Vốn FDI vào Việt Nam 2011: Ai bảo thấp không hay?
Từ những chỉ tiêu về thu hút FDI không đạt, Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng cần nhìn đằng sau con số
“Phải nhìn phía sau của con số mới thấy được ý nghĩa”, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng lưu ý như vậy về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2011.
Lời ông Hoàng nói tại buổi họp báo sáng 30/12 như để lý giải cho nhiều con số không đạt trong năm nay, đặc biệt là về vốn giải ngân và vốn đăng ký.
Nhìn về mặt con số, thu hút FDI trong năm nay khá đuối. So với mức dự kiến giải ngân năm nay là 11,5 tỷ USD, thực tế chỉ đạt 11 tỷ USD, bằng với năm ngoái.
Riêng về vốn đăng ký, tính đến 15/12, vốn đăng ký mới và đăng ký tăng thêm tại Việt Nam đạt 14,7 tỷ USD, giảm tới 26% so với năm 2010. Trong đó, riêng vốn đăng ký mới đạt 11,6 tỷ USD, bằng giảm 35%.
So với chỉ tiêu thu hút 20 tỷ USD vốn FDI đặt ra cho năm nay, con số thực tế vào cuối năm đã không đạt. “Dù số vốn đăng ký giảm nhưng đã có những chuyển biến theo hướng tích cực”, Cục Đầu tư nước ngoài lưu ý.
Bóc tách “chi tiết con số”, như ông Hoàng nói, vốn FDI đăng ký trong năm 2011 tập trung 76,4% vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, cao hơn hẳn tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực này năm 2010 (54,1%).
Ngược lại, FDI vào lĩnh vực bất động sản trong năm 2011 chỉ còn chiếm 5,8% tổng vốn đăng ký, trong khi năm 2010, lĩnh vực này chiếm 34,3%.
“Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có sự đánh giá tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương nhìn nhận.
“Điểm nôi bật là năm nay dự án tỷ đô giảm”, Cục trưởng Đỗ Nhất Hoàng cho biết thêm. Theo dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, cả năm 2011, Việt Nam chỉ thu hút 2 dự án có vốn đăng ký trên 1 tỷ USD, trong khi năm 2008 là 11 tỷ USD…
“Nếu chúng tôi trừ lại các dự án trên 1 tỷ thì con số khoảng 11-12 tỷ USD trong mấy năm gần đây đều đều như vậy và vốn giải ngân cũng đều đều như vậy”, ông Hoàng cho biết.
Quan điểm của ông Phương và ông Hoàng cũng được hỗ trợ bởi các dữ liệu về sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp này. Tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI bao gồm cả dầu thô ước đạt 54,5 tỷ USD, chiếm 59% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 39% so với năm 2010.
Cục Đầu tư nước ngoài cũng lưu ý rằng kết quả như vậy đã cao hơn mức tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước.
Giá trị kim ngạch nhập khẩu của khu vực này tương ứng đạt 47,8 tỷ USD, tăng 38% so với năm trước. Như vậy, khu vực doanh nghiệp FDI đã xuất siêu khoảng 6,7 tỷ USD trong năm nay (kể cả dầu thô), hay nhập siêu 600 triệu USD (không tính dầu thô).
Một con số khác liên quan là đóng góp vào thu nội địa năm nay của khu vực doanh nghiệp FDI đạt khoảng 3,5 tỷ USD, trong khi năm ngoái là 3 tỷ USD, ông Hoàng cho rằng, với tình hình năm nay khó khăn như vậy, việc đóng góp vào ngân sách vượt năm ngoái có nhiều ý nghĩa hơn nữa.
Lũy kế đến ngày 15/12, Việt Nam có tổng cộng 13.667 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 198 tỷ USD, trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 54%. Singapore là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 24 tỷ USD, tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật và Đài Loan. Tp.HCM vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 32,67 tỷ USD còn hiệu lực, tiếp theo là Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương.
Về quan điểm thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, quản lý FDI sẽ chú trọng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả vốn FDI; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước; hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về FDI.
Về định hướng, Cục cho biết sẽ thu hút FDI có chọn lọc, định hướng vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp “xanh”, thân thiện với môi trường, lĩnh vực tạo liên kết với các khu vực kinh tế khác và liên kết vùng; công nghiệp hỗ trợ, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh; lĩnh vực công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực…
“Dự kiến năm tới 15-16 tỷ USD đăng ký, giải ngân 10-11 tỷ USD”, ông Đỗ Nhất Hoàng cho hay.
Lời ông Hoàng nói tại buổi họp báo sáng 30/12 như để lý giải cho nhiều con số không đạt trong năm nay, đặc biệt là về vốn giải ngân và vốn đăng ký.
Nhìn về mặt con số, thu hút FDI trong năm nay khá đuối. So với mức dự kiến giải ngân năm nay là 11,5 tỷ USD, thực tế chỉ đạt 11 tỷ USD, bằng với năm ngoái.
Riêng về vốn đăng ký, tính đến 15/12, vốn đăng ký mới và đăng ký tăng thêm tại Việt Nam đạt 14,7 tỷ USD, giảm tới 26% so với năm 2010. Trong đó, riêng vốn đăng ký mới đạt 11,6 tỷ USD, bằng giảm 35%.
So với chỉ tiêu thu hút 20 tỷ USD vốn FDI đặt ra cho năm nay, con số thực tế vào cuối năm đã không đạt. “Dù số vốn đăng ký giảm nhưng đã có những chuyển biến theo hướng tích cực”, Cục Đầu tư nước ngoài lưu ý.
Bóc tách “chi tiết con số”, như ông Hoàng nói, vốn FDI đăng ký trong năm 2011 tập trung 76,4% vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, cao hơn hẳn tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực này năm 2010 (54,1%).
Ngược lại, FDI vào lĩnh vực bất động sản trong năm 2011 chỉ còn chiếm 5,8% tổng vốn đăng ký, trong khi năm 2010, lĩnh vực này chiếm 34,3%.
“Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có sự đánh giá tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương nhìn nhận.
“Điểm nôi bật là năm nay dự án tỷ đô giảm”, Cục trưởng Đỗ Nhất Hoàng cho biết thêm. Theo dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, cả năm 2011, Việt Nam chỉ thu hút 2 dự án có vốn đăng ký trên 1 tỷ USD, trong khi năm 2008 là 11 tỷ USD…
“Nếu chúng tôi trừ lại các dự án trên 1 tỷ thì con số khoảng 11-12 tỷ USD trong mấy năm gần đây đều đều như vậy và vốn giải ngân cũng đều đều như vậy”, ông Hoàng cho biết.
Quan điểm của ông Phương và ông Hoàng cũng được hỗ trợ bởi các dữ liệu về sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp này. Tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI bao gồm cả dầu thô ước đạt 54,5 tỷ USD, chiếm 59% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 39% so với năm 2010.
Cục Đầu tư nước ngoài cũng lưu ý rằng kết quả như vậy đã cao hơn mức tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước.
Giá trị kim ngạch nhập khẩu của khu vực này tương ứng đạt 47,8 tỷ USD, tăng 38% so với năm trước. Như vậy, khu vực doanh nghiệp FDI đã xuất siêu khoảng 6,7 tỷ USD trong năm nay (kể cả dầu thô), hay nhập siêu 600 triệu USD (không tính dầu thô).
Một con số khác liên quan là đóng góp vào thu nội địa năm nay của khu vực doanh nghiệp FDI đạt khoảng 3,5 tỷ USD, trong khi năm ngoái là 3 tỷ USD, ông Hoàng cho rằng, với tình hình năm nay khó khăn như vậy, việc đóng góp vào ngân sách vượt năm ngoái có nhiều ý nghĩa hơn nữa.
Lũy kế đến ngày 15/12, Việt Nam có tổng cộng 13.667 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 198 tỷ USD, trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 54%. Singapore là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 24 tỷ USD, tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật và Đài Loan. Tp.HCM vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 32,67 tỷ USD còn hiệu lực, tiếp theo là Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương.
Về quan điểm thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, quản lý FDI sẽ chú trọng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả vốn FDI; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước; hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về FDI.
Về định hướng, Cục cho biết sẽ thu hút FDI có chọn lọc, định hướng vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp “xanh”, thân thiện với môi trường, lĩnh vực tạo liên kết với các khu vực kinh tế khác và liên kết vùng; công nghiệp hỗ trợ, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh; lĩnh vực công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực…
“Dự kiến năm tới 15-16 tỷ USD đăng ký, giải ngân 10-11 tỷ USD”, ông Đỗ Nhất Hoàng cho hay.