13:36 25/09/2015

Bảo vệ sức khỏe cho mùa thu

PV

Bảo vệ sức khỏe cho mùa thu - Ảnh 1

Giữ ấm cổ và cột sống     Ngay từ lúc vào thu đã có sự khác biệt giữa ngày và đêm. Vì vậy, nếu không cẩn thận, nhiều người có thể bị cảm lạnh. Trong trường hợp bị cảm lạnh có thể dẫn đến co thắt mạch máu và độ cứng cơ ở cổ. Các chuyên gia cho rằng trước tiên chúng ta nên chú ý đến việc ấm áp ở cổ. Khi mùa thay đổi đàn ông nên cố gắng mặc áo cổ cao, phụ nữ nên có khăn quàng hoặc khăn choàng sẽ tốt hơn. Ngoài ra, do nhiệt độ ban ngày chưa tăng cao, nhiều người vẫn thường chủ quan mặc áo mỏng khi gặp cơn gió heo may dễ gây rùng mình ớn lạnh ở lưng. Điều này khiến cho các lỗ chân lông trên cơ thể đột ngột mở rộng, dễ gây cả cúm.  Thay quần áo kịp thời Cũng do sự khác biệt giữa ngày và đêm, giữa trong nhà, ngoài trời mà mùa này chúng ta hay mắc bệnh như viêm họng, viêm phổi và các bệnh hô hấp xảy ra thường xuyên. Do vậy chúng ta nên thay quần áo theo đúng điều kiện thời tiết thay đổi để tránh bị nóng quá hoặc lạnh quá.  Đừng đứng trước quạt, điều hòa để làm mát sau khi ra mồ hôi, không ăn nhiều và ăn quá nhanh các đồ uống lạnh và các loại thực phẩm khác. Bạn cũng nên uống nhiều nước đun sôi để ấm. Phòng ngừa những cơn ho Mùa thu là mùa chứng ho bùng phát. Do đó bạn cần lưu ý phòng ngừa ngay từ bữa ăn gia đình, tăng cường các thực phẩm dưỡng phổi để phòng ngừa chứng ho. Bạn nên ăn thường xuyên các thực phẩm như bách hợp, mật ong, lê, hạt sen, ngân nhĩ, nho và các loại rau tươi...Nên ăn ít thực phẩm cay nóng. Ngoài ra bạn cũng nên tích cực tham gia các hoạt động dưỡng khí ngoài trời, để tăng cường thể chất, củng cố hệ miễn dịch.

Bảo vệ sức khỏe cho mùa thu - Ảnh 2

Thực đơn rau xanh Súp lơ có hàm lượng vitamin các loại phong phú, cứ mỗi 200g súp lơ tươi có thể cung cấp trên 75% vitamin A cần thiết cho cơ thể hoạt động trong một ngày ở người trưởng thành. Đặc biệt lượng vitamin C dồi dào trong súp lơ nhiều hơn gấp 4-5 lần trong bắp cải, giá đỗ, nhiều hơn gấp 3 lần so với lượng vitamin C có trong cam ngọt, cứ khoảng 100g súp lơ chứa khoảng 80mg vitamin C. Do đó bạn nên thường xuyên chế biến loại thực phẩm này trong thực đơn mùa thu. Ngoài ta tiết trời thu khô hanh khó chịu, khiến cơ thể mất dần cảm giác muốn ăn. Cần tây có thể gây hưng phấn trung khu thần kinh, thúc đẩy tiết dịch dạ dày, từ đó tăng cảm giác thèm ăn, đồng thời có tác dụng tiêu đờm hiệu quả. Có thể xào cần tây với thịt bò, thịt lợn hoặc cho vào những món canh hàng ngày hoặc ép nước uống cùng với cà rốt.

Bảo vệ sức khỏe cho mùa thu - Ảnh 3

Ăn cam sẽ giúp bạn nhanh khỏi cúm, ho đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.

Trái cây của mùa     Mùa thu là thời điểm bắt đầu vào mùa cam. Đây là trái cây lý tưởng để bạn cho vào thực đơn. Cam mùa thu giàu vitamin C nhất. Ăn cam sẽ giúp bạn nhanh khỏi cúm, ho đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong cam giúp xương cứng chắc, chống đau họng, giảm nguy cơ hen suyễn, ngăn chặn bệnh đục nhân mắt...Lê cũng là trái cây giàu chất xơ, một quả lê cỡ trung bình có thể cung cấp 4g chất xơ, tương đương với gần hai bát cơm. Hầu hết chất xơ trong lê đều có thể hòa tan nên có thể hạ thấp nồng độ cholesterol trong máu và giúp kiểm soát lượng đường huyết. Mùa thu bạn có thể ăn nhiều lê mà không sợ béo.  Sức khỏe sinh sản     Trải qua mùa hè nóng bức, các tế bào toàn thân trở nên yếu đuối, đặc biệt là vùng kín, nơi ẩm ướt dễ trở thành môi trường cho vi khuẩn và vi sinh vật có hại sinh trưởng và phát triển. Cổ tư cung là tuyến đường trọng yếu bảo vệ và ngăn các vi sinh vật có hại vào trong tử cung, đường ống dẫn trứng và buồng trứng, chính vì thế sức khỏe của cổ tử cung là rất quan trọng. “ Chuyện ấy” không hài hòa, không vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Phòng chống viêm cổ tử cung đầu tiên chúng ta phải áp dụng phương pháp tránh thai tốt, tránh sảy thai hoặc nạo thai làm cho cổ tử cung bị tổn thương. Chúng ta nên hình thành một thói quen giữ gìn vệ sinh thật tốt. Ngoài ta viêm cổ tử cung và ung thư cổ tử cung có một mối liên hệ nhất định, người bị viêm cổ tử cung nên phối hợp với bác sĩ tích cực trị liệu. Các món cháo cho mùa thu Ăn cháo trong mùa thu là một nguyên tắc rất cần thiết để giữ sức khỏe, vừa dễ tiêu hóa lại có tác dụng cung cấp nước cho cơ thể. Do vậy, mùa thu nên lấy thanh nhuần làm tiêu chuẩn, lấy vị ngọt và chua làm chính, điều chỉnh tính hàn và tính ôn. Cháo vừng táo tàu: Vừng 50g, táo 40g, gạo nếp 50g, đường phèn 10g, rửa sạch vừng và táo, cho vào ấm sứ, đổ nước sạch vào đun khoảng 20 phút, sau đó vo sạch gạo nếp và cho vào đun tiếp 30 phút là có thể dùng. Cháo vừng bách hợp: Vừng 50g, bách hợp 40g, cho lẫn vừng và gạo tẻ đã làm sạch vào ấm sứ, cho nước suối đun 30 phút, sau đó cho bách hợp vào đun tiếp 10 phút là có thể dùng. Cháo lạc vừng: Vừng 50g, lạc nhân 40g, gạo tẻ 40g, đường mật 10g. Đun nhừ lạc, sau đó cho lẫn vừng, gạo tẻ vào ấm sứ và đun bằng nước giếng trong 20 phút , sau khi đã thành cháo cho đường mật vào quấy đều là dùng được. Cháo sa sâm ngân nhĩ: Sa sâm 50g, ngân nhĩ 50g, đường phèn 10g, làm sạch sa sâm cho vào ấm sứ, đổ nước sạch đun 30-40 phút, sa sâm chín cho ngân nhĩ và gạo vào âu nấu thêm một giờ mới cho đường phèn, sau đó đun tiếp từ 30-40 phút là dùng được.

Bảo vệ sức khỏe cho mùa thu - Ảnh 4

Mùa thu cũng làm cho nhiều người bị tái phát bệnh dạ dày.

Đề phòng bệnh dạ dày Mùa thu cũng làm cho nhiều người bị tái phát bệnh dạ dày. Do sự kích thích của không khí lạnh, lượng hitamin trong máu tăng lên, dịch chua trong dạ dày bài tiết nhiều, đường tiêu hóa bị co bóp mạnh, làm giảm sức đề kháng và tính thích ứng với khí hậu của cơ thể. Ngoài ra, không khí mát lạnh cũng khiến chúng ta ăn ngon miệng hơn và nhiều hơn làm tăng thêm gánh nặng cho tiêu hóa, khiến bệnh dạ dày dễ tái phát. Những người bị bệnh này ngoài việc phải chú ý mặc ấm còn cần rèn luyện sức khỏe để giảm bớt khả năng phát bệnh, chú ý ăn uống cho khoa học mỗi bữa, không nên ăn quá no và nên chia làm nhiều bữa, ăn có giờ giấc không hút thuốc lá và uống rượu. Cơ thể bị nhiệt Khí hậu khô hanh trong mùa thu cộng với những thói quen không có lợi cũng dễ làm cho cơ thể bị nhiệt. “ Nhiệt” là do các bộ phận trong cơ thể điều tiết không tốt gây nên. Thường là trước khi bị nhiệt không có triệu chứng rõ rệt, nhưng sau khi bị nhiệt sẽ xuất hiện các triệu chứng như: tim đập nhanh, cả người nóng bừng, miệng và môi khô, bồn chồn không yên, nếu nghiêm trọng còn xuất hiện những triệu chứng như: loét miệng, viêm họng...ảnh hưởng đến việc ăn uống. Để tránh bị nhiệt, theo các chuyên gia trước hết phải tạo những thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày, nghỉ ngơi có giờ giấc không nên thức khuya, ăn uống có giờ giấc và có định lượng, không nên bỏ bữa, cũng không nên ăn quá no. Thứ 2 là ăn nhiều đồ mát chẳng hạn như rau có lá xanh thẫm, dưa chuột, cam, trà xanh đều có tác dụng giải nhiệt, còn cà rốt có hiệu quả rất tốt giúp tránh cho môi bị khô lẻ. Trong thời gian bị nhiệt không nên ăn cay, uống rượu, hút thuốc lá, phải chú ý giữ vệ sinh răng miệng, thường xuyên súc miệng với nước muỗi loãng, uống nhiều nước.

Hoài Phương