Vốn cho doanh nghiệp nhỏ: Tin và đến
“Nếu không có được nguồn vốn kịp thời đó, có thể tôi không có mặt ở đây để nói về doanh nghiệp mình”
“Nếu không có được nguồn vốn kịp thời đó, có thể tôi không có mặt ở đây để nói về doanh nghiệp mình”.
Đó là lời tóm tắt câu chuyện rút ngắn 2 năm thành 6 tháng của chủ một doanh nghiệp nhỏ, sau khi nắm được nguồn vốn kịp thời từ ngân hàng thương mại.
Xoay chuyển tình thế
Đầu năm 2008, Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Tín lên kế hoạch triển khai dự án xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 10 tấn/giờ.
Một kế hoạch lớn đối với một doanh nghiệp nhỏ, khi số vốn ban đầu chỉ vẻn vẹn 500 triệu đồng. Sẽ thuận lợi hơn nếu dự án đó đặt trong bối cảnh của năm 2007, khi nguồn vốn ngân hàng sung túc, cửa vay vốn rộng mở với tốc độ tăng trưởng tín dụng lên kỷ lục của cả thập kỷ, 51,39%.
Nhưng, ngay trong tháng đầu tiên của năm 2008, khó khăn đã hiện hữu chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty này. Doanh số từ 1,9 tỉ đồng cuối năm 2007 đã giảm xuống còn 400 triệu đồng vào tháng 1/2008. Nguyên do được giải thích từ lạm phát tăng cao, chi phí đầu vào đội lên.
Lạm phát tăng cao cũng là nguyên nhân khiến hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thắt chặt. Cửa vay vốn hẹp lại. Dự án 30 tỷ đồng của một doanh nghiệp nhỏ đứng trước nguy cơ trì hoãn, cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh khó lặp lại. Đây là thời điểm giá trị đồng vốn vay lên tiếng.
“Với một doanh nghiệp vừa và nhỏ như chúng tôi, việc thực hiện vay vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi đã phải thuyết phục ngân hàng bằng lòng tin, bằng từng phương án, từng ý tưởng”, ông Bùi Đức Huyên, Giám đốc Công ty Việt Tín nói.
Cửa ngân hàng mở. Kinh nghiệm mà ông Huyên rút ra là ngoài dự án tốt, tính khả thi cao, “một yếu tố quan trọng hàng đầu để thuyết phục được ngân hàng là sự minh bạch về tài chính cũng như tính chuyên nghiệp của công ty”.
Với nguồn vốn "tiếp sức" từ Ngân hàng Quân đội (MB), nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 10 tấn/giờ với tổng đầu tư trên 30 tỷ đồng của Công ty Việt Tín hoàn thành, dự kiến doanh thu đạt 10 tỷ đồng/năm. Đi cùng dự án, nguồn nhân lực từ 18 người trong tháng 1/2008 nay đã tăng lên 104 người với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng.
Đáng chú ý là nếu không có nguồn vốn kịp thời của ngân hàng, với một doanh nghiệp có doanh thu 10 tỷ đồng/năm, để xây dựng mới hoàn toàn một nhà máy như trên ước tính cần phải mất hai năm, mức đầu tư có thể đội lên gấp đôi và cơ hội kinh doanh sẽ trôi qua. “Nếu ngân hàng chỉ cho doanh nghiệp vay chậm một tháng nữa thôi thì có thể cơ hội đã mất đi và chúng tôi không thể đạt được sự phát triển nhanh chóng chỉ sau 6 tháng như thế”, ông Huyên nói.
Tin và đến
Về nguyên tắc, các khoản tín dụng được cấp sau khi vượt qua các kiểm soát thẩm định, đảm bảo các yêu cầu an toàn vốn, khả năng hoàn vốn và lãi… Ngoài ra, các yếu tố như truyền thống quan hệ tín dụng, thương hiệu doanh nghiệp và ngay cả nhân tố con người trong doanh nghiệp đó là những lợi thế trong cạnh tranh vay vốn.
Với doanh nghiệp nhỏ nói chung, có nhiều bất lợi trong cuộc cạnh tranh này so với các doanh nghiệp lớn.
Trong tham luận của một ngân hàng tại hội thảo gần đây có những đánh giá sau: “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn vay vốn ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, bởi phần lớn họ không có thương hiệu mạnh, tài sản thế chấp và yếu tố con người tốt như những doanh nghiệp lớn. Theo đó, khả năng vay được vốn thấp”.
Nhưng, trong những so sánh đó, theo ông Nguyễn Hải, giám đốc chi nhánh một ngân hàng thương mại cổ phần tại Hà Nội, có một yếu tố bình đẳng là chỉ số lòng tin.
“Mỗi dự án hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đều có những nguy cơ rủi ro, mà rủi ro trong lúc tình hình tài chính khó khăn như hiện nay là điều không ngân hàng nào muốn mạo hiểm. Nhưng tại những doanh nghiệp nhỏ, có thể hạn chế về tài sản thế chấp, thương hiệu chưa mạnh, nhưng có ý tưởng tốt, tính khả thi cao thì chỉ số lòng tin vào hiệu quả của dự án đó sẽ là một trong những yếu tố quyết định”, ông Hải nói.
Như trường hợp của Công ty Cổ phần Thi công cơ giới Chiến Thắng. Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, tình trạng nợ đọng vốn của chủ đầu tư lớn và kéo dài khiến doanh nghiệp này gặp khó khăn trong hoạt động, khả năng thanh toán thấp.
Trước nguy cơ thua lỗ, Công ty Chiến Thắng đưa ra chủ trương chuyển đổi kinh doanh sang khai thác đá; một kế hoạch mang tính bước ngoặt, được lãnh đạo Công ty bàn tính kỹ và tin tưởng ở khả năng thành công. Nhưng nguồn vốn vẫn là mẫu chốt cho cuộc “đổi đời” này.
Một dự án có tính khả thi cao, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng nó thuộc về một doanh nghiệp đang vật lộn với tình trạng nợ đọng, nên khả năng vay vốn trở nên khó khăn. Theo nhân viên ngân hàng thẩm định dự án này, việc cấp vốn cho dự án là một quyết định thận trọng, chủ yếu được thuyết phục từ tính khả thi, triển vọng hiệu quả và niềm tin mà doanh nghiệp này có được.
Với nguồn vốn vay ngân hàng, Công ty Chiến Thắng nhanh chóng đầu tư thiết bị, nhân lực và triển khai dự án. Đến thời điểm này, công ty đã thanh toán hết toàn bộ công nợ trước đây; có lưng vốn từ hệ thống máy móc thiết bị và mỏ đá có diện tích lên tới 11,8 ha, sản lượng khai thác bình quân đạt 20.000 m3/tháng; doanh thu bình quân đạt 2 tỷ đồng/tháng với lợi nhuận thực tế đạt 600 triệu đồng/tháng; lao động bình quân 50 người với thu nhập trung bình 2,5 triệu đồng/tháng.
Với những doanh nghiệp nhỏ, nguồn vốn vay có thể chỉ tính ở đơn vị trăm triệu, nhưng sự tin tưởng và tiếp ứng kịp thời của ngân hàng sẽ mang lại những giá trị lớn hơn nhiều.
Đó là lời tóm tắt câu chuyện rút ngắn 2 năm thành 6 tháng của chủ một doanh nghiệp nhỏ, sau khi nắm được nguồn vốn kịp thời từ ngân hàng thương mại.
Xoay chuyển tình thế
Đầu năm 2008, Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Tín lên kế hoạch triển khai dự án xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 10 tấn/giờ.
Một kế hoạch lớn đối với một doanh nghiệp nhỏ, khi số vốn ban đầu chỉ vẻn vẹn 500 triệu đồng. Sẽ thuận lợi hơn nếu dự án đó đặt trong bối cảnh của năm 2007, khi nguồn vốn ngân hàng sung túc, cửa vay vốn rộng mở với tốc độ tăng trưởng tín dụng lên kỷ lục của cả thập kỷ, 51,39%.
Nhưng, ngay trong tháng đầu tiên của năm 2008, khó khăn đã hiện hữu chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty này. Doanh số từ 1,9 tỉ đồng cuối năm 2007 đã giảm xuống còn 400 triệu đồng vào tháng 1/2008. Nguyên do được giải thích từ lạm phát tăng cao, chi phí đầu vào đội lên.
Lạm phát tăng cao cũng là nguyên nhân khiến hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thắt chặt. Cửa vay vốn hẹp lại. Dự án 30 tỷ đồng của một doanh nghiệp nhỏ đứng trước nguy cơ trì hoãn, cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh khó lặp lại. Đây là thời điểm giá trị đồng vốn vay lên tiếng.
“Với một doanh nghiệp vừa và nhỏ như chúng tôi, việc thực hiện vay vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi đã phải thuyết phục ngân hàng bằng lòng tin, bằng từng phương án, từng ý tưởng”, ông Bùi Đức Huyên, Giám đốc Công ty Việt Tín nói.
Cửa ngân hàng mở. Kinh nghiệm mà ông Huyên rút ra là ngoài dự án tốt, tính khả thi cao, “một yếu tố quan trọng hàng đầu để thuyết phục được ngân hàng là sự minh bạch về tài chính cũng như tính chuyên nghiệp của công ty”.
Với nguồn vốn "tiếp sức" từ Ngân hàng Quân đội (MB), nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 10 tấn/giờ với tổng đầu tư trên 30 tỷ đồng của Công ty Việt Tín hoàn thành, dự kiến doanh thu đạt 10 tỷ đồng/năm. Đi cùng dự án, nguồn nhân lực từ 18 người trong tháng 1/2008 nay đã tăng lên 104 người với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng.
Đáng chú ý là nếu không có nguồn vốn kịp thời của ngân hàng, với một doanh nghiệp có doanh thu 10 tỷ đồng/năm, để xây dựng mới hoàn toàn một nhà máy như trên ước tính cần phải mất hai năm, mức đầu tư có thể đội lên gấp đôi và cơ hội kinh doanh sẽ trôi qua. “Nếu ngân hàng chỉ cho doanh nghiệp vay chậm một tháng nữa thôi thì có thể cơ hội đã mất đi và chúng tôi không thể đạt được sự phát triển nhanh chóng chỉ sau 6 tháng như thế”, ông Huyên nói.
Tin và đến
Về nguyên tắc, các khoản tín dụng được cấp sau khi vượt qua các kiểm soát thẩm định, đảm bảo các yêu cầu an toàn vốn, khả năng hoàn vốn và lãi… Ngoài ra, các yếu tố như truyền thống quan hệ tín dụng, thương hiệu doanh nghiệp và ngay cả nhân tố con người trong doanh nghiệp đó là những lợi thế trong cạnh tranh vay vốn.
Với doanh nghiệp nhỏ nói chung, có nhiều bất lợi trong cuộc cạnh tranh này so với các doanh nghiệp lớn.
Trong tham luận của một ngân hàng tại hội thảo gần đây có những đánh giá sau: “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn vay vốn ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, bởi phần lớn họ không có thương hiệu mạnh, tài sản thế chấp và yếu tố con người tốt như những doanh nghiệp lớn. Theo đó, khả năng vay được vốn thấp”.
Nhưng, trong những so sánh đó, theo ông Nguyễn Hải, giám đốc chi nhánh một ngân hàng thương mại cổ phần tại Hà Nội, có một yếu tố bình đẳng là chỉ số lòng tin.
“Mỗi dự án hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đều có những nguy cơ rủi ro, mà rủi ro trong lúc tình hình tài chính khó khăn như hiện nay là điều không ngân hàng nào muốn mạo hiểm. Nhưng tại những doanh nghiệp nhỏ, có thể hạn chế về tài sản thế chấp, thương hiệu chưa mạnh, nhưng có ý tưởng tốt, tính khả thi cao thì chỉ số lòng tin vào hiệu quả của dự án đó sẽ là một trong những yếu tố quyết định”, ông Hải nói.
Như trường hợp của Công ty Cổ phần Thi công cơ giới Chiến Thắng. Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, tình trạng nợ đọng vốn của chủ đầu tư lớn và kéo dài khiến doanh nghiệp này gặp khó khăn trong hoạt động, khả năng thanh toán thấp.
Trước nguy cơ thua lỗ, Công ty Chiến Thắng đưa ra chủ trương chuyển đổi kinh doanh sang khai thác đá; một kế hoạch mang tính bước ngoặt, được lãnh đạo Công ty bàn tính kỹ và tin tưởng ở khả năng thành công. Nhưng nguồn vốn vẫn là mẫu chốt cho cuộc “đổi đời” này.
Một dự án có tính khả thi cao, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng nó thuộc về một doanh nghiệp đang vật lộn với tình trạng nợ đọng, nên khả năng vay vốn trở nên khó khăn. Theo nhân viên ngân hàng thẩm định dự án này, việc cấp vốn cho dự án là một quyết định thận trọng, chủ yếu được thuyết phục từ tính khả thi, triển vọng hiệu quả và niềm tin mà doanh nghiệp này có được.
Với nguồn vốn vay ngân hàng, Công ty Chiến Thắng nhanh chóng đầu tư thiết bị, nhân lực và triển khai dự án. Đến thời điểm này, công ty đã thanh toán hết toàn bộ công nợ trước đây; có lưng vốn từ hệ thống máy móc thiết bị và mỏ đá có diện tích lên tới 11,8 ha, sản lượng khai thác bình quân đạt 20.000 m3/tháng; doanh thu bình quân đạt 2 tỷ đồng/tháng với lợi nhuận thực tế đạt 600 triệu đồng/tháng; lao động bình quân 50 người với thu nhập trung bình 2,5 triệu đồng/tháng.
Với những doanh nghiệp nhỏ, nguồn vốn vay có thể chỉ tính ở đơn vị trăm triệu, nhưng sự tin tưởng và tiếp ứng kịp thời của ngân hàng sẽ mang lại những giá trị lớn hơn nhiều.