Sửa quy định để tránh một vụ Indochina Airlines thứ hai
Bộ Giao thông Vận tải đề xuất nâng vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Nghị định số 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007 về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không nói chung. Theo đó, các nhà đầu tư phải có năng lực thực sự, đủ điều kiện về vốn pháp định mới có thể “cất cánh”...
Trong số 30 điều khoản được phân bổ trong 4 chương của dự thảo, điều được các doanh nghiệp hàng không trông đợi nhất là việc làm sáng tỏ những quy định liên quan tới điều kiện về vốn đối với hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài.
Với vấn đề nhạy cảm này, tại điều 11 của dự thảo, Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ hai phương án. Theo phương án thứ nhất, hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện là bên nước ngoài không chiếm quá 49% vốn điều lệ; một cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài không chiếm quá 30% vốn điều lệ; một cá nhân/pháp nhân Việt Nam phải giữ phần vốn điều lệ lớn nhất.
Còn theo phương án thứ hai, hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện là bên nước ngoài không chiếm quá 30% vốn điều lệ đối với hãng hàng không; một cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài không chiếm quá 20% vốn điều lệ; một cá nhân hoặc pháp nhân Việt Nam phải giữ phần vốn điều lệ lớn nhất.
Đối với phương án thứ hai, Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận, đầu tư nước ngoài bị hạn chế, nhưng bù lại, sẽ hạn chế tối đa tình trạng doanh nghiệp thành lập hãng hàng không trên giấy chỉ với mục đích bán cổ phần thu lợi, trục lợi, như trường hợp các hãng hàng không Đông Dương (Indochina Airlines), Trãi Thiên.
Ngoài ra, bộ máy điều hành của hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài cũng chỉ được phép có dưới 1/3 là người nước ngoài. Việc chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện sau một năm kể từ ngày kinh doanh khai thác.
Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết: quy định như trên sẽ hạn chế được tình trạng thành lập doanh nghiệp hàng không trên giấy rồi bán lại kiếm lời chứ không có thực lực. Do vậy, quy định hủy bỏ giấy phép kinh doanh cũng sẽ được sửa đổi theo hướng rút ngắn thời hạn bắt buộc hãng phải đi vào hoạt động và có được chứng chỉ nhà khai thác.
Trước dấu hiệu các hãng hàng không nước ngoài muốn thông qua các hãng nội địa để quảng bá thương hiệu, gián tiếp khai thác thị trường trong nước, dự thảo sửa đổi Nghị định quy định rõ: hãng hàng không không được sử dụng thương hiệu của hãng khác cho dịch vụ của mình, gây nhầm lẫn cho khách hàng... Một số trường hợp sử dụng theo hợp đồng nhượng quyền thương mại, thuê tàu bay dưới 3 tháng, sử dụng chung thương hiệu của liên minh hàng không thì được chấp nhận.
Để tránh một vụ Indochina Airlines thứ hai, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề xuất nâng vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không.
Theo đó, trong số 3 mức vốn pháp định tối thiểu để gia nhập thị trường được đề cập tại dự thảo, các hãng khai thác từ 2 đến 10 tàu bay sẽ phải có tối thiểu 700 tỷ đồng nếu muốn mở đường bay quốc tế (quy định cũ là 500 tỷ đồng) và 300 tỷ đồng nếu chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa (quy định cũ là 200 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, số lượng tàu bay duy trì trong suốt quá trình khai thác vận chuyển hàng không, hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại phải đảm bảo tối thiểu là 2 chiếc và số lượng tàu bay thuê có tổ lái đến hết năm khai thác thứ ba không chiếm quá 30% đội tàu.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, việc tăng vốn pháp định là hợp lý bởi chi phí đầu vào đang tăng nhanh. Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư phải thực sự có tiềm lực về tài chính đủ để duy trì và thanh toán cho các nhà cung cấp dịch vụ.
Mặt khác, trong suốt quá trình kinh doanh, nếu cơ quan quản lý kiểm tra phát hiện thiếu vốn mà không đáp ứng được yêu cầu quy định thì giấy phép kinh doanh sẽ bị hủy bỏ. Quy định này được đưa ra trong bối cảnh vừa qua Jetstar Pacific, Indochina Airlines gặp khó khăn, không duy trì được vốn pháp định nên không thanh toán được chi phí cho các dịch vụ của mình, gây xáo trộn thị trường.
Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, mục tiêu việc bổ sung các yêu cầu về điều kiện kinh doanh hàng không trong Nghị định 76 là cấp thiết sau 4 năm thực hiện. Bên cạnh vấn đề nâng cao quản lý nhà nước, xây dựng môi trường pháp lý rõ ràng, cạnh tranh bình đẳng, luật cũng tạo cơ chế mở nhằm tháo gỡ bớt khó khăn cho doanh nghiệp như: nhà đầu tư có thể làm đề án thành lập hãng hàng không, làm hồ sơ xin cấp phép mà chưa cần giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chưa phải “giam vốn” tại ngân hàng làm vốn pháp định.
Trong số 30 điều khoản được phân bổ trong 4 chương của dự thảo, điều được các doanh nghiệp hàng không trông đợi nhất là việc làm sáng tỏ những quy định liên quan tới điều kiện về vốn đối với hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài.
Với vấn đề nhạy cảm này, tại điều 11 của dự thảo, Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ hai phương án. Theo phương án thứ nhất, hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện là bên nước ngoài không chiếm quá 49% vốn điều lệ; một cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài không chiếm quá 30% vốn điều lệ; một cá nhân/pháp nhân Việt Nam phải giữ phần vốn điều lệ lớn nhất.
Còn theo phương án thứ hai, hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện là bên nước ngoài không chiếm quá 30% vốn điều lệ đối với hãng hàng không; một cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài không chiếm quá 20% vốn điều lệ; một cá nhân hoặc pháp nhân Việt Nam phải giữ phần vốn điều lệ lớn nhất.
Đối với phương án thứ hai, Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận, đầu tư nước ngoài bị hạn chế, nhưng bù lại, sẽ hạn chế tối đa tình trạng doanh nghiệp thành lập hãng hàng không trên giấy chỉ với mục đích bán cổ phần thu lợi, trục lợi, như trường hợp các hãng hàng không Đông Dương (Indochina Airlines), Trãi Thiên.
Ngoài ra, bộ máy điều hành của hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài cũng chỉ được phép có dưới 1/3 là người nước ngoài. Việc chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện sau một năm kể từ ngày kinh doanh khai thác.
Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết: quy định như trên sẽ hạn chế được tình trạng thành lập doanh nghiệp hàng không trên giấy rồi bán lại kiếm lời chứ không có thực lực. Do vậy, quy định hủy bỏ giấy phép kinh doanh cũng sẽ được sửa đổi theo hướng rút ngắn thời hạn bắt buộc hãng phải đi vào hoạt động và có được chứng chỉ nhà khai thác.
Trước dấu hiệu các hãng hàng không nước ngoài muốn thông qua các hãng nội địa để quảng bá thương hiệu, gián tiếp khai thác thị trường trong nước, dự thảo sửa đổi Nghị định quy định rõ: hãng hàng không không được sử dụng thương hiệu của hãng khác cho dịch vụ của mình, gây nhầm lẫn cho khách hàng... Một số trường hợp sử dụng theo hợp đồng nhượng quyền thương mại, thuê tàu bay dưới 3 tháng, sử dụng chung thương hiệu của liên minh hàng không thì được chấp nhận.
Để tránh một vụ Indochina Airlines thứ hai, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề xuất nâng vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không.
Theo đó, trong số 3 mức vốn pháp định tối thiểu để gia nhập thị trường được đề cập tại dự thảo, các hãng khai thác từ 2 đến 10 tàu bay sẽ phải có tối thiểu 700 tỷ đồng nếu muốn mở đường bay quốc tế (quy định cũ là 500 tỷ đồng) và 300 tỷ đồng nếu chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa (quy định cũ là 200 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, số lượng tàu bay duy trì trong suốt quá trình khai thác vận chuyển hàng không, hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại phải đảm bảo tối thiểu là 2 chiếc và số lượng tàu bay thuê có tổ lái đến hết năm khai thác thứ ba không chiếm quá 30% đội tàu.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, việc tăng vốn pháp định là hợp lý bởi chi phí đầu vào đang tăng nhanh. Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư phải thực sự có tiềm lực về tài chính đủ để duy trì và thanh toán cho các nhà cung cấp dịch vụ.
Mặt khác, trong suốt quá trình kinh doanh, nếu cơ quan quản lý kiểm tra phát hiện thiếu vốn mà không đáp ứng được yêu cầu quy định thì giấy phép kinh doanh sẽ bị hủy bỏ. Quy định này được đưa ra trong bối cảnh vừa qua Jetstar Pacific, Indochina Airlines gặp khó khăn, không duy trì được vốn pháp định nên không thanh toán được chi phí cho các dịch vụ của mình, gây xáo trộn thị trường.
Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, mục tiêu việc bổ sung các yêu cầu về điều kiện kinh doanh hàng không trong Nghị định 76 là cấp thiết sau 4 năm thực hiện. Bên cạnh vấn đề nâng cao quản lý nhà nước, xây dựng môi trường pháp lý rõ ràng, cạnh tranh bình đẳng, luật cũng tạo cơ chế mở nhằm tháo gỡ bớt khó khăn cho doanh nghiệp như: nhà đầu tư có thể làm đề án thành lập hãng hàng không, làm hồ sơ xin cấp phép mà chưa cần giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chưa phải “giam vốn” tại ngân hàng làm vốn pháp định.