Dạy trẻ kỹ năng chơi an toàn
Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 200 nghìn trẻ nhập viện điều trị vết thương trong lúc vui chơi, trong đó, ¾ thương tích là do thiết bị trong sân không được tốt.

Ở độ tuổi từ 6 đến 8, khả năng chạy nhảy, rượt bắt của bé đã đạt tới đỉnh cao. Một số bé thích chơi những môn thể thao bài bản, nhưng đừng để bé tham gia những cuộc chơi có nhiều sự ganh đua. Trẻ em từ 9 đến 12 tuổi đã có những kỹ năng chọn lọc, cải thiện và hợp tác hơn. Thậm chí có một số bé trở nên gắn bó với một môn thể thao hơn trong vì trình độ đã được nâng cao. Đó cũng chính là lúc bạn càng phải chú ý dạy kỹ năng tự bảo vệ cho con.Tình trạng thiếu sân chơi là một trong những lý do khiến cho năm nào cũng vậy, nhất là dịp hè, tình trạng trẻ bị tai nạn, thương tích (đuối nước, bỏng, tai nạn giao thông…) lại gia tăng. Do đó, việc tìm kiếm, lựa chọn một sân chơi phù hợp trong điều kiện "khan hiếm" như hiện nay với trẻ em nhằm tránh những rủi ro không đáng có là điều các phụ huynh cần phải quan tâm.

Cha mẹ cũng cần giúp con phân tích tình huống nào thì tự xử lý ngay được, tình huống nào cần gọi người trợ giúp, đồng thời cung cấp cho con danh sách số điện thoại cần phải ghi nhớ để được hỗ trợ kịp thời trong những tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, mỗi câu chuyện, những tai nạn nhìn thấy, nghe thấy trên các phương tiện truyền thông đều có thể biến thành bài học giá trị để chia sẻ với trẻ, giúp trẻ hiểu trong tình huống đó nên làm gì và cách đề phòng ra sao?
Kỹ năng bảo vệ bản thân thực sự rất cần thiết cho con trẻ. Càng lớn, trẻ càng có nguy cơ phải đối mặt nhiều tình huống với mức độ nguy hiểm cao hơn như bị xâm hại, bị cướp giật, bị lạm dụng... Chính vì vậy, bên cạnh việc giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân, cha mẹ cần đồng hành và chia sẻ với trẻ về những mối nguy hiểm có thể gặp phải trong gia đình, trong trường học và ở ngoài xã hội phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Những kỹ năng và thông tin này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin, luôn sẵn sàng đối diện và vượt qua các mối nguy hiểm trong cuộc sống.
