Xin hãy cẩn thận
Báo chí đôi lúc tỏ ý chê trách những người đầu tư thiếu kiến thức, chỉ biết mua bán chứng khoán theo phong trào hay tin đồn
Báo chí đôi lúc tỏ ý chê trách những người đầu tư thiếu kiến thức, chỉ biết mua bán chứng khoán theo phong trào hay tin đồn.
Tuy nhiên, trong hàng loạt bài báo phong phú, sinh động về thị trường chứng khoán, cũng có một số bài chuyển tải những thông tin sai lạc mà người đầu tư nhỏ, đã thiếu kiến thức, càng bị “nhiễu” vì kiến thức sai.
Xin đưa ra một số dẫn chứng.
- “Người chơi cần biết chỉ số P/E, tức thị giá một cổ phiếu chia cho lợi nhuận một cổ phiếu. Thí dụ, thị giá cổ phiếu của FPT là 650.000 đồng, mà FPT chia cổ tức 6% năm, tức 6% của mệnh giá gốc 10.000 đồng suy ra lợi nhuận cổ phiếu: 600 đồng. Nếu bỏ tiền mua theo thị giá 650.000 đồng, thì tỷ số P/E là 1.183” (PN 16/3/2007).
P/E đúng là thị giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận nhưng lợi nhuận này là lợi nhuận sau thuế của công ty chia cho tổng số cổ phiếu hiện hành chứ không phải là cổ tức của mỗi cổ phiếu.
Hai cái này khác nhau lắm vì đâu phải lợi nhuận sau thuế của công ty đều đem ra chia cổ tức hết đâu. Ví dụ lợi nhuận của công ty A được 100 đồng, họ để 60 đồng đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh và chỉ chia cổ tức 40 đồng thôi. Lúc đó E trong hệ số P/E tính trên 100 đồng chứ không phải 40 đồng.
- “...Bà ta đặt lệnh mua 14 cổ phiếu đầu tiên, ngày hôm sau cổ phiếu bà mua đã tăng kịch trần, nhẩm tính bà đã có lãi chừng 50 ngàn đồng, như vậy lãi 10 phần trăm 1 ngày” (SGGP 14/3/2007).
Bởi trước đó, tác giả viết “bà ta đến sàn giao dịch nộp tiền, mở tài khoản” nên ắt tác giả đang nói đến việc giao dịch cổ phiếu chính thức tại Tp.HCM. Khổ nỗi quy định ở sàn giao dịch là mua bán theo lô, mỗi lô 10 cổ phiếu, làm sao bà này có thể mua ở mức lẻ 14 cổ phiếu?
Hơn nữa, hiện nay biên độ giao dịch chỉ được trong phạm vi cộng, trừ 5%, làm sao bà này lãi 10% một ngày!
- “...Mua bán ngắn hạn (short sailing - còn gọi là bán khống)... Hình thức này giúp các nhà đầu tư đang sở hữu các cổ phiếu nóng, đang ngóng giá lên một chiều, có thể bán cổ phiếu ở thời điểm đang nóng mà không sợ giảm suất đầu tư của mình khi thị trường trở lại ổn định với giá trị thực” (TT 2-2007).
Phần giải thích một kỹ thuật mua bán chứng khoán nói trên vừa sai ở phần tiếng Anh (short sale chứ không phải là short sailing) vừa sai ở phần chính, đọc xong phải thú thiệt không thể hiểu người viết muốn nói gì. Kỹ thuật này thật ra được ghi rõ trong Luật Chứng khoán: “Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán”.
Một nhà đầu tư tin chắc giá cổ phiếu XYZ sẽ giảm mạnh trong thời gian tới. Làm sao để kiếm lời trong tình huống này. Cách duy nhất là vay chứng khoán này, bán ra khi giá chưa giảm, rồi đợi đến khi giá giảm tận đáy, bỏ ra khoản tiền ít hơn nhiều để mua lại chính cổ phiếu đó và trả lại cho nơi đã cho vay. Chênh lệch giá bán trước và giá mua bây giờ chính là tiền lãi, sau khi trừ chi phí vay chứng khoán và phí giao dịch. Đấy là “bán khống”.
- “Chỉ số P/E là tỉ lệ phần trăm giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phiếu”. (Rất nhiều báo, kể cả trích phát biểu của một số chuyên gia).
P/E là hệ số, tính thành “lần” (ví dụ 30 lần) chứ không phải là tỷ lệ phần trăm.
Tuy nhiên, trong hàng loạt bài báo phong phú, sinh động về thị trường chứng khoán, cũng có một số bài chuyển tải những thông tin sai lạc mà người đầu tư nhỏ, đã thiếu kiến thức, càng bị “nhiễu” vì kiến thức sai.
Xin đưa ra một số dẫn chứng.
- “Người chơi cần biết chỉ số P/E, tức thị giá một cổ phiếu chia cho lợi nhuận một cổ phiếu. Thí dụ, thị giá cổ phiếu của FPT là 650.000 đồng, mà FPT chia cổ tức 6% năm, tức 6% của mệnh giá gốc 10.000 đồng suy ra lợi nhuận cổ phiếu: 600 đồng. Nếu bỏ tiền mua theo thị giá 650.000 đồng, thì tỷ số P/E là 1.183” (PN 16/3/2007).
P/E đúng là thị giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận nhưng lợi nhuận này là lợi nhuận sau thuế của công ty chia cho tổng số cổ phiếu hiện hành chứ không phải là cổ tức của mỗi cổ phiếu.
Hai cái này khác nhau lắm vì đâu phải lợi nhuận sau thuế của công ty đều đem ra chia cổ tức hết đâu. Ví dụ lợi nhuận của công ty A được 100 đồng, họ để 60 đồng đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh và chỉ chia cổ tức 40 đồng thôi. Lúc đó E trong hệ số P/E tính trên 100 đồng chứ không phải 40 đồng.
- “...Bà ta đặt lệnh mua 14 cổ phiếu đầu tiên, ngày hôm sau cổ phiếu bà mua đã tăng kịch trần, nhẩm tính bà đã có lãi chừng 50 ngàn đồng, như vậy lãi 10 phần trăm 1 ngày” (SGGP 14/3/2007).
Bởi trước đó, tác giả viết “bà ta đến sàn giao dịch nộp tiền, mở tài khoản” nên ắt tác giả đang nói đến việc giao dịch cổ phiếu chính thức tại Tp.HCM. Khổ nỗi quy định ở sàn giao dịch là mua bán theo lô, mỗi lô 10 cổ phiếu, làm sao bà này có thể mua ở mức lẻ 14 cổ phiếu?
Hơn nữa, hiện nay biên độ giao dịch chỉ được trong phạm vi cộng, trừ 5%, làm sao bà này lãi 10% một ngày!
- “...Mua bán ngắn hạn (short sailing - còn gọi là bán khống)... Hình thức này giúp các nhà đầu tư đang sở hữu các cổ phiếu nóng, đang ngóng giá lên một chiều, có thể bán cổ phiếu ở thời điểm đang nóng mà không sợ giảm suất đầu tư của mình khi thị trường trở lại ổn định với giá trị thực” (TT 2-2007).
Phần giải thích một kỹ thuật mua bán chứng khoán nói trên vừa sai ở phần tiếng Anh (short sale chứ không phải là short sailing) vừa sai ở phần chính, đọc xong phải thú thiệt không thể hiểu người viết muốn nói gì. Kỹ thuật này thật ra được ghi rõ trong Luật Chứng khoán: “Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán”.
Một nhà đầu tư tin chắc giá cổ phiếu XYZ sẽ giảm mạnh trong thời gian tới. Làm sao để kiếm lời trong tình huống này. Cách duy nhất là vay chứng khoán này, bán ra khi giá chưa giảm, rồi đợi đến khi giá giảm tận đáy, bỏ ra khoản tiền ít hơn nhiều để mua lại chính cổ phiếu đó và trả lại cho nơi đã cho vay. Chênh lệch giá bán trước và giá mua bây giờ chính là tiền lãi, sau khi trừ chi phí vay chứng khoán và phí giao dịch. Đấy là “bán khống”.
- “Chỉ số P/E là tỉ lệ phần trăm giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phiếu”. (Rất nhiều báo, kể cả trích phát biểu của một số chuyên gia).
P/E là hệ số, tính thành “lần” (ví dụ 30 lần) chứ không phải là tỷ lệ phần trăm.