08:32 27/11/2022

Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 48-2022

Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy

Mời quý độc giả đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 48 phát hành ngày 28-11-2022 với nhiều chuyên mục hấp dẫn...

Hiện ngành gỗ đang có sự mất cân bằng trong các hợp phần đầu ra sản phẩm có sử dụng gỗ rừng trồng trong nước. Nguyên nhân một phần là chưa có sự gắn kết giữa các cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu.

Cụ thể, từ đầu năm 2022 trở lại đây thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đặc biệt ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Vương quốc Anh giảm mạnh. Điều này do lạm phát ở mức cao tại các thị trường này, do xung đột Nga - Ukraina. Nhiều doanh nghiệp trong ngành giảm đơn hàng, co hẹp sản xuất, dẫn đến giảm nhu cầu sử dụng gỗ nguyên liệu đầu vào, bao gồm gỗ rừng trồng.

Ngược lại, cầu dăm gỗ và viên nén tăng mạnh, đẩy giá gỗ nguyên rừng trồng trong nước cao. Do lợi ích kinh tế, hộ trồng rừng tại một số địa phương tiến hành khai thác gỗ sớm để bán làm nguyên liệu dăm và viên nén. Điều này đang gây lo lắng cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ bởi nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu gỗ rừng lớn trong tương lai.

Giải quyết bài toán nguyên liệu ngành gỗ nên bắt đầu từ đâu? Cần bắt đầu tư khâu nào?...

Trong Tạp chí Kinh tế Việt Nam phát hành sáng thứ Hai, ngày 28-11-2022, những câu hỏi này sẽ được giải quyết trong Tiêu điểm: “Phát triển căn cơ chuỗi giá trị ngành gỗ” với góc nhìn đa chiều từ các chuyên gia.

Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 48-2022.
Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 48-2022.

Bao gồm các bài viết:

- Liên kết trồng rừng bền vững: Chủ động nguồn gỗ nguyên. (Chương Phượng).

- Giải bài toán nguyên liệu của ngành gỗ. (Ts. Tô Xuân Phúc, Chuyên gia của Tổ chức Forest Trends).

- Gỗ ghép thanh tồn kho lớn. (Chu Khôi).

- Gỡ các nút thắt cho ngành gỗ. (Nhóm phóng viên thực hiện).

-Những mảnh ghép đa dạng của bức tranh xuất khẩu ngành gỗ. (Ngọc Linh).

Cùng nhiều chuyên mục hấp dẫn khác:

-  Kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023. (Đặng Hương).

- Thách thức chính sách kinh tế vĩ mô hậu Covid-19. (Song Hà).

- Giới kinh tế học ASEAN bàn giải pháp vực dậy tăng trưởng
kinh tế. (Kiều Oanh).

- Khơi thông điểm nghẽn, khôi phục lòng tin. (Phan Thanh Hà).

- Giải pháp cứu nguy thanh khoản, khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp. (Trâm Anh).

-Lấp “khoảng trống” cho tài chính xanh. (Anh Nhi).

-Tái cấu trúc theo hướng xanh hóa trước khi cổ phần hóa. (Hoàng Lan).

- Vốn FDI dần chiếm ưu thế trên thị trường bất động sản Việt. (Phan Nam).

- Chấm dứt tình trạng thiếu xăng dầu từ đầu năm 2013. (Mạnh Đức).

- Xuất khẩu “giảm tốc” trong chặng đường về đích. (Huyền Vy).

-Công bố thông tin của doanh nghiệp Việt từng bước được cải thiện. (Khánh Vy).

- Khó khăn đủ bề khi thi hành án tín dụng ngân hàng. (Đào Vũ).

- Đòi hỏi cấp bách: Tăng lương, phụ cấp cho giáo viên. (Lý Hà).

-  Kinh tế Trung Quốc “còng lưng” gánh Zero-Covid. (An Huy).

- Khó hơn cả thời Covid: Doanh nghiệp ra sức “níu kéo” lao động. (Lưu Hà).

Quý vị độc giả có thể đặt mua Tạp chí Kinh tế Việt Nam tại đây.

https://postenp.phaha.vn/vi/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam