Đại biểu ủng hộ Đà Nẵng ra nghị quyết phản đối Trung Quốc
Ngày 10/7 Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng sẽ thảo luận và ra nghị quyết phản đối Trung Quốc
Không chỉ ra nghị quyết về tình hình biển Đông mà còn cần điều chỉnh để giảm bớt sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, một số vị đại biểu đề nghị tại phiên thảo luận của Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, sáng 9/7.
Điều hành phiên thảo luận, ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng nhấn mạnh là tại kỳ họp này Hội đồng Nhân dân sẽ thảo luận và thông qua nghị quyết phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trước đó, ở phiên khai mạc sáng 8/7, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng cũng cho biết, hai tháng qua cử tri Đà Nẵng rất bất bình trước việc Trung Quốc ngang nhiên đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, huy động số lượng lớn tàu hộ tống, kể cả tàu quân sự và máy bay, đe dọa và làm tổn hại nhiều tàu thực thi pháp luật Việt Nam ở Hoàng Sa, đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng hoạt động hợp pháp trên biển.
Cùng với nhân dân cả nước, người dân Đà Nẵng yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Phần thảo luận sáng 9/7 đã thể hiện sự nhất trí cao với việc Hội đồng Nhân dân thành phố sẽ ra nghị quyết về tình hình biển Đông.
Cũng tại đây, doanh nhân - đại biểu Trương Phước Ánh đề nghị đưa vào nghị quyết ba nội dung chủ yếu.
Thứ nhất là phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ngoài khơi thành phố Đà Nẵng.
Thứ hai, lên án Trung Quốc quấy nhiễu đâm va các tàu chấp pháp của Việt Nam, cho tàu cố ý đâm đến cùng chìm tàu cá của Việt Nam, trong đó có tàu cá của ngư dân Đà Nẵng. Đây là hành vi hung hãn, vô nhân đạo vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đại biểu Ánh nhấn mạnh.
Nội dung thứ ba đại biểu Ánh đề nghị thể hiện rõ trong nghị quyết là ủng hộ quan điểm của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này thể hiện qua các phát biểu của Thủ tướng tại diễn đàn quốc tế và trong nước, khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
Cũng theo đại biểu Trương Phước Ánh, trong tình hình quan hệ với Trung Quốc hiện nay, thành phố cần có biện pháp điều chỉnh cơ cấu và hướng phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Cụ thể là chủ động điều chỉnh thị trường nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất, giảm thiểu rủi ro, bất ổn nguồn nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ Trung Quốc. Đồng thời chủ động đón đầu việc tham gia TPP.
Với xuất khẩu, đại biểu Ánh đề nghị rà soát, tái cơ cấu dịch chuyển thị trường để giảm sự phụ thuộc về thị trường đầu ra với thị trường Trung Quốc.
Cần thận trọng với dự án đầu tư và các gói thầu có yếu tố Trung Quốc, nhất là các dự án đầu tư công, gói thầu có sử dụng ngân sách thành phố, doanh nhân Trương Phước Ánh nói.
Việc điều chỉnh cơ cấu, hướng phát triển cần gắn liền với quốc phòng, an ninh, an ninh thương mại, đầu tư, lao động, đại biểu Ánh đề nghị.
Doanh nhân - đại biểu Nguyễn Đức Trị cũng đề nghị cần tăng cường giải pháp để ngăn chặn hàng hóa kém chất lượng từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước.
Theo ý kiến của đại biểu Lê Văn Quang, hỗ trợ ngư dân bám biển bảo vệ chủ quyền là nhiệm vụ lâu dài, vì vậy thành phố cần có sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ hơn.
Tổng hợp ý kiến từ thảo luận tổ chiều 8/7 và thảo luận tại hội trường sáng 9/7, Bí thư Trần Thọ nhấn mạnh, nhiều đại biểu từ tâm huyết của mình đã đề nghị Hội đồng Nhân dân thành phố cần có nghị quyết phản đối Trung Quốc.
"Chúng tôi tán thành, hoan nghênh, xin tiếp thu và sẽ báo cáo tờ trình để Hội đồng Nhân dân thành phố thảo luận và ra nghị quyết vào ngày 10/7", ông Thọ phát biểu.
Ông cũng cảm ơn cử tri Đà Nẵng đã thể hiện sự quan tâm và mong muốn Hội đồng Nhân dân thành phố ra nghị quyết về biển Đông.
Điều hành phiên thảo luận, ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng nhấn mạnh là tại kỳ họp này Hội đồng Nhân dân sẽ thảo luận và thông qua nghị quyết phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trước đó, ở phiên khai mạc sáng 8/7, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng cũng cho biết, hai tháng qua cử tri Đà Nẵng rất bất bình trước việc Trung Quốc ngang nhiên đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, huy động số lượng lớn tàu hộ tống, kể cả tàu quân sự và máy bay, đe dọa và làm tổn hại nhiều tàu thực thi pháp luật Việt Nam ở Hoàng Sa, đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng hoạt động hợp pháp trên biển.
Cùng với nhân dân cả nước, người dân Đà Nẵng yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Phần thảo luận sáng 9/7 đã thể hiện sự nhất trí cao với việc Hội đồng Nhân dân thành phố sẽ ra nghị quyết về tình hình biển Đông.
Cũng tại đây, doanh nhân - đại biểu Trương Phước Ánh đề nghị đưa vào nghị quyết ba nội dung chủ yếu.
Thứ nhất là phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ngoài khơi thành phố Đà Nẵng.
Thứ hai, lên án Trung Quốc quấy nhiễu đâm va các tàu chấp pháp của Việt Nam, cho tàu cố ý đâm đến cùng chìm tàu cá của Việt Nam, trong đó có tàu cá của ngư dân Đà Nẵng. Đây là hành vi hung hãn, vô nhân đạo vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đại biểu Ánh nhấn mạnh.
Nội dung thứ ba đại biểu Ánh đề nghị thể hiện rõ trong nghị quyết là ủng hộ quan điểm của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này thể hiện qua các phát biểu của Thủ tướng tại diễn đàn quốc tế và trong nước, khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
Cũng theo đại biểu Trương Phước Ánh, trong tình hình quan hệ với Trung Quốc hiện nay, thành phố cần có biện pháp điều chỉnh cơ cấu và hướng phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Cụ thể là chủ động điều chỉnh thị trường nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất, giảm thiểu rủi ro, bất ổn nguồn nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ Trung Quốc. Đồng thời chủ động đón đầu việc tham gia TPP.
Với xuất khẩu, đại biểu Ánh đề nghị rà soát, tái cơ cấu dịch chuyển thị trường để giảm sự phụ thuộc về thị trường đầu ra với thị trường Trung Quốc.
Cần thận trọng với dự án đầu tư và các gói thầu có yếu tố Trung Quốc, nhất là các dự án đầu tư công, gói thầu có sử dụng ngân sách thành phố, doanh nhân Trương Phước Ánh nói.
Việc điều chỉnh cơ cấu, hướng phát triển cần gắn liền với quốc phòng, an ninh, an ninh thương mại, đầu tư, lao động, đại biểu Ánh đề nghị.
Doanh nhân - đại biểu Nguyễn Đức Trị cũng đề nghị cần tăng cường giải pháp để ngăn chặn hàng hóa kém chất lượng từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước.
Theo ý kiến của đại biểu Lê Văn Quang, hỗ trợ ngư dân bám biển bảo vệ chủ quyền là nhiệm vụ lâu dài, vì vậy thành phố cần có sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ hơn.
Tổng hợp ý kiến từ thảo luận tổ chiều 8/7 và thảo luận tại hội trường sáng 9/7, Bí thư Trần Thọ nhấn mạnh, nhiều đại biểu từ tâm huyết của mình đã đề nghị Hội đồng Nhân dân thành phố cần có nghị quyết phản đối Trung Quốc.
"Chúng tôi tán thành, hoan nghênh, xin tiếp thu và sẽ báo cáo tờ trình để Hội đồng Nhân dân thành phố thảo luận và ra nghị quyết vào ngày 10/7", ông Thọ phát biểu.
Ông cũng cảm ơn cử tri Đà Nẵng đã thể hiện sự quan tâm và mong muốn Hội đồng Nhân dân thành phố ra nghị quyết về biển Đông.