4 thành viên Chính phủ lần đầu tiên trả lời chất vấn
Danh sách các bộ trưởng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội vào cuối tuần sau đã được “chốt”
Danh sách các bộ trưởng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội vào cuối tuần sau đã được “chốt” và gửi đến các vị đại biểu sáng nay (18/11), Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trao đổi với VnEconomy.
Với 220/257 phiếu xin ý kiến nhất trí với dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng là ý kiến đã được thống nhất với Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cùng 4 vị bộ trưởng sẽ đăng đàn trong hai ngày 23 và 24/11.
Phần lớn thời gian của sáng 25 sẽ được dành cho người đứng đầu Chính phủ, ông Phúc cho biết.
Như vậy, sẽ có tới 4 thành viên Chính phủ lần đầu xuất hiện ở vị trí của người trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và Thống đốc Nguyễn Văn Bình.
Vị bộ trưởng quen thuộc còn lại là “tư lệnh” ngành nông nghiệp Cao Đức Phát sẽ đăng đàn ở vị trí thứ hai, sau Bộ trưởng Thăng.
Một số vị đại biểu cũng đề nghị thêm một số vị bộ trưởng trả lời chất vấn trực tiếp, như Bộ trưởng Bộ Công Thương, song “khi Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời chất vấn thì Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng có mặt và tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan”, ông Phúc cho biết.
Theo dự kiến tại tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này, ngoài 5 “nhân vật chính” thì hầu hết các vị bộ trưởng có liên quan đều có mặt để sẵn sàng “chia lửa”.
Các nhóm vấn đề được quyết định cho nội dung chất vấn cũng không nằm ngoài những nội dung được cử tri cả nước quan tâm. Như điều hành quản lý giá, lỗ lãi của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý tổ chức các tín dụng và các nhân viên ngân hàng vi phạm…
Việc chất vấn và trả lời chất vấn sẽ được tiến hành theo nhóm vấn đề để tạo sự chủ động cho việc trả lời và có điều kiện đối thoại sâu, chất vấn có trọng tâm trọng điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết.
Để tăng cường đối thoại, đề nghị được đưa ra với các vị đại biểu là thời gian hỏi tối đa không quá hai phút/ lần.
Tập hợp chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này cho thấy đã có hàng trăm câu hỏi bằng văn bản được gửi đến các thành viên Chính phủ.
Tuy nhiên, sự bất ngờ, hấp dẫn, bản lĩnh cũng như trách nhiệm của cả người chất vấn và trả lời chất vấn sẽ được bộc lộ rõ nhất tại hỏi đáp trực tiếp trên nghị trường. Vì vậy, các phiên chất vấn trực tiếp bao giờ cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của cả đại biểu và cử tri.
Thời gian dành cho nội dung này vẫn chỉ là hai ngày rưỡi như mọi kỳ họp trước, trong khi một số phiên họp khác của Quốc hội lại kết thúc vào lúc hơn 10h, như phiên thảo luận về dự án Luật Giá sáng nay.
Với 220/257 phiếu xin ý kiến nhất trí với dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng là ý kiến đã được thống nhất với Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cùng 4 vị bộ trưởng sẽ đăng đàn trong hai ngày 23 và 24/11.
Phần lớn thời gian của sáng 25 sẽ được dành cho người đứng đầu Chính phủ, ông Phúc cho biết.
Như vậy, sẽ có tới 4 thành viên Chính phủ lần đầu xuất hiện ở vị trí của người trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và Thống đốc Nguyễn Văn Bình.
Vị bộ trưởng quen thuộc còn lại là “tư lệnh” ngành nông nghiệp Cao Đức Phát sẽ đăng đàn ở vị trí thứ hai, sau Bộ trưởng Thăng.
Một số vị đại biểu cũng đề nghị thêm một số vị bộ trưởng trả lời chất vấn trực tiếp, như Bộ trưởng Bộ Công Thương, song “khi Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời chất vấn thì Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng có mặt và tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan”, ông Phúc cho biết.
Theo dự kiến tại tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này, ngoài 5 “nhân vật chính” thì hầu hết các vị bộ trưởng có liên quan đều có mặt để sẵn sàng “chia lửa”.
Các nhóm vấn đề được quyết định cho nội dung chất vấn cũng không nằm ngoài những nội dung được cử tri cả nước quan tâm. Như điều hành quản lý giá, lỗ lãi của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý tổ chức các tín dụng và các nhân viên ngân hàng vi phạm…
Việc chất vấn và trả lời chất vấn sẽ được tiến hành theo nhóm vấn đề để tạo sự chủ động cho việc trả lời và có điều kiện đối thoại sâu, chất vấn có trọng tâm trọng điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết.
Để tăng cường đối thoại, đề nghị được đưa ra với các vị đại biểu là thời gian hỏi tối đa không quá hai phút/ lần.
Tập hợp chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này cho thấy đã có hàng trăm câu hỏi bằng văn bản được gửi đến các thành viên Chính phủ.
Tuy nhiên, sự bất ngờ, hấp dẫn, bản lĩnh cũng như trách nhiệm của cả người chất vấn và trả lời chất vấn sẽ được bộc lộ rõ nhất tại hỏi đáp trực tiếp trên nghị trường. Vì vậy, các phiên chất vấn trực tiếp bao giờ cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của cả đại biểu và cử tri.
Thời gian dành cho nội dung này vẫn chỉ là hai ngày rưỡi như mọi kỳ họp trước, trong khi một số phiên họp khác của Quốc hội lại kết thúc vào lúc hơn 10h, như phiên thảo luận về dự án Luật Giá sáng nay.