế thần kinh trung ương, do vậy không nên sử dụng khi đang lái tàu xe, làm việc trên cao, công việc cần sự tỉnh táo hay uống rượu khi đang dùng thuốc.Thuốc hạ sốt: chọn loại nào?
Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ lựa chọn loại nào. Trong các tình huống thông thường, khuyên bạn nên chọn paracetamol (còn gọi là acetaminophen). Trên thị trường còn một loại thuốc hạ sốt nữa là aspirin nhưng loại này khó dùng hơn và có một số đối tượng chống chỉ định. Vì thế, tốt nhất bạn nên chọn paracetamol. Ưu điểm của loại này: tác dụng nhanh, an toàn, ít có biến chứng, hiệu lực hạ sốt mạnh và dễ sử dụng.Nếu nhà bạn chỉ toàn người lớn: bạn nên mua efferalgan xanh và đỏ. Tùy từng trường hợp mà dùng cho thích hợp. Dạng này bào chế với hàm lượng 500 mg. Bạn có thể mua mỗi thứ 1 vỉ, gồm 4 viên.Nếu nhà bạn có trẻ em: bạn nên mua thêm hai loại khác, bao gồm: thuốc dạng gói bột có hương vị cam, chanh, dâu... (hoặc cao dán) và dạng viên đạn. Khi trẻ có thể uống được thì pha gói cho trẻ uống. Ở dạng này thuốc sẽ được hấp thu tốt hơn, đỡ phải dùng liều cao hơn. Còn nếu trẻ sốt li bì, không uống được, hay nôn trớ, bạn có thể dùng cao dán hoặc dùng viên đạn nhét hậu môn.
Thận trọng khi sử dụng một số loại thuốc quen thuộc - Ảnh 3.
Cách dùng rất đơn giản nhưng phải tuân theo các quy tắc chặt chẽ như sau: Khi trong gia đình có người sốt từ 39 độ C thì bạn đã có thể cho dùng thuốc hạ sốt. Với trẻ em khi sốt trên 38,5 độ C thì bạn nên dùng ngay vì tốc độ sốt của trẻ đến 39 độ C, 40 độ C là rất nhanh. Đây là hai ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm.Thông thường, cách dùng đơn giản với cả người lớn và trẻ em. Với người lớn thì nên dùng liều 2 - 3 lần/ngày. Mỗi lần 1 viên. Với trẻ em thì nên dùng 3 - 4 lần/ngày. Mỗi lần dùng một gói hoặc một viên đạn. Không được dùng liên tiếp các liều trong vòng dưới 4 tiếng đồng hồ, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.