09:59 06/04/2010

Phó thủ tướng muốn nghiêm trị việc nâng giá “tát nước theo mưa”

Lê Vinh

Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu thực hiện các biện pháp cụ thể để kiềm chế lạm phát

Mục đích của hội nghị là nhằm quán triệt và tích cực triển khai thực hiện các giải pháp của Chính phủ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và bảo đảm tốc độ tăng trưởng 6,5% trong năm 2010.
Mục đích của hội nghị là nhằm quán triệt và tích cực triển khai thực hiện các giải pháp của Chính phủ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và bảo đảm tốc độ tăng trưởng 6,5% trong năm 2010.
Ngày 5/4, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã chủ trì hội nghị trực tuyến với lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố và 27 tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước.

Mục đích của hội nghị là nhằm quán triệt và tích cực triển khai thực hiện các giải pháp của Chính phủ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và bảo đảm tốc độ tăng trưởng 6,5% trong năm 2010.

Không để lạm phát cao, kiểm soát giá cả, đẩy mạnh xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, bảo đảm an toàn hệ thống các thị trường... là những nhiệm vụ chính mà Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu đối với các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty tập trung thực hiện trong thời gian tới.

Ông nhấn mạnh: Chính phủ kêu gọi sự đồng tâm, hiệp lực của mọi tầng lớp nhân dân, đồng thuận với chủ trương chung của Chính phủ.

Về một số biện pháp cụ thể nhằm kiềm chế lạm phát, Phó thủ tướng nhấn mạnh, đối với kiểm soát giá, trong đó có giá xăng dầu thì yếu tố thuế có thể giảm xuống để tăng khả năng bình ổn giá. Giá than bán cho điện, giá điện bán cho dân, doanh nghiệp và cho sản xuất tiêu dùng không thay đổi. Dứt khoát nghiêm trị hành vi nâng giá, “tát nước theo mưa”.

Ông cũng yêu cầu phải tìm mọi biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời cũng cần có biện pháp giảm nhập siêu. Riêng đối với kiểm soát nhập khẩu, có thể dùng nhiều biện pháp như: biện pháp phi thị trường, phi thuế quan, các biện pháp kỹ thuật mà thông lệ quốc tế cho phép...

Phó thủ tướng cũng lưu ý đến các giải pháp về huy động nguồn lực, trong đó các địa phương cần cố gắng tăng tối thiểu 10% thu ngân sách. Đi theo đó là huy động trái phiếu chính phủ kể cả ngoại tệ, nội tệ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu; tích cực giải ngân vốn ODA, FDI để tăng nguồn cung ngoại tệ trong nước.