Hà Nội lo xử lý hàng loạt sai phạm tại các dự án hạ tầng
Kết quả thanh tra các dự án BT trên địa bàn Hà Nội cho thấy hàng loạt sai phạm nghiêm trọng
Hôm nay (6/4), Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo và 6 phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội sẽ họp với các bộ, ngành về dự án BT (xây dựng - chuyển giao), BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), BTO (xây dựng - chuyển giao - kinh doanh) trên địa bàn Thủ đô.
Cuộc họp này được tổ chức sau khi thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành thanh tra các dự án dạng này trên địa bàn Hà Nội, và phát hiện hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại các dự án BT.
Ngày 28/3 vừa qua, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Quang Thắng đã ký công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng rà soát tình hình thực hiện các dự án BT trên địa bàn Hà Nội.
Công văn yêu cầu phải có giải pháp xử lý vấn đề này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2012.
Theo một số nguồn tin, Hà Nội hiện có khoảng 100 dự án đầu tư theo hình thức BT trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, môi trường đô thị, hạ tầng xã hội đã được chấp thuận chủ trương hoặc đang triển khai, với tổng mức vốn đầu tư đề xuất lên đến 223 nghìn tỷ đồng.
Diện tích đất đối ứng mà các nhà đầu tư đề xuất thành phố giao cho họ khai thác để hoàn vốn cho các dự án BT này lên tới 15.000 ha, tuy nhiên mới có 4 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, 8 dự án đã ký hợp đồng, trong đó mới khởi công 6 dự án.
Kết quả thanh tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, tổng mức đầu tư của nhiều dự án BT đã được chủ đầu tư “khai báo” tăng lên bằng nhiều cách khác nhau dẫn đến việc Hà Nội phải giao quỹ đất để thực hiện dự án hoàn vốn lớn hơn chi phí thật để thực hiện dự án BT. Khoản chênh lệch giữa tổng mức đầu tư được “khai báo” và chi phí thực tế lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Nguyên nhân ban đầu được cho là do các nhà đầu tư tự đề xuất, tự lập dự án đầu tư nên đã đưa thêm khối lượng; tính không đúng đơn giá, định mức, tỷ lệ chi phí làm tăng giá trị tổng mức đầu tư của dự án BT.
Cuộc họp này được tổ chức sau khi thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành thanh tra các dự án dạng này trên địa bàn Hà Nội, và phát hiện hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại các dự án BT.
Ngày 28/3 vừa qua, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Quang Thắng đã ký công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng rà soát tình hình thực hiện các dự án BT trên địa bàn Hà Nội.
Công văn yêu cầu phải có giải pháp xử lý vấn đề này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2012.
Theo một số nguồn tin, Hà Nội hiện có khoảng 100 dự án đầu tư theo hình thức BT trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, môi trường đô thị, hạ tầng xã hội đã được chấp thuận chủ trương hoặc đang triển khai, với tổng mức vốn đầu tư đề xuất lên đến 223 nghìn tỷ đồng.
Diện tích đất đối ứng mà các nhà đầu tư đề xuất thành phố giao cho họ khai thác để hoàn vốn cho các dự án BT này lên tới 15.000 ha, tuy nhiên mới có 4 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, 8 dự án đã ký hợp đồng, trong đó mới khởi công 6 dự án.
Kết quả thanh tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, tổng mức đầu tư của nhiều dự án BT đã được chủ đầu tư “khai báo” tăng lên bằng nhiều cách khác nhau dẫn đến việc Hà Nội phải giao quỹ đất để thực hiện dự án hoàn vốn lớn hơn chi phí thật để thực hiện dự án BT. Khoản chênh lệch giữa tổng mức đầu tư được “khai báo” và chi phí thực tế lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Nguyên nhân ban đầu được cho là do các nhà đầu tư tự đề xuất, tự lập dự án đầu tư nên đã đưa thêm khối lượng; tính không đúng đơn giá, định mức, tỷ lệ chi phí làm tăng giá trị tổng mức đầu tư của dự án BT.