Trong bối cảnh không tổ chức cấp huyện, nhiều nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện được chuyển giao cho cấp xã. Do đó, quy định “Trường hợp cần thiết, UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp mình, UBND, Chủ tịch UBND cấp xã” là phù hợp. Tuy nhiên, theo đại biểu cần làm rõ trường hợp cần thiết và bổ sung nguyên tắc này...
Theo tổng hợp ban đầu của Bộ Nội vụ, dự kiến Thành phố Hà Nội là địa phương có tỷ lệ giảm đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp nhiều nhất, với khoảng 76%...
Bộ Nội vụ đề xuất bảo lưu chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp trong 6 tháng đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý kể từ thời điểm sắp xếp. Sau thời hạn này, sẽ thực hiện chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ theo vị trí việc làm mới...
Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sắp xếp, bao gồm: Thành phố Hà Nội, Thành phố Huế, các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh...
Theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, cấp tỉnh sẽ tập trung ban hành cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, quản lý vĩ mô, các vấn đề có tính chất liên vùng, liên cơ sở. Còn cấp cơ sở sẽ tập trung vào các nhiệm vụ phục vụ người dân, theo đề xuất của Bộ Nội vụ...
Dự kiến, sau sắp xếp sẽ giảm 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm 60-70% đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay. Đồng thời từ cuối tháng 4 đến tháng 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp liên tục để sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã...