8% dân số vô sinh, có cho mang thai hộ?
Quy định về mang thai hộ tại dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) vẫn đang tiếp tục được tranh luận
Đã qua nhiều lần bản thảo, quy định về mang thai hộ tại dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) vẫn đang tiếp tục được tranh luận.
Phát biểu tại hội trường chiều 27/5, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) bày tỏ sự tán thành với loại ý kiến cần bổ sung quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, bởi vô sinh đã khá phổ biến.
“Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện phụ sản thì tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam đáng báo động là ở mức 8% dân số. Tuy nhiên theo tôi luật cần quy định chặt chẽ để tránh việc lợi dung thương mại hóa vấn đề này, bảo đảm quyền lợi của các bên, quyền của trẻ em và sức khỏe của người mang thai hộ”, ông Tuyết phát biểu.
Khá nhiều ý kiến khác cũng đồng tình với quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Dẫn số liệu thống kê có khoảng trên 700 ngàn cặp vợ, chồng không có điều kiện sinh con và mong muốn được làm cha và làm mẹ, đại biểu Khúc Thị Duyền (Thái Bình) cho rằng ai mong muốn làm cha, làm mẹ cũng đều chính đáng. Vì vậy, nhất trí việc đưa vấn đề mang thai hộ vào trong luật vì mục đích nhân đạo.
Tuy nhiên vẫn còn không ít vị băn khoăn. Theo đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hoá) thì về bản chất mang thai hộ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhưng thực tế hậu quả cũng khôn lường. Do việc này vẫn ẩn chứa tính chất thương mại gây xung đột, làm tổn thương đến người mẹ và trẻ em mà pháp luật khó có cơ sở để xử lý.
Trong điều kiện hiện nay, nếu chưa đủ các điều kiện cụ thể thì chưa nên quy định vấn đề này, đại biểu Xuân đề nghị.
Cho rằng cần cân nhắc kỹ có nên đưa vào dự thảo luật lần này hay cần phải tạm thời gác lại, đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông) nói, theo cảm nhận của bà cũng như qua thăm dò dư luận thì có rất ít ý kiến cho rằng việc mang thai hộ cho dù với mục đích nhân đạo là cần thiết. Một số ý kiến cho rằng đó là việc rất rất tốn kém chi phí nếu thực hiện được thì chỉ dành cho người giàu có trong xã hội.
Nêu khá nhiều tình huống khó xử phát sinh từ việc mang thai hộ, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề nghị tách riêng nội dung này thành một luật riêng là Luật Mang thai hộ để nghiên cứu kỹ hơn, đảm bảo tính thực tiễn của luật và lợi ích của các bên tham gia.
Do còn có nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ gửi phiếu xin ý kiến của các vị đại biểu về vấn đề này trước khi đưa vào dự thảo luật để trình Quốc hội biểu quyết.
Liên quan đến các vấn đề khác tại dự thảo luật, một số vị đại biểu tỏ rõ chính kiến giữ nguyên độ tuổi kết hôn như hiện nay và không đưa chế định ly thân vào dự thảo luật.
Dự án Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này.
Phát biểu tại hội trường chiều 27/5, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) bày tỏ sự tán thành với loại ý kiến cần bổ sung quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, bởi vô sinh đã khá phổ biến.
“Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện phụ sản thì tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam đáng báo động là ở mức 8% dân số. Tuy nhiên theo tôi luật cần quy định chặt chẽ để tránh việc lợi dung thương mại hóa vấn đề này, bảo đảm quyền lợi của các bên, quyền của trẻ em và sức khỏe của người mang thai hộ”, ông Tuyết phát biểu.
Khá nhiều ý kiến khác cũng đồng tình với quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Dẫn số liệu thống kê có khoảng trên 700 ngàn cặp vợ, chồng không có điều kiện sinh con và mong muốn được làm cha và làm mẹ, đại biểu Khúc Thị Duyền (Thái Bình) cho rằng ai mong muốn làm cha, làm mẹ cũng đều chính đáng. Vì vậy, nhất trí việc đưa vấn đề mang thai hộ vào trong luật vì mục đích nhân đạo.
Tuy nhiên vẫn còn không ít vị băn khoăn. Theo đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hoá) thì về bản chất mang thai hộ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhưng thực tế hậu quả cũng khôn lường. Do việc này vẫn ẩn chứa tính chất thương mại gây xung đột, làm tổn thương đến người mẹ và trẻ em mà pháp luật khó có cơ sở để xử lý.
Trong điều kiện hiện nay, nếu chưa đủ các điều kiện cụ thể thì chưa nên quy định vấn đề này, đại biểu Xuân đề nghị.
Cho rằng cần cân nhắc kỹ có nên đưa vào dự thảo luật lần này hay cần phải tạm thời gác lại, đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông) nói, theo cảm nhận của bà cũng như qua thăm dò dư luận thì có rất ít ý kiến cho rằng việc mang thai hộ cho dù với mục đích nhân đạo là cần thiết. Một số ý kiến cho rằng đó là việc rất rất tốn kém chi phí nếu thực hiện được thì chỉ dành cho người giàu có trong xã hội.
Nêu khá nhiều tình huống khó xử phát sinh từ việc mang thai hộ, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề nghị tách riêng nội dung này thành một luật riêng là Luật Mang thai hộ để nghiên cứu kỹ hơn, đảm bảo tính thực tiễn của luật và lợi ích của các bên tham gia.
Do còn có nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ gửi phiếu xin ý kiến của các vị đại biểu về vấn đề này trước khi đưa vào dự thảo luật để trình Quốc hội biểu quyết.
Liên quan đến các vấn đề khác tại dự thảo luật, một số vị đại biểu tỏ rõ chính kiến giữ nguyên độ tuổi kết hôn như hiện nay và không đưa chế định ly thân vào dự thảo luật.
Dự án Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này.