Hà Nội chỉ định màu sắc biển hiệu trên phố Thái Thịnh
Cùng với việc điều chỉnh kích cỡ, tỷ lệ của biển hiệu, màu sắc chủ đạo trên tuyến phố cũng được chỉ định cho phù hợp với tập quán
UBND Thành phố Hà Nội vừa ra quyết định số 1528/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ thiết kế đô thị hai bên tuyến phố Thái Thịnh (đoạn từ phố Tây Sơn đến phố Láng Hạ) gồm các phường Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Trung Liệt và Láng Hạ.
Mục tiêu của nhiệm vụ được Thành phố lý giải là để đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển đô thị, quản lý quy hoạch kiến trúc không gian cảnh quan và để cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
“Đối với các biển quảng cáo gắn tại mặt tiền công trình cần đề xuất kích cỡ, tỷ lệ phù hợp. Chỉ định màu sắc chủ đạo trên tuyến phố phù hợp với tập quán, văn hóa”, Quyết định nêu rõ.
Hình khối và hình thức kiến trúc chủ đạo sẽ theo xu hướng truyền thống hoặc hiện đại hoặc kết hợp. Cụ thể hóa kiến trúc ở những thành phần như mái, cốt cao các tầng, cửa, ban công, lô gia trên tuyến phố,...
Thành phố cũng đề xuất phương án sử dụng các yếu tố cảnh quan, kiến trúc nhỏ, tạo được nét đặc trưng kiến trúc đô thị của khu vực.
Đề xuất các giải pháp thiết kế cụ thể, có tính khả thi, sửa chữa những khiếm khuyết trong đô thị cũ bằng việc trồng cây xanh bổ sung, làm mái hiên dọc hè phố hoặc bằng các biện pháp kỹ thuật khác...
Trước đó, ngày 7/5 vừa qua, Thành phố cũng đã hoàn thành việc cải tạo phố Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân). Đây được coi là tuyến phố kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội với nhiều tiêu chí về cảnh quan, vỉa hè, hệ thống chiếu sáng,… và đồng bộ biển hiệu quảng cáo.
Tuy nhiên việc đồng bộ biển hiệu này đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều. Một số hộ kinh doanh cho rằng sau khi làm biển hiệu mới, việc kinh doanh của cửa hàng trở nên ế ẩm hơn trước.
Trong khi đó, ý kiến từ một số hộ dân sinh sống tại đây lại cho biết, việc đồng bộ biểu hiệu tạo cảnh quan đô thị hiện đại.
Phản hồi về vấn đề này, bà Vương Thị Vân Khánh, Chánh văn phòng UBND quận Thanh Xuân khẳng định “Quận Thanh Xuân hoàn toàn không áp đặt. Nếu người dân không đồng thuận thì không ai có thể lắp đặt cho họ những biển hiệu như vậy”.
Quận đã phối hợp với phường Khương Mai và Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội phát phiếu thăm dò ý kiến người dân, tổ chức, cơ quan có liên quan về việc chỉnh trang đô thị và đã được chấp thuận 100%, bà Khánh cho biết thêm.
Mục tiêu của nhiệm vụ được Thành phố lý giải là để đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển đô thị, quản lý quy hoạch kiến trúc không gian cảnh quan và để cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
“Đối với các biển quảng cáo gắn tại mặt tiền công trình cần đề xuất kích cỡ, tỷ lệ phù hợp. Chỉ định màu sắc chủ đạo trên tuyến phố phù hợp với tập quán, văn hóa”, Quyết định nêu rõ.
Hình khối và hình thức kiến trúc chủ đạo sẽ theo xu hướng truyền thống hoặc hiện đại hoặc kết hợp. Cụ thể hóa kiến trúc ở những thành phần như mái, cốt cao các tầng, cửa, ban công, lô gia trên tuyến phố,...
Thành phố cũng đề xuất phương án sử dụng các yếu tố cảnh quan, kiến trúc nhỏ, tạo được nét đặc trưng kiến trúc đô thị của khu vực.
Đề xuất các giải pháp thiết kế cụ thể, có tính khả thi, sửa chữa những khiếm khuyết trong đô thị cũ bằng việc trồng cây xanh bổ sung, làm mái hiên dọc hè phố hoặc bằng các biện pháp kỹ thuật khác...
Trước đó, ngày 7/5 vừa qua, Thành phố cũng đã hoàn thành việc cải tạo phố Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân). Đây được coi là tuyến phố kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội với nhiều tiêu chí về cảnh quan, vỉa hè, hệ thống chiếu sáng,… và đồng bộ biển hiệu quảng cáo.
Tuy nhiên việc đồng bộ biển hiệu này đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều. Một số hộ kinh doanh cho rằng sau khi làm biển hiệu mới, việc kinh doanh của cửa hàng trở nên ế ẩm hơn trước.
Trong khi đó, ý kiến từ một số hộ dân sinh sống tại đây lại cho biết, việc đồng bộ biểu hiệu tạo cảnh quan đô thị hiện đại.
Phản hồi về vấn đề này, bà Vương Thị Vân Khánh, Chánh văn phòng UBND quận Thanh Xuân khẳng định “Quận Thanh Xuân hoàn toàn không áp đặt. Nếu người dân không đồng thuận thì không ai có thể lắp đặt cho họ những biển hiệu như vậy”.
Quận đã phối hợp với phường Khương Mai và Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội phát phiếu thăm dò ý kiến người dân, tổ chức, cơ quan có liên quan về việc chỉnh trang đô thị và đã được chấp thuận 100%, bà Khánh cho biết thêm.