Năm 2023 là một cuộc hành trình khắc nghiệt đối với hàng vạn doanh nghiệp, hàng triệu nông dân Việt Nam. 12 tháng qua có thể coi là khoảng thời gian khó khăn, thách thức nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, nhờ vào sự sát cánh, đồng hành của Chính phủ, các bộ, ban, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân đã từng bước vượt qua sóng dữ…
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai trong thu hút FDI với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ. Điều đó cho thấy, mặc dù thị trường bất động sản Việt Nam đang trầm lắng nhưng vẫn nhiều tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài...
Sau đại dịch Covid-19, suy thoái và biến động chính trị, kinh tế trong năm 2023 và những năm sắp tới là hồi chuông cảnh báo để doanh nghiệp cần “khám sức khỏe” thường xuyên; đồng thời, có phương án để quản trị dòng tiền và quản trị công ty tốt hơn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững...
Kinh tế thế giới năm 2024 được nhận định là sẽ khó khăn hơn và tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là hai nền kinh tế lớn Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong khi đó nền kinh tế Việt Nam lại chịu ảnh hưởng khá lớn từ hoạt động xuất-nhập khẩu và đầu tư nước ngoài. Liệu những cơn gió ngược từ bên ngoài có tạo ra sức ép đẩy lùi mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay?
Hà Nội không chỉ là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng mà còn phải phát triển hiện đại xứng tầm khu vực và thế giới. Nhiều chuyên gia cho rằng muốn phát triển như vậy, trước hết Hà Nội cần phải làm sao để có “Kỳ tích sông Hồng”.
Sau một năm chững lại vì những ảnh hưởng từ những bất định của tình hình thế giới, triển vọng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 được các tổ chức quốc tế dự báo khá lạc quan, tăng trưởng GDP sẽ phục hồi mạnh mẽ lên mức 5,5-6,5%.
Hơn ba năm, hàng trăm nghìn y, bác sĩ, nhân viên y tế với tinh thần kiên cường, đoàn kết đã ngăn chặn thành công đại dịch Covid-19. Năm 2023 với tinh thần đó, ngành y tế đang khắc phục những yếu kém bộc lộ qua cuộc chiến chống dịch, khơi thông các nguồn lực tạo nền tảng phát triển.
Diễn biến thị trường chứng khoán năm 2024 được dự báo còn nhiều biến số cần quan tâm gồm vĩ mô và chứng khoán thế giới; các sự kiện chính trị ở khu vực Trung Đông, ở trong nước thì trái phiếu là rủi ro cần theo dõi. Ngược lại, động lực cho thị trường tăng trưởng gồm tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp dựa trên nền so sánh thấp của năm 2023; lãi suất tiếp tục ở vùng thấp...
Sau trải nghiệm những năm Covid-19, sức kháng cự của doanh nghiệp trước những bất ổn của môi trường kinh doanh đã tốt hơn. Trong đó, quản trị công ty đã có nhiều cải thiện, tập trung vào những phương pháp, thông lệ quản trị tiên tiến của OECD, IFC hay mới đây nhất là mô hình ESG...
Một số tín hiệu cho thấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã bước qua “đáy” và tiếp tục tiến trình phục hồi trong năm 2024 khi triển vọng vĩ mô tích cực hơn...
Chỉ số VN-Index kết thúc năm 2023 với mức tăng trưởng 12,2% so với thời điểm cuối năm 2022. Đây là một kết quả không mấy lạc quan trong bối cảnh thị trường từng xuất hiện sóng tăng kéo dài 4 tháng với biên độ hơn 20%. Dù vậy, nếu đặt trong bức tranh tổng thể của nền kinh tế năm 2023 với nhiều “cơn gió ngược”, mức tăng trưởng như vậy cũng có thể coi là phù hợp...
Năm 2023 là một năm thị trường bảo hiểm chứng kiến nhiều biến động. Doanh nghiệp bảo hiểm trải qua giai đoạn khó khăn do sụt giảm niềm tin khách hàng khi bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) và nhiều quy định bán bảo hiểm chặt chẽ hơn. Lần đầu tiên trong hàng chục năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ghi nhận tốc độ tăng trưởng âm, suy giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2022, ước đạt 155.985 tỷ đồng...
Trò chuyện với Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy, bà Vũ Tuyết Vân, Giám đốc Khối Chiến lược, Tập đoàn One Mount, chia sẻ: “One Mount được thành lập với tham vọng kiến tạo hệ sinh thái công nghệ đầu tiên và lớn nhất Việt Nam, cung cấp các giải pháp và dịch vụ xuyên suốt chuỗi giá trị, như lĩnh vực dịch vụ tài chính - phân phối bất động sản và bán lẻ...
Những diễn biến trên thị trường hàng hóa thế giới đã, đang và sẽ tác động trực tiếp và nhanh chóng tới việc kiểm soát lạm phát của Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), về những kịch bản sẽ xảy ra trên thị trường hàng hóa thế giới năm 2024 và tác động tới Việt Nam...
Những năm gần đây, nhiều dự án giao thông quan trọng ở đồng bằng sông Cửu Long đồng loạt được khởi công xây dựng; trong đó có một số dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác, tạo ra “năng lượng mới”, tăng thêm sức bật cho vùng đất trù phú về nông nghiệp nhất cả nước này.
Nghị quyết 24 về định hướng phát triển Đông Nam Bộ và Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển TP.HCM đã xác định “TP.HCM là cửa ngõ giao tiếp với các khu vực trên thế giới, đầu tàu, trung tâm có năng lực cạnh tranh với các khu vực trên thế giới”…
Cũng như đất đai và lao động trong kỷ nguyên nông nghiệp; công nghệ và vốn trong kỷ nguyên công nghiệp; dữ liệu- một loại tài nguyên, tài sản, “đất đai của không gian mới”, đang ngày càng trở thành nhân tố sản xuất quan trọng nhất trong kỷ nguyên số, tạo ra sự bứt phá tăng trưởng kinh tế số. Theo các chuyên gia, dữ liệu là “dầu mỏ”, nguyên liệu cho nền kinh tế số...
Để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành đột phá chiến lược và động lực chính cho phát triển kinh tế xã hội, cần có sự đột phá trong hoạch định chính sách, pháp luật, xây dựng cơ chế tài chính đặc thù cho hoạt động khoa học và công nghệ, chấp nhận rủi ro, thất bại trong nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ...
Kinh tế Việt Nam đã, đang trải qua giai đoạn khó khăn và sẽ còn tiếp tục khó khăn trong năm 2024. Thị trường chứng khoán Việt Nam, dù vậy, lại không khó đến như thế nhờ chính sách tiền tệ lỏng tiếp tục được duy trì cùng với kỳ vọng sự hồi phục từ mức yếu của nền kinh tế...