Thiếu lao động: Cơn khát chưa dừng
Thiếu lao động trầm trọng, nhiều doanh nghiệp phải đưa ra những ưu đãi hấp dẫn để thu hút công nhân
Tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên cả nước, đi đến đâu doanh nghiệp cũng kêu không tuyển được lao động. Thiếu lao động trầm trọng, nhiều doanh nghiệp phải đưa ra những ưu đãi hấp dẫn để thu hút công nhân.
Thiếu trên diện rộng
Tp.HCM hiện có 13 khu chế xuất, khu công nghiệp với hơn 1.000 doanh nghiệp hoạt động đa dạng ở nhiều ngành nghề, cùng một lượng lao động khổng lồ trên 250.000 người, trong đó có đến 70% là lao động nhập cư.
Ông Nguyễn Tấn Định, Phó trưởng ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Tp.HCM (Hepza) cho biết, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp hiện rất lớn. Hepza vừa tiến hành khảo sát nhu cầu lao động năm 2010 và đã nhận được thông tin từ hơn 300 doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng lao động.
Từ đầu năm 2010 đến nay, các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp Tp.HCM đã tuyển được 17.000 lao động, nhưng vẫn còn cần khoảng 37.000 lao động từ nay đến cuối năm.
Chia sẻ với VnEconomy, ông Vũ Duy Hải, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vinacam cho biết, doanh nghiệp của ông cũng như nhiều doanh nghiệp khác đang rơi vào hoàn cảnh khó tuyển dụng nhân lực, từ lĩnh vực thương mại tới sản xuất.
Chung một bài toán với Tp.HCM, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai cũng đang là tâm điểm của sự khủng hoảng thiếu lao động.
Bà Nguyễn Thị Lan, cán bộ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Dương cho biết, hàng năm tỉnh này có nhu cầu khoảng 70.000 lao động. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang "vắt chân lên cổ", đi khắp các địa phương để tuyển công nhân. Sự thiếu hụt này, theo bà Lan, chủ yếu thuộc ba lĩnh vực may mặc, da giày và chế biến gỗ. Chẳng hạn, riêng một doanh nghiệp chế biến gỗ của Đài Loan trên địa bàn thị xã Thủ Dầu Một đã thiếu đến 1.500 lao động.
Tại Đồng Nai, thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh này cho thấy, chỉ riêng trong tháng 5/2010, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn đã trên 10 ngàn người, trong đó lao động phổ thông chiếm hơn 80% nhu cầu.
“Chưa bao giờ tuyển dụng lao động lại khó khăn như lúc này. Hiện công ty chúng tôi có nhu cầu tuyển đến 1.700 lao động phổ thông nhưng đăng tin mấy tháng rồi mà chỉ nhận được có vài trăm hồ sơ, cho dù điều kiện tuyển dụng chỉ là lao động phổ thông, doanh nghiệp chịu trách nhiệm đào tạo tay nghề cho lao động”, đại diện một doanh nghiệp may tại Đồng Nai nói.
Nhiều ưu đãi, vẫn khó tuyển
Mặc dù đã kèm rất nhiều ưu đãi, nhưng các doanh nghiệp tại Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương - những vùng tâm điểm của sự thiếu hụt lao động - vẫn không dễ tuyển dụng và thu hút lao động trong thời điểm này.
Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Hồng Anh, Giám đốc Nhân sự Công ty TNHH Một thành viên May mặc Bình Dương cho biết, để có đủ 2.700 lao động làm việc trong 4 xí nghiệp may, 1 xưởng cắt và 1 xưởng thêu, cán bộ của công ty ông phải về tận tận xã, thôn ở những huyện chưa có khu công nghiệp, tìm cách vận động, cam kết mức lương, thưởng và nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn để “hút” lao động nông thôn về nhà máy đào tạo nghề.
“Để tuyển được một lao động trong thời điểm này khá tốn kém. Chi phí để có được một lao động đứng trong dây chuyền lên tới 6 - 7 triệu đồng. Ngoài tiền bồi dưỡng cho người giới thiệu 1 triệu đồng/lao động, doanh nghiệp tuyển được lao động phải đào tạo miễn phí cho họ trong 3 tháng, trong quá trình đào tạo, doanh nghiệp vẫn phải trả lương”, ông Hồng Anh tính toán.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Duy Hải, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vinacam, một vấn nạn đối với nhiều nhà sản xuất hiện nay là do thiếu lao động nên “có sao dùng vậy”. Công nhân một bước chạy từ đồng ruộng vào nhà máy, không được đào tạo bài bản, không phải là công nhân công nghiệp theo đúng nghĩa nên ý thức và kỷ luật lao động đều kém. Vì thế, họ rất dễ có tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ”, nên sau khi đào tạo xong, làm việc được 2, 3 tháng lại nghỉ việc, dẫn đến tình trạng thiếu lao động luôn thường trực.
Để bù đắp cho việc thiếu nhân lực, nhiều doanh nghiệp đã tính đến chuyện đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại để giảm lao động và tăng năng suất lao động.
Tại Tp.HCM, nhiều doanh nghiệp cho biết, họ đã phải tìm lời giải cho bài toán thiếu lao động phổ thông bằng cách tuyển lao động kèm rất nhiều ưu đãi như thu nhập hấp dẫn, xây nhà ở, nhà trẻ cho công nhân... Thế nhưng trước mắt, tình trạng thiếu lao động vẫn chưa được khắc phục.
Thiếu trên diện rộng
Tp.HCM hiện có 13 khu chế xuất, khu công nghiệp với hơn 1.000 doanh nghiệp hoạt động đa dạng ở nhiều ngành nghề, cùng một lượng lao động khổng lồ trên 250.000 người, trong đó có đến 70% là lao động nhập cư.
Ông Nguyễn Tấn Định, Phó trưởng ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Tp.HCM (Hepza) cho biết, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp hiện rất lớn. Hepza vừa tiến hành khảo sát nhu cầu lao động năm 2010 và đã nhận được thông tin từ hơn 300 doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng lao động.
Từ đầu năm 2010 đến nay, các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp Tp.HCM đã tuyển được 17.000 lao động, nhưng vẫn còn cần khoảng 37.000 lao động từ nay đến cuối năm.
Chia sẻ với VnEconomy, ông Vũ Duy Hải, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vinacam cho biết, doanh nghiệp của ông cũng như nhiều doanh nghiệp khác đang rơi vào hoàn cảnh khó tuyển dụng nhân lực, từ lĩnh vực thương mại tới sản xuất.
Chung một bài toán với Tp.HCM, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai cũng đang là tâm điểm của sự khủng hoảng thiếu lao động.
Bà Nguyễn Thị Lan, cán bộ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Dương cho biết, hàng năm tỉnh này có nhu cầu khoảng 70.000 lao động. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang "vắt chân lên cổ", đi khắp các địa phương để tuyển công nhân. Sự thiếu hụt này, theo bà Lan, chủ yếu thuộc ba lĩnh vực may mặc, da giày và chế biến gỗ. Chẳng hạn, riêng một doanh nghiệp chế biến gỗ của Đài Loan trên địa bàn thị xã Thủ Dầu Một đã thiếu đến 1.500 lao động.
Tại Đồng Nai, thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh này cho thấy, chỉ riêng trong tháng 5/2010, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn đã trên 10 ngàn người, trong đó lao động phổ thông chiếm hơn 80% nhu cầu.
“Chưa bao giờ tuyển dụng lao động lại khó khăn như lúc này. Hiện công ty chúng tôi có nhu cầu tuyển đến 1.700 lao động phổ thông nhưng đăng tin mấy tháng rồi mà chỉ nhận được có vài trăm hồ sơ, cho dù điều kiện tuyển dụng chỉ là lao động phổ thông, doanh nghiệp chịu trách nhiệm đào tạo tay nghề cho lao động”, đại diện một doanh nghiệp may tại Đồng Nai nói.
Nhiều ưu đãi, vẫn khó tuyển
Mặc dù đã kèm rất nhiều ưu đãi, nhưng các doanh nghiệp tại Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương - những vùng tâm điểm của sự thiếu hụt lao động - vẫn không dễ tuyển dụng và thu hút lao động trong thời điểm này.
Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Hồng Anh, Giám đốc Nhân sự Công ty TNHH Một thành viên May mặc Bình Dương cho biết, để có đủ 2.700 lao động làm việc trong 4 xí nghiệp may, 1 xưởng cắt và 1 xưởng thêu, cán bộ của công ty ông phải về tận tận xã, thôn ở những huyện chưa có khu công nghiệp, tìm cách vận động, cam kết mức lương, thưởng và nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn để “hút” lao động nông thôn về nhà máy đào tạo nghề.
“Để tuyển được một lao động trong thời điểm này khá tốn kém. Chi phí để có được một lao động đứng trong dây chuyền lên tới 6 - 7 triệu đồng. Ngoài tiền bồi dưỡng cho người giới thiệu 1 triệu đồng/lao động, doanh nghiệp tuyển được lao động phải đào tạo miễn phí cho họ trong 3 tháng, trong quá trình đào tạo, doanh nghiệp vẫn phải trả lương”, ông Hồng Anh tính toán.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Duy Hải, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vinacam, một vấn nạn đối với nhiều nhà sản xuất hiện nay là do thiếu lao động nên “có sao dùng vậy”. Công nhân một bước chạy từ đồng ruộng vào nhà máy, không được đào tạo bài bản, không phải là công nhân công nghiệp theo đúng nghĩa nên ý thức và kỷ luật lao động đều kém. Vì thế, họ rất dễ có tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ”, nên sau khi đào tạo xong, làm việc được 2, 3 tháng lại nghỉ việc, dẫn đến tình trạng thiếu lao động luôn thường trực.
Để bù đắp cho việc thiếu nhân lực, nhiều doanh nghiệp đã tính đến chuyện đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại để giảm lao động và tăng năng suất lao động.
Tại Tp.HCM, nhiều doanh nghiệp cho biết, họ đã phải tìm lời giải cho bài toán thiếu lao động phổ thông bằng cách tuyển lao động kèm rất nhiều ưu đãi như thu nhập hấp dẫn, xây nhà ở, nhà trẻ cho công nhân... Thế nhưng trước mắt, tình trạng thiếu lao động vẫn chưa được khắc phục.