Người Trung Quốc nuôi cá ở Cam Ranh: Đang làm rõ trách nhiệm
Việc người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh đã được phát hiện và giao cơ quan chức năng rà soát cách đây ba năm
Chắc chắn phải có kiểm thảo về trách nhiệm quản lý Nhà nước về việc người Trung Quốc nuôi cá bè trên vịnh Cam Ranh, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa, ông Nguyễn Tấn Tuân khẳng định với báo chí, bên hành lang Quốc hội chiều 5/6.
Theo thông tin từ báo chí, vừa qua khi kiểm tra môi trường các lồng bè thu mua nuôi cá ở vịnh Cam Ranh, thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa phát hiện có một cơ sở do người Trung Quốc quản lý.
Đồn trưởng Đồn biên phòng Cam Ranh cũng cho biết có 6 người Trung Quốc đang ở trong khu vực vịnh biển Cam Ranh để làm chuyên gia nuôi trồng thủy sản cho các lồng bè nuôi tôm hùm, cá mú của người dân địa phương khoảng 9 - 10 năm nay. Tuy nhiên, theo người dân ở khu vực này, những người Trung Quốc ở đây chuyên nuôi trồng thủy sản rồi xuất về Trung Quốc chứ không phải là làm chuyên gia.
Việc phát hiện người Trung Quốc nuôi cá ở Cam Ranh mới đây được dư luận rất quan tâm, xin ông cho biết quan điểm xử lý của tỉnh Khánh Hòa?
Việc này xảy ra lâu rồi. Hiện Tỉnh ủy đã giao UBND tỉnh phải nắm lại cho dù người Trung Quốc là chủ đìa hay người làm thuê thì quản lý Nhà nước phải rõ ràng, chứ không thể làm tùm lum trên đó.
Việc thu mua hải sản, đặc biệt là tôm hùm được thương lái Trung Quốc mua số lượng rất lớn mà người dân chỉ lo buôn bán, còn vấn đề an ninh, quản lý trật tự là trách nhiệm quản lý Nhà nước. Hiện tỉnh Khánh Hòa đã giao thành phố Cam Ranh nắm lại, tiến hành xử phạt hành chính và tiến hành trục xuất nếu không có giấy phép khai thác, nuôi trồng thủy sản tại đây.
Khi nào sẽ có quyết định trục xuất, thưa ông?
Hiện nay UBND tỉnh vẫn đang làm.
Như ông nói việc này xảy ra nhiều năm, vậy việc xem xét trách nhiệm các cơ quan liên quan thế nào?
Trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương. Việc tạo điều kiện người dân tự do buôn bán, chuyển giao khoa học kỹ thuật là chuyện bình thường và rất quý nhưng vấn đề là phải quản lý về mặt hành chính. Còn để lao động phổ thông người Trung Quốc vào thì là chuyện khác và Khánh Hòa cũng có nhiều dự án xảy ra tình trạng này và đã bắt chủ đầu tư trục xuất nếu không xuất trình được giấy phép lao động.
Qua thông tin trên báo thì bộ đội biên phòng tỉnh có báo cáo việc này từ năm 2009, sau đó UBND tỉnh có giao cho UBND thành phố Cam Ranh báo cáo lại và hiện họ vẫn đang rà soát.
Vậy rà soát tới ba năm có dài quá không?
Thành phố Cam Ranh phải chịu trách nhiệm trước tỉnh về việc này.
Thưa ông tỉnh dự kiến sẽ có hình thức xử lý thế nào đối với thành phố Cam Ranh nếu xác định rõ có khuyết điểm?
Việc này thường trực Tỉnh ủy phải họp bàn và nghe rõ báo cáo từ phía Cam Ranh.
Chắc chắn phải có kiểm thảo về trách nhiệm quản lý Nhà nước. Hậu quả xảy ra chưa nghiêm trọng lắm nhưng nếu phát hiện sớm hơn thì tốt hơn.
Cá nhân ông có thấy việc này có đáng lo ngại không khi mà người Trung Quốc sinh sống, làm ăn cả chục năm ngay kế quân cảng quan trọng?
Đúng là lo ngại lắm.
Nhưng như ông vừa nói vụ việc được UBND tỉnh yêu cầu thành phố Cam Ranh báo cáo ba năm nhưng lại không đôn đốc, phải chăng chưa đến mức nghiêm trọng?
Tôi mới làm công tác lãnh đạo được hai năm và có nghe việc này cũng như có ý kiến chỉ đạo. Tuy nhiên, trên biển rất rộng, đặc biệt là vùng “nhạy cảm” nếu mà chúng ta để sơ suất xảy ra như vậy có trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh. Sau này, khi xem xét kỷ luật cũng phải tính toán trách nhiệm của Cam Ranh.
Ngoài mục đích kinh doanh, đã xác định được mục đích nào khác của số người Trung Quốc này chưa, thưa ông?
Hiện cơ quan chức năng đang làm nên chưa thể nói được gì.
Tỉnh cũng đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát lại các huyện thị có biển. Hiện chưa có phát hiện thêm.
Theo thông tin từ báo chí, vừa qua khi kiểm tra môi trường các lồng bè thu mua nuôi cá ở vịnh Cam Ranh, thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa phát hiện có một cơ sở do người Trung Quốc quản lý.
Đồn trưởng Đồn biên phòng Cam Ranh cũng cho biết có 6 người Trung Quốc đang ở trong khu vực vịnh biển Cam Ranh để làm chuyên gia nuôi trồng thủy sản cho các lồng bè nuôi tôm hùm, cá mú của người dân địa phương khoảng 9 - 10 năm nay. Tuy nhiên, theo người dân ở khu vực này, những người Trung Quốc ở đây chuyên nuôi trồng thủy sản rồi xuất về Trung Quốc chứ không phải là làm chuyên gia.
Việc phát hiện người Trung Quốc nuôi cá ở Cam Ranh mới đây được dư luận rất quan tâm, xin ông cho biết quan điểm xử lý của tỉnh Khánh Hòa?
Việc này xảy ra lâu rồi. Hiện Tỉnh ủy đã giao UBND tỉnh phải nắm lại cho dù người Trung Quốc là chủ đìa hay người làm thuê thì quản lý Nhà nước phải rõ ràng, chứ không thể làm tùm lum trên đó.
Việc thu mua hải sản, đặc biệt là tôm hùm được thương lái Trung Quốc mua số lượng rất lớn mà người dân chỉ lo buôn bán, còn vấn đề an ninh, quản lý trật tự là trách nhiệm quản lý Nhà nước. Hiện tỉnh Khánh Hòa đã giao thành phố Cam Ranh nắm lại, tiến hành xử phạt hành chính và tiến hành trục xuất nếu không có giấy phép khai thác, nuôi trồng thủy sản tại đây.
Khi nào sẽ có quyết định trục xuất, thưa ông?
Hiện nay UBND tỉnh vẫn đang làm.
Như ông nói việc này xảy ra nhiều năm, vậy việc xem xét trách nhiệm các cơ quan liên quan thế nào?
Trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương. Việc tạo điều kiện người dân tự do buôn bán, chuyển giao khoa học kỹ thuật là chuyện bình thường và rất quý nhưng vấn đề là phải quản lý về mặt hành chính. Còn để lao động phổ thông người Trung Quốc vào thì là chuyện khác và Khánh Hòa cũng có nhiều dự án xảy ra tình trạng này và đã bắt chủ đầu tư trục xuất nếu không xuất trình được giấy phép lao động.
Qua thông tin trên báo thì bộ đội biên phòng tỉnh có báo cáo việc này từ năm 2009, sau đó UBND tỉnh có giao cho UBND thành phố Cam Ranh báo cáo lại và hiện họ vẫn đang rà soát.
Vậy rà soát tới ba năm có dài quá không?
Thành phố Cam Ranh phải chịu trách nhiệm trước tỉnh về việc này.
Thưa ông tỉnh dự kiến sẽ có hình thức xử lý thế nào đối với thành phố Cam Ranh nếu xác định rõ có khuyết điểm?
Việc này thường trực Tỉnh ủy phải họp bàn và nghe rõ báo cáo từ phía Cam Ranh.
Chắc chắn phải có kiểm thảo về trách nhiệm quản lý Nhà nước. Hậu quả xảy ra chưa nghiêm trọng lắm nhưng nếu phát hiện sớm hơn thì tốt hơn.
Cá nhân ông có thấy việc này có đáng lo ngại không khi mà người Trung Quốc sinh sống, làm ăn cả chục năm ngay kế quân cảng quan trọng?
Đúng là lo ngại lắm.
Nhưng như ông vừa nói vụ việc được UBND tỉnh yêu cầu thành phố Cam Ranh báo cáo ba năm nhưng lại không đôn đốc, phải chăng chưa đến mức nghiêm trọng?
Tôi mới làm công tác lãnh đạo được hai năm và có nghe việc này cũng như có ý kiến chỉ đạo. Tuy nhiên, trên biển rất rộng, đặc biệt là vùng “nhạy cảm” nếu mà chúng ta để sơ suất xảy ra như vậy có trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh. Sau này, khi xem xét kỷ luật cũng phải tính toán trách nhiệm của Cam Ranh.
Ngoài mục đích kinh doanh, đã xác định được mục đích nào khác của số người Trung Quốc này chưa, thưa ông?
Hiện cơ quan chức năng đang làm nên chưa thể nói được gì.
Tỉnh cũng đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát lại các huyện thị có biển. Hiện chưa có phát hiện thêm.