Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất đã bỏ quy định về giới hạn số giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần như đề xuất trước đó…
Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đây là một trong những trường hợp mới được bổ sung vào nhóm không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi sửa Luật Việc làm...
Góp ý vào dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), nhiều ý kiến đề xuất không giới hạn thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa, và thực hiện bảo lưu đối với thời gian còn lại trong trường hợp người lao động tìm kiếm được việc làm mới…
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động, trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động…
Nhiều ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề nghị xem xét quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng (trên 12 năm) của người lao động được bảo lưu, để tính hưởng trợ cấp cho lần tiếp theo...
Bình quân mỗi năm, cả nước chi trợ cấp thất nghiệp khoảng 10.000 tỷ đồng. Xu hướng số tiền chi cho trợ cấp thất nghiệp năm sau sẽ cao hơn năm trước, vì số người tham gia tăng, và mức đóng - hưởng tăng…
Từ năm 2010 đến hết năm 2020, số thu luôn vượt số chi. Riêng năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid -19, số chi bảo hiểm thất nghiệp cao hơn số thu rất nhiều. Đến hết năm 2023, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp còn kết dư gần 60 nghìn tỷ đồng...
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất bổ sung thêm nhiều nhóm đối tượng được ưu tiên vay vốn đi làm việc ở nước ngoài như: Người lao động thuộc hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình; lao động thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an...
Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian, nhưng không quá 24 giờ mỗi tuần trong năm học, thay vì 20 giờ như đề xuất trước đó…
Nhiều ý kiến góp ý cho rằng giờ làm thêm của học sinh, sinh viên nên tùy theo sự thỏa thuận của sinh viên với doanh nghiệp, nhưng cần đảm bảo trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nơi làm việc…
Có ý kiến doanh nghiệp cho rằng không nên thiên vị hay ưu tiên đối với người lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia so với các lao động khác, trong khi chất lượng và vị trí công việc của họ đều như nhau...
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị cho phép người lao động được đóng và hưởng trợ cấp thất nghiệp, đối với thời gian đóng trên 144 tháng, thay vì số năm đóng dư không được bảo lưu để tính hưởng cho lần tới...
Người đã nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng; người đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa hưởng sẽ không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp, theo đề xuất sửa đổi Luật Việc làm 2013..
Quy định giới hạn giờ làm thêm của sinh viên không quá 20 giờ mỗi tuần đang nhận nhiều ý kiến khác nhau, song theo các chuyên gia điều quan trọng là cần đảm bảo việc làm đó được trả lương phù hợp, không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định...
Điều kiện để hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, để duy trì việc làm cho người lao động quy định tại Luật Việc làm, và các văn bản hướng dẫn khá chặt chẽ. Số doanh nghiệp tiếp cận và được hỗ trợ rất thấp...
Nhà nước sẽ hỗ trợ thêm một số nhóm đối tượng đi làm việc ở nước ngoài như: Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự; lao động thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo…