Nokia, ngày nay là một công ty mạng viễn thông, đã từng biến việc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp lên mức nghệ thuật. Được thành lập vào năm 1865, từ một nhà máy giấy, Nokia đã trở thành công ty cổ phần vào năm 1868. Trong thập kỷ tiếp theo, công ty đã mở rộng hướng phát triển sang rất nhiều mảng sản phẩm rối rắm.
Thường gia nhập ngành mới thông qua việc mua lại, đã có lúc Nokia sản xuất ủng cao su và lốp xe; điện thoại và cáp điện; thậm chí sản phẩm gia dụng như giấy vệ sinh (Tôi đã chính mắt nhìn thấy chúng). Nhưng vì thời đại năng lượng mới là lý do giúp Nokia sống sót vượt qua cuộc khủng hoảng đầu tiên của mình: do hậu quả của chiến tranh thế giới I, công ty có nguy cơ phá sản và đã được Finnish Rubber Works, một đối tác quan trọng mua lại, nhằm duy trì nguồn cung cấp năng lượng của mình. (Đó là lý do mà ủng cao su được sản xuất)
Trong những thập kỷ tiếp theo, công ty đã hoạt động như một đại tập đoàn công nghiệp, với các bộ phận khác nhau ít nhiều hoạt động một cách riêng lẻ và không có quá nhiều vần điệu hay lý do để hoạt động dưới cùng một mái nhà (thật khó tạo ra sự liên kết giữa giày dép, mặt nạ chống khí độc, và robot). Trong quá trình công ty khai thác các thị trường mới, Nokia bắt đầu chuyển sang đầu tư thêm vào mạng di động sơ khai (pre-cellular) và các linh kiện điện tử khác trong các thị trường mới nổi thuộc lĩnh vực truyền thông di động.
Vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, công ty này đạt đến tầm cao đa dạng, đã một lần nữa gặp phải rắc rối thực sự khi lún sâu vào cuộc suy thoái của Phần Lan. Một cuộc khủng hoảng có sức tàn phá khủng khiếp. Bạn bè đã kể với tôi rằng thậm chí chính công ty đã cố gắng đề nghị đối thủ Ericsson mua lại mình, nhưng vô ích.
Năm 1992, Tổng giám đốc mới của Jorma Ollila cùng nhóm của ông đã thực hiện một quyết định mang tính điển hình trên thế giới giúp hồi sinh công ty, dồn toàn lực cho thị trường viễn thông đang phát triển. Cuối cùng, công ty cũng đã đóng cửa các nhà máy giấy của mình, thu hẹp lĩnh vực điện tử tiêu dùng, và trong vòng vài năm sau đã nhượng lại bộ phận sản xuất nguồn máy tính, ti vi, lốp xe và cáp của mình. Trọng tâm hướng đến việc tạo ra một vị trí hàng đầu trong thị trường toàn cầu đang phát triển nhanh chóng của họ đã mang lại những kết quả huyền thoại, với công ty Nokia vươn lên vị trí số một giữa hàng loạt nhà sản xuất điện thoại di động trong suốt những năm chín mươi.
Theo thông tin từ một thành viên của Ban Chấp hành, điều thú vị là quyết định này được thực hiện một cách dễ dàng hơn so với các lựa chọn công ty phải đối mặt khi thu được những thành công ngoạn mục sau này. "Chúng tôi hầu như đã không có những lựa chọn tốt [lúc đó], vì vậy tương đối dễ dàng để mạnh mẽ tiến vào lĩnh vực kinh doanh điện thoại di động," - ông nói với tôi.
Tất nhiên, chúng tôi biết những gì xảy ra tiếp theo. Mặc dù đã gặt hái được thành công kỉ lục khiến nhiều công ty khác phải ganh tỵ (chiếm 41% thị phần toàn cầu? Một điều thật khó tin), lãnh đạo của Nokia đã thất bại khi không nhìn thấy tiềm năng của điện thoại thông minh, với sức quyến rũ của "Internet nằm trong túi bạn".
Họ đã không giới thiệu điện thoại thông minh của mình với thị trường (trớ trêu thay, họ đã thực sự phát triển nó) nhưng thậm chí tồi tệ hơn, họ gộp việc kinh doanh điện thoại thông thường và kinh doanh điện thoại thông minh với nhau trong cùng một bộ phận. Kết quả của việc này rất quen thuộc với bất cứ ai theo học quản trị kinh doanh: doanh nghiệp lớn và lâu đời này cơ bản đánh mất vị thế nổi trội của mình, với kết quả là khi các đối thủ như Apple và Samsung thống trị thế giới với cơn bão điện thoại thông minh, Nokia đã không phản ứng kịp.
Sau khi đấu tranh để giành lại vinh quang nhưng không thành công, công ty đã một lần nữa thực hiện một quyết định mang tính sống còn, đó là nhượng lại toàn bộ bộ phận điện thoại di động cho Microsoft, vào thời điểm mà phần mềm và thương hiệu của Nokia bị đồn đoán sẽ biến mất. Ba mảng kinh doanh còn lại - kinh doanh mạng lưới, mảng phục vụ nhiều công ty viễn thông lớn trên thế giới; dịch vụ bản đồ và định vị; và các công nghệ bản quyền khác mà Nokia sở hữu - một lần nữa, Nokia nhón chân bước vào không gian điện tử tiêu dùng khi giới thiệu sản phẩm máy tính bảng Android, theo kế hoạch sẽ được bán tại Trung Quốc.
Nhưng, liệu chúng ta có nhìn thấy khả năng huyền thoại sẽ giúp công ty hồi sinh? Thông tin về việc Nokia mua lại Alcatel-Lucent cũng có thể là một phần của một nỗ lực hồi sinh. Sự kết hợp của hai công ty đủ nặng ký để thách thức Ericsson và Huawei của Trung Quốc. Ngoài ra, sự kết hợp công nghệ giữa họ sẽ lấp đầy những khoảng trống trong hồ sơ năng lực, có thể giúp cho công ty kết hợp này trở thành một đối thủ lớn trong các lĩnh vực phát triển nhanh nhất của thế giới công nghệ, chẳng hạn nhu cầu xem video trực tiếp và điện toán đám mây. Khả năng biến việc kinh doanh viễn thông trở thành một mục tiêu chính của họ đã được củng cố với những tin đồn gần đây cho thấy họ có thể sẽ nhượng lại mảng kinh doanh định vị bản đồ.
Những việc ấy tương tự những gì được viết trong sách chiến lược. Lựa chọn một lĩnh vực trọng tâm, lý tưởng nhất là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển nhanh chóng. Nghĩ ra cách để tạo ra quy mô và khả năng nhằm đạt được thành công trong lĩnh vực đó. Bán đi những bộ phận kinh doanh không thuộc trọng tâm. Chuẩn bị để đưa ra những quyết định sẽ khá khó khăn. Có lẽ vì lợi ích của Nokia mà lịch sử sẽ lặp lại một lần nữa.
Rita Gunther McGrath là giáo sư tại Học viện Kinh doanh Columbia (Columbia Business School), chuyên nghiên cứu chiến lược trong môi trường biến động và thiếu ổn định. Bà là tác giả của cuốn sách Hồi Kết Của Lợi Thế Cạnh Tranh (The End of Competitive Advantage) (nhà xuất bản Harvard Business Review, tháng 6 năm 2013), và đó là nguồn chuyển thể của bài báo này.
Theo Trí Thức Trẻ