Hiện trạng tiêu dùng Việt Nam: Đã xuất hiện những thay đổi
Trong khi lo lắng về nền kinh tế Việt Nam và nạn thất nghiệp, hầu hết người tiêu dùng xem đây là vấn đề của người khác
Có nhiều suy đoán về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2009. Vài người dự đoán một tương lai u ám, trong khi những người khác thật sự tin rằng Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng và thậm chí tốt hơn nhiều nước trên thế giới.
Với tất cả các suy đoán và nghi ngờ, TNS-Gallup International Vietnam đã tiến hành một cuộc khảo sát về sự tự tin của người tiêu dùng ở Hà Nội và Tp.HCM bắt đầu từ trước Tết Âm lịch để thu thập phản ứng từ các hộ gia đình Việt Nam.
Trong số 500 người được khảo sát, 86% tin rằng thất nghiệp sẽ tăng lên ở Việt Nam trong năm 2009. Trong số 12 quốc gia châu Á được tiến hành khảo sát, Việt Nam là nước có nhiều người nhất tin rằng thất nghiệp sẽ tăng lên, tiếp theo là Singapore (78%) và Philippines (76%), trong khi Ấn Độ và Pakistan có tỉ lệ thấp nhất với chỉ 57% dân số tin rằng nạn thất nghiệp sẽ tăng lên trong năm 2009.
Nỗi lo thất nghiệp gia tăng
Nhiều người Việt (39%) cho rằng nếu họ mất việc trong năm 2009, họ sẽ nhanh chóng tìm được một công việc khác. Sự lạc quan này chỉ sau New Zealand (55%) và Trung Quốc (47%) về tái hòa nhập vào lực lượng lao động trong thời gian ngắn, điều này cho thấy rằng nhìn chung người Việt vẫn cho rằng nền kinh tế vẫn mạnh và phát triển.
Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều tốt đẹp. Khi so sánh câu trả lời về nỗi lo thất nghiệp vào tháng 9/2008, lúc cuộc khủng hoảng mới bắt đầu, và cuối năm 2006, sự lạc quan về công việc đã giảm nhiều. Năm 2006, chỉ có 18% đáp viên lo sợ thất nghiệp sẽ xấu hơn trong 12 tháng tới, so với chỉ 9% trong tháng 9/2008.
Những con số này tăng lên 46% trong vòng 4 tháng ngắn ngủi, cho thấy rằng tình trạng thất nghiệp đang ngày càng xấu đi trong năm 2009.
Vì vậy, suy thoái kinh tế toàn cầu chắc chắn có ảnh hưởng đến tình cảm của người tiêu dùng Việt Nam ít nhất trong vòng 6-12 tháng tới và bắt đầu thay đổi suy nghĩ của người Việt về nhảy việc và sự an toàn của công việc đang có, một sự thay đổi đáng chú ý so với 5 -6 năm qua.
Tâm lý lạc quan bị lung lay?
Suy nghĩ hay sự tự tin của người tiêu dùng khi nói về triển vọng kinh tế Việt Nam có phần phức tạp.
Trong số 6 chỉ số đo lường, đã có 3 chỉ số cho thấy tình hình sẽ xấu hơn trong 12 tháng tới, bao gồm: giá trị của VND, việc làm và chi phí sống, trong khi 3 xu hướng tích cực kia vẫn được duy trì so với 2 năm qua: nền kinh tế Việt Nam, đầu tư nước ngoài và mức sống cá nhân.
Các xu hướng kinh tế không tích cực
Có tới 54% người tiêu dùng cho rằng giá trị của VND sẽ tệ hơn trong năm 2009 so với năm 2008. So với tháng 9/2008, 32% tin rằng VND sẽ có giá trị hơn, chỉ 4 tháng sau, chỉ còn 19%. Điều này cho thấy rằng người Việt đã cảm thấy giá trị của VND đang giảm đi.
Không có gì đáng ngạc nhiên, với mức lạm phát đến 20% của năm 2008, chi phí sống là một chỉ số kinh tế không tích cực. Vào tháng 9/2008, 39% người tiêu dùng phát biểu rằng chi phí sống sẽ cải thiện hơn trong 12 tháng tới, nhưng chỉ có 28% đồng ý như vậy vào tháng 1/2009.
Mặc dù theo lý thuyết kinh tế, khi kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng lên và chi tiêu giảm xuống, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ giảm. Người tiêu dùng Việt Nam dường như có một quan điểm khác, cho thấy rằng người tiêu dùng Việt Nam chưa hiểu hết nền kinh tế toàn cầu, mà cũng không hiểu đầy đủ ảnh hưởng của suy thoái.
Các xu hướng kinh tế tích cực
Nhìn chung, người tiêu dùng vẫn rất lạc quan về tình hình kinh tế chung của Việt Nam, với 45% tin rằng kinh tế năm 2009 sẽ tốt hơn năm 2008 so với 35% cho rằng kinh tế sẽ xấu hơn trong 12 tháng tới.
Tuy nhiên, so với năm 2006 và tháng 9/2008, sự tự tin đã giảm đáng kể. Cách đây chỉ 6 tháng, 88% dân thành thị Việt Nam tin rằng nền kinh tế sẽ tốt hơn trong năm 2009 và 86% dân thành thị Việt Nam tin như thế đối với năm 2007.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một xu hướng tích cực khác theo cuộc khảo sát với một nửa đáp viên cho rằng FDI sẽ tốt hơn năm 2008. Tuy nhiên, suy nghĩ này sẽ không thể được công nhận nếu xem xét tình trạng hỗn loạn của nguồn vốn tín dụng trên thế giới, một lần nữa lại cho thấy sự thiếu hiểu biết của nhiều người tiêu dùng về kinh tế toàn cầu.
Không ngạc nhiên, vào tháng 9/2008, 39% người tiêu dùng nghĩ rằng FDI sẽ tốt hơn trong 12 tháng tới, chỉ trước khi nền kinh tế thế giới rơi tự do.
Cuối cùng và có lẽ đáng chú ý nhất, “mức sống cá nhân” nhận được sự ủng hộ cao nhất từ người tiêu dùng thành thị Việt Nam. Trên một phần ba cho rằng mức sống cá nhân sẽ tăng lên trong năm 2009, trong khi gần một nửa nghĩ rằng vẫn giống như năm 2008, khi lần đầu tiên GDP đầu người vượt trên 1.000 USD trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Chỉ 17% phát biểu rằng mức sống sẽ giảm xuống.
Một lần nữa khi so sánh kết quả này với cuộc khảo sát tháng 9/2008, lúc mà 7/10 người Việt Nam cho rằng mức sống sẽ cải thiện, đã cho thấy truyền thông và các sự kiện toàn cầu có ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam.
Nhìn chung, trong khi lo lắng về nền kinh tế Việt Nam và nạn thất nghiệp, hầu hết người tiêu dùng xem đây là vấn đề của người khác chứ không phải vấn đề đối với chính mình. Chỉ có thời gian mới trả lời được liệu người tiêu dùng có đúng hay không.
Các xu hướng chi tiêu và tiết kiệm
Ảnh hưởng lớn nhất và được nhận ra thật nhất mà cuộc khủng hoảng toàn cầu gây ra đối với người tiêu dùng Việt Nam là trong thói quen chi tiêu và tiết kiệm.
Trong 10 năm qua, tỉ lệ tiết kiệm từ tổng chi tiêu giảm từ 17% năm 1999 xuống còn khoảng 10% năm 2008, phần lớn là nhờ vào hàng loạt các thành tựu kinh tế của Việt Nam đã tạo ra sự tự tin chưa từng có cho người tiêu dùng. Nhiều nữ nhân viên văn phòng kiếm được 700 USD/tháng, xài hết và không tiết kiệm đồng nào vì “tháng tới sẽ có nữa mà”.
Tuy nhiên, theo cuộc khảo sát sự tự tin người tiêu dùng của TNS (tháng 1/2009), hơn một nửa số người tiêu dùng sẽ giảm chi tiêu trong năm 2009 so với năm 2008. Đặc biệt, người Sài Gòn và tầng lớp thu nhập thấp sẽ tiết kiệm nhiều hơn, lần lượt là 56% so với người Hà Nội (46%) và so với tầng lớp giàu có (49%).
Trong số 52% sẽ tiết kiệm nhiều hơn trong suốt giai đoạn bất ổn kinh tế này, một nửa nói rằng sẽ giảm chi tiêu chưa đến 10%, một nửa giảm hơn 10%.
Túng tiền
Với các doanh nghiệp trong nước, ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là nhà hàng và công nghiệp giải trí, khi 44% những người trong cuộc khảo sát nói rằng họ sẽ cắt giảm chi tiêu của mình. Đây không phải là thời điểm để mở một nhà hàng hoặc rạp chiếu phim mới ở Việt Nam, vì những ngành này sẽ chịu áp lực khi người Việt bắt đầu tiết kiệm lại.
Gần 1/3 số người trả lời cũng cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm việc mua sắm các sản phẩm gia dụng như TV, máy giặt và các thiết bị điện tử khác, và 28% cắt giảm việc mua sắm các thiết bị cá nhân như điện thoại di động và máy tính xách tay.
Điều này không có nghĩa là ngành công nghiệp điện tử sẽ ảm đạm, nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và nhấn mạnh hơn nữa vào tính hiệu quả của sản phẩm, phân khúc giá, quảng cáo và định vị sản phẩm hợp lý và hiệu quả hơn.
Nguồn thu của Chính phủ cũng không tránh khỏi sự tiết kiệm này. Cả dịch vụ viễn thông như các công ty di động và các công ty tiện ích công cộng sẽ chứng kiến ảnh hưởng tiêu cực đối với mức độ sử dụng và sự tiết kiệm trong 6-12 tháng tới khi 28% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ giảm chi tiêu cho những thứ này.
Nhưng đối với các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất hàng tiêu dùng như các sản phẩm dùng trong gia đình, các sản phẩm chăm sóc cá nhân, thực phẩm và nước giải khát, tất cả lại không mất mát gì.
Hầu hết người tiêu dùng vẫn sẵn lòng trả tiền cho loại dầu gội và bột giặt ưa thích với chỉ 23% giảm chi tiêu vào các mặt hàng này. Chỉ 16% giảm chi tiêu cho cà phê hòa tan, kem và bột nêm. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, thực phẩm và đồ uống đối với người Việt vẫn là những thứ không thể tiết kiệm.
Có hai ngành trong cuộc khảo sát của TNS về sự tự tin của người tiêu dùng thật sự cho thấy sự ổn định và thậm chí tăng lên. Chăm sóc sức khỏe và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có sự ổn định đáng chú ý với 12% giảm chi tiêu và cùng một tỉ lệ sẽ tăng chi tiêu. Giáo dục là ngành duy nhất có chi tiêu tăng với gần 1/4 người trả lời cho biết sẽ tăng chi tiêu vào giáo dục.
Tiết kiệm
Dựa vào suy nghĩ của người tiêu dùng, thất nghiệp rõ ràng sẽ trở thành một vấn đề trong năm 2009, nhưng nhiều người nghĩ rằng sẽ nhanh chóng xin được việc mới. Mặc dù nhận thức đầy đủ về suy thoái toàn cầu và hậu quả của nó, hầu hết người Việt cho rằng năm 2009 sẽ giống như năm 2008, song họ sẽ cần cắt giảm chi tiêu, đặc biệt là đối với các mặt hàng không cần thiết.
Vì vậy, các nhà tiếp thị (marketing) và các nhà sản xuất trong nước phải cắt giảm công việc của mình, nhưng tốt hơn bằng cách tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng về phân khúc giá, tính hiệu quả của sản phẩm, định vị sản phẩm, quảng cáo hợp lý và hiệu quả hơn, và cơ hội vẫn còn nhiều cho tất cả các ngành.
* Tác giả bài viết là Giám đốc Điều hành Công ty TNS Vietnam.
Với tất cả các suy đoán và nghi ngờ, TNS-Gallup International Vietnam đã tiến hành một cuộc khảo sát về sự tự tin của người tiêu dùng ở Hà Nội và Tp.HCM bắt đầu từ trước Tết Âm lịch để thu thập phản ứng từ các hộ gia đình Việt Nam.
Trong số 500 người được khảo sát, 86% tin rằng thất nghiệp sẽ tăng lên ở Việt Nam trong năm 2009. Trong số 12 quốc gia châu Á được tiến hành khảo sát, Việt Nam là nước có nhiều người nhất tin rằng thất nghiệp sẽ tăng lên, tiếp theo là Singapore (78%) và Philippines (76%), trong khi Ấn Độ và Pakistan có tỉ lệ thấp nhất với chỉ 57% dân số tin rằng nạn thất nghiệp sẽ tăng lên trong năm 2009.
Nỗi lo thất nghiệp gia tăng
Nhiều người Việt (39%) cho rằng nếu họ mất việc trong năm 2009, họ sẽ nhanh chóng tìm được một công việc khác. Sự lạc quan này chỉ sau New Zealand (55%) và Trung Quốc (47%) về tái hòa nhập vào lực lượng lao động trong thời gian ngắn, điều này cho thấy rằng nhìn chung người Việt vẫn cho rằng nền kinh tế vẫn mạnh và phát triển.
Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều tốt đẹp. Khi so sánh câu trả lời về nỗi lo thất nghiệp vào tháng 9/2008, lúc cuộc khủng hoảng mới bắt đầu, và cuối năm 2006, sự lạc quan về công việc đã giảm nhiều. Năm 2006, chỉ có 18% đáp viên lo sợ thất nghiệp sẽ xấu hơn trong 12 tháng tới, so với chỉ 9% trong tháng 9/2008.
Những con số này tăng lên 46% trong vòng 4 tháng ngắn ngủi, cho thấy rằng tình trạng thất nghiệp đang ngày càng xấu đi trong năm 2009.
Vì vậy, suy thoái kinh tế toàn cầu chắc chắn có ảnh hưởng đến tình cảm của người tiêu dùng Việt Nam ít nhất trong vòng 6-12 tháng tới và bắt đầu thay đổi suy nghĩ của người Việt về nhảy việc và sự an toàn của công việc đang có, một sự thay đổi đáng chú ý so với 5 -6 năm qua.
Tâm lý lạc quan bị lung lay?
Suy nghĩ hay sự tự tin của người tiêu dùng khi nói về triển vọng kinh tế Việt Nam có phần phức tạp.
Trong số 6 chỉ số đo lường, đã có 3 chỉ số cho thấy tình hình sẽ xấu hơn trong 12 tháng tới, bao gồm: giá trị của VND, việc làm và chi phí sống, trong khi 3 xu hướng tích cực kia vẫn được duy trì so với 2 năm qua: nền kinh tế Việt Nam, đầu tư nước ngoài và mức sống cá nhân.
Các xu hướng kinh tế không tích cực
Có tới 54% người tiêu dùng cho rằng giá trị của VND sẽ tệ hơn trong năm 2009 so với năm 2008. So với tháng 9/2008, 32% tin rằng VND sẽ có giá trị hơn, chỉ 4 tháng sau, chỉ còn 19%. Điều này cho thấy rằng người Việt đã cảm thấy giá trị của VND đang giảm đi.
Không có gì đáng ngạc nhiên, với mức lạm phát đến 20% của năm 2008, chi phí sống là một chỉ số kinh tế không tích cực. Vào tháng 9/2008, 39% người tiêu dùng phát biểu rằng chi phí sống sẽ cải thiện hơn trong 12 tháng tới, nhưng chỉ có 28% đồng ý như vậy vào tháng 1/2009.
Mặc dù theo lý thuyết kinh tế, khi kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng lên và chi tiêu giảm xuống, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ giảm. Người tiêu dùng Việt Nam dường như có một quan điểm khác, cho thấy rằng người tiêu dùng Việt Nam chưa hiểu hết nền kinh tế toàn cầu, mà cũng không hiểu đầy đủ ảnh hưởng của suy thoái.
Các xu hướng kinh tế tích cực
Nhìn chung, người tiêu dùng vẫn rất lạc quan về tình hình kinh tế chung của Việt Nam, với 45% tin rằng kinh tế năm 2009 sẽ tốt hơn năm 2008 so với 35% cho rằng kinh tế sẽ xấu hơn trong 12 tháng tới.
Tuy nhiên, so với năm 2006 và tháng 9/2008, sự tự tin đã giảm đáng kể. Cách đây chỉ 6 tháng, 88% dân thành thị Việt Nam tin rằng nền kinh tế sẽ tốt hơn trong năm 2009 và 86% dân thành thị Việt Nam tin như thế đối với năm 2007.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một xu hướng tích cực khác theo cuộc khảo sát với một nửa đáp viên cho rằng FDI sẽ tốt hơn năm 2008. Tuy nhiên, suy nghĩ này sẽ không thể được công nhận nếu xem xét tình trạng hỗn loạn của nguồn vốn tín dụng trên thế giới, một lần nữa lại cho thấy sự thiếu hiểu biết của nhiều người tiêu dùng về kinh tế toàn cầu.
Không ngạc nhiên, vào tháng 9/2008, 39% người tiêu dùng nghĩ rằng FDI sẽ tốt hơn trong 12 tháng tới, chỉ trước khi nền kinh tế thế giới rơi tự do.
Cuối cùng và có lẽ đáng chú ý nhất, “mức sống cá nhân” nhận được sự ủng hộ cao nhất từ người tiêu dùng thành thị Việt Nam. Trên một phần ba cho rằng mức sống cá nhân sẽ tăng lên trong năm 2009, trong khi gần một nửa nghĩ rằng vẫn giống như năm 2008, khi lần đầu tiên GDP đầu người vượt trên 1.000 USD trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Chỉ 17% phát biểu rằng mức sống sẽ giảm xuống.
Một lần nữa khi so sánh kết quả này với cuộc khảo sát tháng 9/2008, lúc mà 7/10 người Việt Nam cho rằng mức sống sẽ cải thiện, đã cho thấy truyền thông và các sự kiện toàn cầu có ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam.
Nhìn chung, trong khi lo lắng về nền kinh tế Việt Nam và nạn thất nghiệp, hầu hết người tiêu dùng xem đây là vấn đề của người khác chứ không phải vấn đề đối với chính mình. Chỉ có thời gian mới trả lời được liệu người tiêu dùng có đúng hay không.
Các xu hướng chi tiêu và tiết kiệm
Ảnh hưởng lớn nhất và được nhận ra thật nhất mà cuộc khủng hoảng toàn cầu gây ra đối với người tiêu dùng Việt Nam là trong thói quen chi tiêu và tiết kiệm.
Trong 10 năm qua, tỉ lệ tiết kiệm từ tổng chi tiêu giảm từ 17% năm 1999 xuống còn khoảng 10% năm 2008, phần lớn là nhờ vào hàng loạt các thành tựu kinh tế của Việt Nam đã tạo ra sự tự tin chưa từng có cho người tiêu dùng. Nhiều nữ nhân viên văn phòng kiếm được 700 USD/tháng, xài hết và không tiết kiệm đồng nào vì “tháng tới sẽ có nữa mà”.
Tuy nhiên, theo cuộc khảo sát sự tự tin người tiêu dùng của TNS (tháng 1/2009), hơn một nửa số người tiêu dùng sẽ giảm chi tiêu trong năm 2009 so với năm 2008. Đặc biệt, người Sài Gòn và tầng lớp thu nhập thấp sẽ tiết kiệm nhiều hơn, lần lượt là 56% so với người Hà Nội (46%) và so với tầng lớp giàu có (49%).
Trong số 52% sẽ tiết kiệm nhiều hơn trong suốt giai đoạn bất ổn kinh tế này, một nửa nói rằng sẽ giảm chi tiêu chưa đến 10%, một nửa giảm hơn 10%.
Túng tiền
Với các doanh nghiệp trong nước, ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là nhà hàng và công nghiệp giải trí, khi 44% những người trong cuộc khảo sát nói rằng họ sẽ cắt giảm chi tiêu của mình. Đây không phải là thời điểm để mở một nhà hàng hoặc rạp chiếu phim mới ở Việt Nam, vì những ngành này sẽ chịu áp lực khi người Việt bắt đầu tiết kiệm lại.
Gần 1/3 số người trả lời cũng cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm việc mua sắm các sản phẩm gia dụng như TV, máy giặt và các thiết bị điện tử khác, và 28% cắt giảm việc mua sắm các thiết bị cá nhân như điện thoại di động và máy tính xách tay.
Điều này không có nghĩa là ngành công nghiệp điện tử sẽ ảm đạm, nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và nhấn mạnh hơn nữa vào tính hiệu quả của sản phẩm, phân khúc giá, quảng cáo và định vị sản phẩm hợp lý và hiệu quả hơn.
Nguồn thu của Chính phủ cũng không tránh khỏi sự tiết kiệm này. Cả dịch vụ viễn thông như các công ty di động và các công ty tiện ích công cộng sẽ chứng kiến ảnh hưởng tiêu cực đối với mức độ sử dụng và sự tiết kiệm trong 6-12 tháng tới khi 28% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ giảm chi tiêu cho những thứ này.
Nhưng đối với các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất hàng tiêu dùng như các sản phẩm dùng trong gia đình, các sản phẩm chăm sóc cá nhân, thực phẩm và nước giải khát, tất cả lại không mất mát gì.
Hầu hết người tiêu dùng vẫn sẵn lòng trả tiền cho loại dầu gội và bột giặt ưa thích với chỉ 23% giảm chi tiêu vào các mặt hàng này. Chỉ 16% giảm chi tiêu cho cà phê hòa tan, kem và bột nêm. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, thực phẩm và đồ uống đối với người Việt vẫn là những thứ không thể tiết kiệm.
Có hai ngành trong cuộc khảo sát của TNS về sự tự tin của người tiêu dùng thật sự cho thấy sự ổn định và thậm chí tăng lên. Chăm sóc sức khỏe và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có sự ổn định đáng chú ý với 12% giảm chi tiêu và cùng một tỉ lệ sẽ tăng chi tiêu. Giáo dục là ngành duy nhất có chi tiêu tăng với gần 1/4 người trả lời cho biết sẽ tăng chi tiêu vào giáo dục.
Tiết kiệm
Dựa vào suy nghĩ của người tiêu dùng, thất nghiệp rõ ràng sẽ trở thành một vấn đề trong năm 2009, nhưng nhiều người nghĩ rằng sẽ nhanh chóng xin được việc mới. Mặc dù nhận thức đầy đủ về suy thoái toàn cầu và hậu quả của nó, hầu hết người Việt cho rằng năm 2009 sẽ giống như năm 2008, song họ sẽ cần cắt giảm chi tiêu, đặc biệt là đối với các mặt hàng không cần thiết.
Vì vậy, các nhà tiếp thị (marketing) và các nhà sản xuất trong nước phải cắt giảm công việc của mình, nhưng tốt hơn bằng cách tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng về phân khúc giá, tính hiệu quả của sản phẩm, định vị sản phẩm, quảng cáo hợp lý và hiệu quả hơn, và cơ hội vẫn còn nhiều cho tất cả các ngành.
* Tác giả bài viết là Giám đốc Điều hành Công ty TNS Vietnam.