Cổ phiếu FIR vào diện cảnh báo, từ ngày 1/6

Hà Anh
HOSE cho biết nguyên nhân là Công ty chưa họp ĐHĐCĐ thường niên quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, thuộc trường hợp bị cảnh báo theo quy định.
Biểu đồ giá cổ phiếu FIR thời gian qua.
Biểu đồ giá cổ phiếu FIR thời gian qua.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) công bố quyết định đưa cổ phiếu của Công ty Cổ phần Địa ốc First Real (mã FIR-HOSE) vào diện cảnh báo kể từ ngày 16/06/2022.

HOSE cho biết nguyên nhân là Công ty chưa họp ĐHĐCĐ thường niên quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, thuộc trường hợp bị cảnh báo theo quy định. Hiện, niên độ tài chính của FIR diễn ra từ ngày 01/10-30/09.

Mới đây, FIR công bố lợi nhuận sau thuế bán niên 2022 (kết thúc ngày 31/3/2022) đạt hơn 57 tỷ đồng, tăng 2.329% so với cùng kỳ (2,3 tỷ đồng), nguyên nhân là do doanh thu hợp nhất bán niên 2022 tăng 153% so với cùng kỳ chủ yếu đến từ việc chuyển nhượng bất động sản tại dự án công ty đang triển khai bán hàng.

Trước đó, công ty chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm và trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu. Cụ thể: công ty sẽ phát hành 13.519.932 cổ phiếu, với tỷ lệ 2:1 với giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian đăng ký đặt mua từ 20/5-15/6/2022 và phát hành 4.055.946 cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 100:14,999.

Ngày 30/6 tới, công ty sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 tại Khách sạn Hilton, số 50 Bạch Đằng, phường Hải Châu, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Trong đó, năm 2022, công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần đạt 450 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 120 tỷ đồng, tăng 229,1% và 302,8% so với thực hiện năm 2021 và vốn điều lệ tăng từ 270 tỷ đồng lên 450 tỷ đồng.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/6, cổ phiếu FIR giảm 3.50% về 41.300 đồng/cổ phiếu và giảm 18,22% trong 3 tháng qua.

Tin mới

Xe nhập khẩu vào Việt Nam giảm gần 14% trong tháng 4

Xe nhập khẩu vào Việt Nam giảm gần 14% trong tháng 4

Theo thống kê sơ bộ của Cục Hải quan, trong tháng 4/2025 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 13,5% (tương ứng giảm tới 2.926 chiếc) so với lượng nhập khẩu của tháng trước.
Thị trường ô tô Việt Nam giảm nhịp

Thị trường ô tô Việt Nam giảm nhịp

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng của toàn thị trường tháng 4 vừa qua đạt 29.585 xe, bao gồm 20.766 xe du lịch; 8.619 xe thương mại và 200 xe chuyên dụng. So với tháng 3 có mức tăng trưởng khá thì bước sang tháng 4, doanh số đã có dấu hiệu chững lại khi giảm nhẹ khoảng 7%.
Các hãng sản xuất ô tô Trung Quốc giữa ngã ba đường chinh phục thị trường xuất khẩu

Các hãng sản xuất ô tô Trung Quốc giữa ngã ba đường chinh phục thị trường xuất khẩu

Cho đến tận năm 2020, Trung Quốc chỉ là nước xuất khẩu ô tô lớn thứ sáu trên toàn cầu, nhưng doanh số bán hàng hàng năm kể từ đó đã tăng gần gấp sáu lần. Sự gia tăng đáng kinh ngạc này đã đưa Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2023. Nước này tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu của mình trước Nhật Bản, Đức và tất cả các nhà sản xuất khác vào năm ngoái.
Mercedes-Benz ra mắt mẫu AMG SL 63 S E PERFORMANCE hybrid tại thị trường Việt

Mercedes-Benz ra mắt mẫu AMG SL 63 S E PERFORMANCE hybrid tại thị trường Việt

Lần đầu tiên, một mẫu roadster sử dụng hệ truyền động plug-in hybrid xuất hiện dưới tên AMG của Mercedes-Benz tại Việt Nam, kết hợp động cơ V8 cùng công nghệ hiện đại E PERFORMANCE, mang đến công suất lên đến 816 mã lực. Điều này đánh dấu bước tiến mới trong hành trình mở rộng danh mục xe hiệu năng cao của hãng tại thị trường trong nước.