Mỡ nâu có thể giúp giảm các bệnh mãn tính
Mỡ nâu là một loại mỡ đặc biệt trong cơ thể được bật (kích hoạt) khi bạn bị lạnh. Chất béo nâu tạo ra nhiệt để giúp duy trì nhiệt độ cơ thể trong điều kiện lạnh. Khác với các loại mỡ khác, mỡ nâu có tác dụng đốt cháy calo, chống lại bệnh béo phì. Nhiều nghiên cứu cho rằng khi cơ thể con người người có BMI thấp sẽ có xu hướng có nhiều mỡ nâu hơn người bình thường.
Trong khi mỡ trắng tích trữ calo và chiếm khoảng 90% tế bào chất béo của cơ thể, mỡ nâu là yếu tố tiêu hao năng lượng, đốt cháy mỡ thừa và sinh nhiệt. Tuy nhiên, lợi ích sức khỏe của mỡ nâu ít được nghiên cứu bởi nó khó tìm, thường nằm sâu trong cơ thể, thậm chí bị nhầm lẫn với các khối u.Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Medicine, các chuyên gia tại Bệnh viện Đại học Rockefeller (Mỹ) cho biết nhờ kiểm tra 130.000 kết quả chụp ảnh (PET) của hơn 52.000 bệnh nhân, họ có thể nhìn thấy mỡ nâu và phát hiện thêm tác dụng của loại mỡ này. Theo đó, gần 10% trong số các bệnh nhân có mô mỡ nâu và họ ít gặp vấn đề về sức khỏe hơn. Cụ thể, chỉ có 4,6% bệnh nhân có mỡ nâu mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, trong khi tỷ lệ này nhóm người không có mỡ nâu là 9,5%. Tương tự, chỉ 18,9% số người có mô mỡ nâu có mức cholesterol bất thường, so với 22,2% số người không có mỡ nâu. Người có mô mỡ nâu cũng có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, suy tim và bệnh mạch vành thấp hơn. Các kết quả thậm chí còn chỉ ra rằng mỡ nâu giúp đẩy lùi một số tác động bất lợi sức khỏe ở những người bị béo phì."Lần đầu tiên, mỡ nâu được phát hiện có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Những phát hiện này khiến chúng tôi tin tưởng hơn về tiềm năng sử dụng mỡ nâu trong điều trị bệnh" - Paul Cohen, bác sĩ cấp cao tại Rockefeller, cho biết. Theo ông, nhiệm vụ tiếp theo của giới nghiên cứu là trả lời câu hỏi "làm thế nào chúng ta có thể tăng lượng mỡ nâu trong cơ thể?".Mỡ nâu chủ yếu nằm ở bên cạnh cổ, đôi khi sẽ chạy xuống vai và cánh tay hoặc được dự trữ tại khu vực ngay phía trên xương đòn (xương quai xanh). Các vị trí lưu trữ mỡ nâu phổ biến khác bao gồm phần lưng trên, giữa 2 bả vai, và dọc theo 2 bên cột sống. Lượng mỡ nâu nhiều nhất trong cơ thể chỉ lên tới vài ounce (1 ounce = 28g), hơn nữa, lại nằm sâu dưới da, nên mỡ nâu sẽ không dễ nhìn thấy từ bên ngoài như mỡ trắng.
Trong khi mỡ trắng tích trữ calo và chiếm khoảng 90% tế bào chất béo của cơ thể, mỡ nâu là yếu tố tiêu hao năng lượng, đốt cháy mỡ thừa và sinh nhiệt. Tuy nhiên, lợi ích sức khỏe của mỡ nâu ít được nghiên cứu bởi nó khó tìm, thường nằm sâu trong cơ thể, thậm chí bị nhầm lẫn với các khối u.Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Medicine, các chuyên gia tại Bệnh viện Đại học Rockefeller (Mỹ) cho biết nhờ kiểm tra 130.000 kết quả chụp ảnh (PET) của hơn 52.000 bệnh nhân, họ có thể nhìn thấy mỡ nâu và phát hiện thêm tác dụng của loại mỡ này. Theo đó, gần 10% trong số các bệnh nhân có mô mỡ nâu và họ ít gặp vấn đề về sức khỏe hơn. Cụ thể, chỉ có 4,6% bệnh nhân có mỡ nâu mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, trong khi tỷ lệ này nhóm người không có mỡ nâu là 9,5%. Tương tự, chỉ 18,9% số người có mô mỡ nâu có mức cholesterol bất thường, so với 22,2% số người không có mỡ nâu. Người có mô mỡ nâu cũng có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, suy tim và bệnh mạch vành thấp hơn. Các kết quả thậm chí còn chỉ ra rằng mỡ nâu giúp đẩy lùi một số tác động bất lợi sức khỏe ở những người bị béo phì.
Ảnh PET của người có nhiều mỡ nâu ở cổ và xương sống (trái), trong khi người còn lại không có mỡ nâu.
Trước đó, một nhóm các nhà nghiên cứu đứng đầu bởi TS. Li Qiang thuộc Đại học Columbia và TS. Zhen Gu thuộc Đại học Bắc Carolina, Hoa Kỳ đã thiết kế thành công một miếng dán vi kim (microneedle) có thể giúp chuyển hóa mỡ trắng thành mỡ nâu tại một vùng nhất định trên cơ thể.Miếng dán qua da được nhóm nghiên cứu thiết kế với kích thước lớn hơn cục tẩy một chút, bao gồm 121 chiếc kim polymer siêu nhỏ hình nón được đổ đầy các loại thuốc: Rosiglitazone (một loại thuốc điều trị đái tháo đường, có tác dụng cải thiện nhạy cảm insulin ở các tế bào mô mỡ, cơ, giúp làm giảm triglycerides và tăng HDL) hoặc CL 316243 (chất chủ vận beta 3 chọn lọc, thuốc được sử dụng để điều trị bàng quang tăng hoạt - overactive bladder) bao bọc bởi các hạt nano. Khi được dán lên cơ thể, những chiếc kim siêu nhỏ xâm nhập da và quá trình này làm gãy đầu kim, bơm các hạt nano vào mô mỡ của cơ thể. Sau đó, các hạt nano từ từ giải phóng các "thuốc nhuộm nâu" vào các mô mỡ trắng. Bằng cách đưa thuốc trực tiếp vào các mô mỡ, các nhà khoa học đã ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các phản ứng phụ của thuốc trên các bộ phận khác của cơ thể.
Ưu điểm của các miếng dán được thiết kế trong các nghiên cứu này là hiệu quả rõ rệt, tiện sử dụng và hạn chế được tối đa tác dụng phụ. Hiện chưa có các nghiên cứu được thực hiện trên người, song với những kết quả rất khả quan và lý thuyết rất thuyết phục trong ứng dụng chắc chắn sẽ mở ra nhiều hy vọng cho các sản phẩm miếng dán tiêu mỡ trên thị trường chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.