Việc Nhật Bản tăng lãi suất có rất ít tác động đến Việt Nam. Nhật Bản chỉ là thị trường xuất khẩu lớn thứ sáu của Việt Nam. Kịch bản tích cực VN-Index đóng cửa năm 2024 trên mức 1.400 điểm...
Các yếu tố kém khả quan và những rủi ro cần theo dõi gồm thị trường lao động suy yếu tại Mỹ có khả năng sẽ khiến Fed phải hành động nhanh hơn cùng với các đợt cắt lãi suất có quy mô lớn và liên tục...
Thị trường trong nước đã thoát khỏi một cú sốc nữa khi sáng sớm nay các thị trường tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ đã xanh trở lại. Chứng khoán châu Á mà đặc biệt là Nikkei 225 và Kospi đồng loạt tăng mạnh. Ám ảnh của cú sập trên thị trường Mỹ đêm qua nhờ đó đã giảm ảnh hưởng. VN-Index chốt phiên sáng tăng 0,86% tương đương +10,22 điểm...
Hàng loạt mã như HAH giảm gần 14% trong vòng một tháng rơi về vùng hỗ trợ xu hướng; VSC giảm 15,54%; GMD giảm 4% bất chấp kết quả kinh doanh và triển vọng ngành đang tích cực.
VN-Index giảm mạnh và đã phá xuống dưới vùng hỗ trợ mạnh quanh đường trung bình động MA200. Áp lực bán giải chấp chéo bắt đầu xuất hiện ở một số nhóm cổ phiếu. Bên cạnh đó, diễn biến sụt giảm mạnh của TTCK Châu Á và DJ Future tiếp tục tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư trong nước.
Chỉ số UPCoM Index có xu hướng giảm và giảm mạnh trong nửa cuối tháng, đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng đạt 95,07 điểm, giảm 2,53% so với cuối tháng 6/2024.
Lãi suất huy động Trái phiếu Chính phủ trong tháng 7 có xu hướng tăng nhẹ so với cuối tháng 6, trong đó, kỳ hạn 10 năm có mức tăng 0,02%, kỳ hạn 15 năm tăng 0,1%, kỳ hạn 5 năm tăng 0,09%.
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 585.0 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 570.8 tỷ đồng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: FPT, TCB, VPB, STB, HDB, VHM, VIC, VRE, ACB, HPG.
Thị trường đang chịu ảnh hưởng nặng nề của các luồng thông tin tiêu cực từ bên ngoài. Trong nước margin đang được giải phóng quy mô lớn. Giảm quá sốc đôi khi lại bớt đau...
Cơn rúng động từ thị trường chứng khoán quốc tế đã thúc đẩy hành động bán tháo dữ dội trên thị trường chứng khoán Việt Nam chiều nay. Hơn 1 tỷ cổ phiếu sang tay chỉ qua khớp lệnh trên 2 sàn và VN-Index bốc hơi 3,92% (-48,53 điểm), về sát đáy tháng 4/2024. Biên độ giảm hôm nay cũng là kỷ lục của năm, chỉ đứng sau phiên rơi tự do 4,7% hôm 15/4/2024...
VN-Index giảm trong bối cảnh vĩ mô và tăng trưởng kinh tế trong nước rất tốt. Do đó, nguyên nhân chủ yếu đến từ bên ngoài gồm tình hình căng thẳng tại khu vực Trung Đông và sự mạnh lên của đồng Yên.
Thanh khoản trên hai sàn niêm yết sáng nay sụt giảm 10% so với phiên trước trong khi cổ phiếu giảm giá áp đảo hoàn toàn số tăng. VN-Index đang chốt sát giá thấp nhất phiên, bốc hơi 234,38 điểm tương đương -1,97% và lần thứ 2 trong vòng 2 phiên lùi sát xuống mức 1200 điểm...
Sự phục hồi của bất động sản Việt Nam có khả năng sẽ tiếp tục tăng tốc vào năm tới, đây cũng là một trong những lý do khiến VinaCapital kỳ vọng lợi nhuận của Vn-Index sẽ tăng thêm 17% vào năm 2025...
VN-Index trải qua tuần giao dịch nhiều biến động mạnh, khi 03 phiên cuối tháng 7 tiếp tục phục hồi lên vùng giá 1.255 điểm, sau đó bất ngờ chịu áp lực bán rất đột biến trong phiên giao dịch đầu tháng 8/2024.