Thượng viện Mỹ đảo ngược chính sách có lợi cho cá tra Việt
Thượng viện Hoa Kỳ đã tiến hành bỏ phiếu lấy ý kiến về việc hủy bỏ chương trình thanh tra cá da trơn mới của Hoa Kỳ
Bộ Công Thương Việt Nam cho biết, ngày 25/5/2016, Thượng viện Hoa Kỳ đã tiến hành bỏ phiếu lấy ý kiến về việc hủy bỏ chương trình thanh tra cá da trơn mới của Hoa Kỳ.
Với 55 phiếu thuận và 43 phiếu chống, phía ủng hộ việc hủy bỏ chương trình mà đại diện là Thượng nghị sĩ John Mc.Cain và R.Ariz đã chiến thắng.
Cuối cùng, Thượng viện đã ra nghị quyết đảo ngược lại việc sửa đổi Đạo luật Nông trại 2008 mà theo đó quyền giám sát cá da trơn được chuyển từ Cơ quan Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) sang Cơ quan Thanh tra an toàn thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).
Thượng nghị sĩ John Mc.Cain cho rằng chương trình thanh tra mới là lãng phí và sẽ tạo nên rào cản bảo hộ thương mại với cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam và các quốc gia khác.
Ông cũng cáo buộc chương trình này là một nỗ lực trá hình nhằm bảo vệ các công ty cá da trơn ở miền Nam Hoa Kỳ trong việc cạnh tranh với các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Nghị quyết này sau khi được Thượng viện Mỹ thông qua sẽ tiếp tục được chuyển tới Hạ viện Mỹ để xem xét. Trong trường hợp Hạ viện tiếp tục bỏ phiếu thông qua, Nghị quyết sẽ được đệ trình lên Tổng thống Barack Obama.
Trước đó, ngày 25/11/2015, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (FSIS) đã chính thức thông báo về việc quyết định triển khai Chương trình giám sát cá da trơn đối với cá tra nhập khẩu vào Mỹ. Quy định này bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2016 (90 ngày sau khi đăng Công báo Liên bang).
Theo thông báo của FSIS, Cục Giám sát An toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ thiết lập Chương trình giám sát đối với loài cá thuộc họ Siluriformes, bao gồm cả cá da trơn và cá tra của Việt Nam.
Quy định cuối cùng này được triển khai theo yêu cầu của Luật Nông nghiệp 2014 và sẽ áp dụng đối với tất cả các loài cá thuộc họ Siluriformes (theo định nghĩa rộng về cá da trơn có bao gồm cá tra/basa của Việt Nam) nuôi trồng nội địa và nhập khẩu.
Kể từ tháng 3/2016, tất cả các loài cá thuộc họ Siluriformes, bao gồm cá da trơn và cá tra của Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền giám sát của FSIS và không còn chịu quy định của FDA nữa.
Tại thời điểm đó, lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, việc Mỹ đang tiến hành thực thi Luật Nông nghiệp 2014 bằng việc đưa ra quy định giám sát cá tra, cá ba sa xuất khẩu của Việt Nam là biện pháp sử dụng hàng rào kỹ thuật vô cùng khéo léo, coi như một công cụ hữu hiệu để bảo hộ các doanh nghiệp nội địa.
Động thái đó cũng trực tiếp gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam, thậm chí có thể khiến ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị đình trệ trong một thời gian dài, ít nhất phải 5 năm.
Với 55 phiếu thuận và 43 phiếu chống, phía ủng hộ việc hủy bỏ chương trình mà đại diện là Thượng nghị sĩ John Mc.Cain và R.Ariz đã chiến thắng.
Cuối cùng, Thượng viện đã ra nghị quyết đảo ngược lại việc sửa đổi Đạo luật Nông trại 2008 mà theo đó quyền giám sát cá da trơn được chuyển từ Cơ quan Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) sang Cơ quan Thanh tra an toàn thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).
Thượng nghị sĩ John Mc.Cain cho rằng chương trình thanh tra mới là lãng phí và sẽ tạo nên rào cản bảo hộ thương mại với cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam và các quốc gia khác.
Ông cũng cáo buộc chương trình này là một nỗ lực trá hình nhằm bảo vệ các công ty cá da trơn ở miền Nam Hoa Kỳ trong việc cạnh tranh với các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Nghị quyết này sau khi được Thượng viện Mỹ thông qua sẽ tiếp tục được chuyển tới Hạ viện Mỹ để xem xét. Trong trường hợp Hạ viện tiếp tục bỏ phiếu thông qua, Nghị quyết sẽ được đệ trình lên Tổng thống Barack Obama.
Trước đó, ngày 25/11/2015, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (FSIS) đã chính thức thông báo về việc quyết định triển khai Chương trình giám sát cá da trơn đối với cá tra nhập khẩu vào Mỹ. Quy định này bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2016 (90 ngày sau khi đăng Công báo Liên bang).
Theo thông báo của FSIS, Cục Giám sát An toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ thiết lập Chương trình giám sát đối với loài cá thuộc họ Siluriformes, bao gồm cả cá da trơn và cá tra của Việt Nam.
Quy định cuối cùng này được triển khai theo yêu cầu của Luật Nông nghiệp 2014 và sẽ áp dụng đối với tất cả các loài cá thuộc họ Siluriformes (theo định nghĩa rộng về cá da trơn có bao gồm cá tra/basa của Việt Nam) nuôi trồng nội địa và nhập khẩu.
Kể từ tháng 3/2016, tất cả các loài cá thuộc họ Siluriformes, bao gồm cá da trơn và cá tra của Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền giám sát của FSIS và không còn chịu quy định của FDA nữa.
Tại thời điểm đó, lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, việc Mỹ đang tiến hành thực thi Luật Nông nghiệp 2014 bằng việc đưa ra quy định giám sát cá tra, cá ba sa xuất khẩu của Việt Nam là biện pháp sử dụng hàng rào kỹ thuật vô cùng khéo léo, coi như một công cụ hữu hiệu để bảo hộ các doanh nghiệp nội địa.
Động thái đó cũng trực tiếp gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam, thậm chí có thể khiến ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị đình trệ trong một thời gian dài, ít nhất phải 5 năm.